chợ, các dịch vụ buôn bán nhỏ hiện nay đều thanh toán bằng tiền mặt. Hơn nữa, việc các đối tượng tàng trữ tiền giả ở những nơi khó phát hiện sau đó đem lưu thơng bằng cách thực hiện các giao dịch nhỏ mà không thông qua hệ thống ngân hàng làm cho việc phát hiện ra tiền giả càng trở nên khó khăn, người dân phát hiện tiền giả chỉ thơng qua mắt thường, ít khi được hỗ trợ bởi các phương tiện kỹ thuật chuyên dụng. Đây cũng là một trong những tình huống dẫn đến việc tồn tại và gia tăng của tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM trong thời gian qua. Nếu các giao dịch thanh tốn đều thơng qua ngân hàng như giao dịch bằng séc, thẻ… trở nên phổ biến thì sẽ loại bỏ được một điều kiện lớn mà các đối tượng tàng trữ, lưu hành tiền giả tận dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ ba là những tình huống, hồn cảnh phạm tội phát sinh do những hạn chế trong công tác phòng ngừa, đấu tranh của các lực lượng chức năng đối với tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM. Cụ thể như sau:
- Những hạn chế trong các khâu khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, đặc biệt là khâu điều tra. Khi phát hiện ra tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả (hầu hết là do bắt quả tang đối tượng đang lưu hành), các cơ quan tiến hành xử lý đối tượng, tuy nhiên việc thu hồi lượng tiền giả đã bị đưa ra lưu hành là điều hầu như không thể thực hiện được. Như vậy, có thể thấy, lượng tiền giả cịn trơi nổi trên thị trường TPHCM và lượng tội phạm ẩn của loại tội phạm này là rất lớn. Lượng tiền giả cịn trơi nổi trên thị trường chứng tỏ có những hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả đang hiện hữu mà các cơ quan chức năng không phát hiện hoặc chưa phát hiện ra.
- Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng Công an thành phố và Công an các quận, huyện trên địa bàn TPHCM như việc áp dụng và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động của lực lượng Công an như: Biện pháp quần chúng, hành chính, trinh sát, điều tra... cịn nhiều hạn chế, nhất là chế độ thông tin báo cáo chưa kịp thời, công tác phối hợp đấu tranh chưa chặt chẽ... đã phần nào ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ huy và tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về tiền giả trên địa bàn TPHCM.
- Mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng Công an với các ngành chức năng như Ngân hàng, Kho bạc, Hải quan, Bộ đội biên phịng, Kiểm sát, Tồ án... trên địa bàn TPHCM còn nhiều hạn chế, bất cập... Một số Ngân hàng, Kho bạc tại các quận, huyện khi phát hiện tiền giả cịn lúng túng chưa có hướng xử lý, chỉ dừng ở mức thu giữ mà không thông báo kịp thời cho cơ quan Công an gần nhất
để điều tra truy tìm, làm rõ tổ chức tội phạm, làm rõ đối tượng chủ mưu, cầm
đầu27... Theo báo cáo tổng kết về công tác đấu tranh chống tội phạm về tiền giả
2001- 2010 thì lượng tiền giả thu được qua hệ thống ngân hàng tại TPHCM cũng như các tỉnh miền Đông Nam bộ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng lượng tiền giả thu được. Một trong những lý do đó là do các cán bộ ngân hàng khi phát hiện ra tiền giả cho rằng số lượng quá ít nên tự ý tiêu hủy mà không báo cáo với cơ quan Công an để tiến hành điều tra.
Thứ tư là những tình huống, hồn cảnh phạm tội phát sinh do hạn chế của các quy định pháp luật. Hiện nay, một số văn bản pháp luật liên quan trực tiếp
đến cơng tác phịng, chống tội phạm về tiền giả chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Chính phủ có Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 “Về việc bảo vệ tiền Việt Nam” nhưng cho đến nay vẫn chưa có thơng tư hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan bảo vệ pháp luật (trong đó có lực lượng Cơng an) cịn lúng túng khi vận dụng vào thực tiễn phòng, chống tội phạm về tiền giả. Bên cạnh đó, do tội phạm làm tiền giả chủ yếu ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, đầu mối cung cấp tiền giả thường là người nước ngoài nên việc triển khai các biện pháp để phát hiện, làm rõ và xử lý các đối tượng làm tiền Việt Nam đồng giả bên ngồi lãnh thổ Việt Nam sau đó chuyển về TPHCM lưu hành là cực kỳ khó khăn. Chỉ tính riêng việc áp dụng pháp luật đối với tội phạm làm tiền giả ở nước ngồi, Cơng an TPHCM và các quận, huyện cũng chưa được hướng dẫn cụ thể, điển hình là: Theo quy định của khoản 2 Điều 6 Bộ luật Hình sự: “Người nước ngồi phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước Cộng hồ XHCN Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia”. Liên quan vấn đề này, Điều 340 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Trong trường hợp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng khơng trái pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế”; Về hoạt động tương trợ tư pháp, theo Điều 341 Bộ luật Tố tụng hình sự: “Khi thực hiện tương trợ tư pháp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hoà XHCN Việt
27
Nam áp dụng những quy định của Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và quy định của Bộ luật này”; Theo hướng dẫn liên ngành về điều tra các vụ án tiền giả cũng nêu: “Đối với vụ án có bị can, bị cáo là người nước ngồi hoặc có sự móc nối với người nước ngồi, thì cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương phải báo cáo các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương để có sự hướng dẫn áp dụng pháp luật cho thống nhất”. Tuy nhiên hiện các cơ quan chức năng chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc áp dụng pháp luật đối với các trường hợp tàng trữ, lưu hành tiền giả có liên quan đến nước ngồi cũng như thông tin báo cáo trong trường hợp này còn rất nhiều bất cập. Nhiều vụ án xảy ra ở địa bàn các quận, huyện nhưng các lực lượng chức năng xử lý còn chậm, các đối tượng lợi dụng tình hình này để tiêu hủy, tẩu táng chứng cứ gây khó khăn cho các lực lượng điều tra, xử lý. Do vậy, việc thiếu một thông tư hướng dẫn thống nhất chung trong cả nước về việc áp dụng pháp luật đối với các hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả có yếu tố nước ngồi cũng là một trong những tình huống cụ thể của loại tội phạm này. Tình huống này góp phần làm cho tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM diễn biến ngày một phức tạp.
