Văn Tạo (2009), “Thanh tốn khơng dùng tiền mặt Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 53)

tiếp, một số đối tượng cịn th một số đối tượng có nhận thức kém, khó khăn về kinh tế, muốn có tiền đảm bảo cuộc sống một cách nhanh chóng thực hiện hành vi tàng trữ cũng như lưu hành tiền giả. Như vụ vợ chồng Nguyễn Văn Tám sau khi đã mua lại tiền giả từ các đối tượng trên biên giới, đã thuê nhiều đối tượng ở các địa phương khác nhau, trong đó có nhiều con nghiện, dùng xe mơtơ tiêu thụ từng tờ tiền giả một, khi tiêu thụ xong sẽ liên lạc qua điện thoại để đem tiền thật, hàng hóa mua được từ tiền giả giao lại cho Tám và nhận 01 tờ tiền giả khác tiêu

thụ tiếp22. Thủ đoạn này đã gây khó khăn rất nhiều cho cơ quan chức năng phát

hiện và ngăn chặn. Trong vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả lớn nhất tại TPHCM năm 2011, TAND TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Vũ Văn Nghiêm (33 tuổi, Hà Nội) mức án tù chung thân và Nguyễn Thị Sinh (vợ của Nghiêm, 28 tuổi, Quảng Ninh) mức án 10 năm tù cùng về tội “lưu hành tiền giả”. Cùng hầu tòa, bị cáo Nguyễn Văn Khuyến (tự Bốn Hít, 28 tuổi, Hà Nội) và Hồng Thị Hà (27 tuổi, TPHCM) lãnh án tù chung thân, bị cáo Nguyễn Đăng Thảo (42 tuổi, TPHCM) 18 năm tù, chín bị cáo cịn lại lãnh án từ 1 năm 1 tháng 1 ngày tù đến 6 năm tù về một trong hai tội “lưu hành tiền giả” và “tàng trữ, lưu hành tiền giả”. Riêng bị cáo Phan Văn Dũng (36 tuổi, TPHCM) lãnh án 5 năm tù về hai tội “lưu hành tiền giả” và “tàng trữ trái phép chất ma túy”. Tất cả các đối tượng nêu trên đều có trình độ văn hóa thấp (9/12 hoặc thấp hơn. Đặc biệt các “chân rết” tiêu thụ tiền giả hầu như chưa tốt nghiệp tiểu học, cá biệt có 02 đối tượng mù chữ. Vì thế các đối tượng khơng ý thức được tính chất nguy hiểm của hành vi của mình cũng như khơng hiểu rõ quy định của pháp luật về tội phạm lưu hành tiền giả nên tiến hành hoạt động phạm tội.

Bên cạnh đó, thói quen thiếu cảnh giác do tâm lý chủ quan của một bộ phận lớn những người buôn bán ở TPHCM cũng là điều kiện để bọn tội phạm lợi dụng để lưu hành tiền giả. Đa số người bán chỉ nhận tiền, thối tiền, trao hàng mà không kiểm tra đặc biệt là loại tiền mệnh giá không cao như 50.000 đồng hay 100.000 đồng. Phương thức thanh tốn tiền mặt – hàng hóa – tiền mặt từ lâu đã trở thành “truyền thống” và trở thành thói quen cố hữu trong hầu hết người dân Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Bên cạnh đó, đối với những hộ bn bán nhỏ lẻ, việc kiểm tra xem tiền mình nhận được là thật hay giả cũng ít khi được thực hiện, việc một người bn bán nhỏ (ví dụ ở các cửa hàng tạp hóa hay