2.4 Thực tiễn tiến hành các biện pháp phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua
2.4.1 Các biện pháp trong công tác phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả
2.4.1.1 Các biện pháp phòng ngừa của Ngân hàng Nhà nước
Theo số liệu thống kê của phịng ANĐT Cơng an TPHCM và Cục an ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư Bộ Công an trong thời gian qua (2007-2012) đã phát hiện và tiến hành khởi tố 69 vụ án với 149 bị can vì hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả trên khắp các quận huyện của Thành phố. Tuy nhiên, như đã phân tích, tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả với những đặc trưng của nó thì lượng tội phạm ẩn của loại tội phạm này là khơng nhỏ, vẫn cịn một lượng tiền giả rất lớn đã và đang được tàng trữ và lưu hành trên địa bàn TPHCM. Từ thực tế đó, với chức năng nhiệm vụ của mình, NHNN Việt Nam chi nhánh TPHCM đã tiến hành những hoạt động nhằm phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn, cụ thể là:
Trong thời gian quan, NHNN chi nhánh TPHCM đã không ngừng tăng cường phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn đã áp dụng nhiều hình thức khác nhau để tuyên truyền nhằm bảo vệ tiền Việt Nam, phòng ngừa việc tiền giả được đem ra lưu thông trên thị trường TPHCM và các tỉnh lân cận.
Thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam về triển khai các biện pháp chống tiền giả, TPHCM là một trong những nơi được chọn phát hành điểm tài liệu tuyên truyền “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” trong năm 2010 của cả nước. Thơng qua đó, NHNN Việt Nam sẽ có đánh giá, rút kinh nghiệm và tiến hành triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước. Vì vậy, chi nhánh NHNN Việt Nam tại TPHCM đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ theo đúng tinh thần chỉ đạo của NHNN Việt Nam. Đến giữa tháng 8/2010, NHNN Việt Nam chi nhánh tại TPHCM đã cấp phát được gần 40.000 cuốn tài liệu “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” và gần 2500 tờ áp phích tới 322 xã,
phường, các cơ quan, đơn vị ở tất cả 24 quận, huyện của thành phố28. Biện pháp
tuyên truyền phổ biến nhất được thực hiện là phát tài liệu “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” nhằm giới thiệu các đặc điểm bảo an của đồng tiền polymer và hướng dẫn người sử dụng tiền cách kiểm tra, nhận biết tiền thật, tiền giả. Đồng thời, NHNN chi nhánh TPHCM còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh TPHCM tổ chức tuyên truyền tới từng hộ dân thông qua tổ vay vốn về cách kiểm tra, nhận biết tiền thật, tiền giả. Các áp phích lớn về cách nhận biết tiền thật, giả được niêm yết công khai tại các trụ sở ngân hàng, kho bạc, trụ sở ủy ban nhân dân các cấp, các siêu thị và trung tâm thương mại, khu đông dân cư, bến xe, các khu chợ có tác động trực quan giúp người dân hiểu và có biện pháp tự bảo vệ.
Ngoài ra, NHNN chi nhánh TPHCM cũng kiến nghị với Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an TPHCM thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, kết hợp việc tuyên truyền và nâng cao ý thức cảnh giác đối với tội phạm tiền giả trong tun truyền phịng chống tội phạm nói chung đến người dân.
Nhìn chung từ năm 2007 đến năm 2012 đặc biệt là giai đoạn 2010-2012, việc tuyên truyền về cách phòng chống tiền giả đến từng khu vực dân cư trên địa bàn TPHCM đã có những hiệu quả nhất định, người dân đã có ý thức cảnh giác hơn trong việc phát hiện tiền giả và tội phạm về tiền giả.