22

các sạp hàng ở chợ) trang bị một máy soi phát hiện tiền giả là điều hầu như khơng được thực hiện. Chính điều này mà các đối tượng dễ dàng lợi dụng để tiêu thụ tiền giả và thu về tiền thật. Thực tế cho thấy, trong tất cả 69 vụ án xảy ra trên địa bàn TPHCM từ 2007 đến 2012, khơng có vụ án nào các đối tượng bị phát hiện khi giao dịch ở các ngân hàng hay các cơ sở kinh doanh lớn. Ngay cả khi các đối tượng có trong tay một số lượng tiền giả lớn như vụ Vụ án Nguyễn Văn Hòa và đồng bọn, chúng đã tàng trữ 1,9 tỉ đồng tiền Việt Nam giả, nhưng chúng vẫn chia nhỏ và lưu hành bằng các giao dịch mua bán nhỏ và đã đưa ra lưu hành hơn 1,5 tỉ đồng tiền giả.

Đặc biệt tại TPHCM những năm gần đây, có những trường hợp người phạm tội lưu hành tiền Việt Nam giả mà khơng biết là mình đã phạm tội. Nhiều nơi tại TPHCM đã xuất hiện một loại sản phẩm trò chơi hoặc quà lưu niệm là tiền đồng Việt Nam. Chỉ cần hai nghìn đồng đã có thể mua được tất cả các tờ tiền mệnh giá từ nhỏ đến lớn. Những người làm các tờ tiền này đã dùng máy ảnh (máy scan) sao chụp những tờ tiền thật do NHNN phát hành để in lại bán cho khách hàng. Những người bán mặt hàng này chỉ cho biết do một số người mang tới “đổ”, vì thấy hay hay nên “nhập” để bán. Có thể thấy rất nhiều mặt hàng này tại một số chợ Bình Tây (quận 5), chợ Xóm Củi (quận 8), chợ Thiếc (quận 11)… tràn ngập tiền giấy Việt Nam mệnh giá từ 500 đồng cho đến 500.000 đồng, được nhân bản bày bán công khai. Dọc tuyến đường Trần Bình và Phạm Văn Khỏe giáp chợ Bình Tây, hầu hết các cửa hàng đồ chơi cũng đều bán những loại tiền này. Trừ chi phí in ấn, ngun liệu giấy mực, cơng vận chuyển nữa thì lợi nhuận mang lại cho các đối tượng làm ra loại tiền giả này cũng khá cao. Hầu hết những tiểu thương ở đây không biết việc bán tiền này là vi phạm pháp luật. Với họ, chúng cũng giống như những món đồ chơi khác, bán để kiếm lời. Khoản 3, Điều 3, Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc bảo vệ tiền Việt Nam” (ban hành ngày 30/6/2003) quy định những hành vi bị nghiêm cấm gồm: Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào khơng có sự chấp thuận trước bằng văn bản của NHNN. Dù biện minh thế nào thì những người làm ra và người bán các loại tiền này cũng đã vi phạm pháp luật về “in ấn, bn bán, lưu hành” tiền giả. Cịn khách hàng thấy “hay hay” nên mua cho con em chơi hoặc làm quà lưu niệm đã vơ tình vi phạm “tàng trữ” tiền giả. Do đó, việc giáo dục nhận thức về pháp luật quy định về tiền giả nói chung và trong trường hợp này nói riêng là hết sức cần thiết.

- Nguyên nhân và điều kiện tổ chức, quản lý xã hội

Nhóm nguyên nhân và điều kiện về tổ chức, quản lý xã hội là nhóm nguyên nhân và điều kiện phát sinh từ những bất hợp lý, những sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý con người.

Đặc điểm của các vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả là loại án truy xét, có vật chứng và phổ biến phát hiện ở khâu lưu hành. Trong khi đó, tàng trữ, lưu hành tiền giả là loại án thường liên quan tới nhiều tỉnh thành trong cả nước và có liên quan đến nước ngoài. Qua khảo sát sơ bộ các vụ án làm tiền giả, chưa phát hiện vụ án nào làm tiền polymer giả ở trong nước. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở rộng giao lưu kinh tế với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng là điều tất yếu nên đã có nhiều cửa khẩu quốc tế mới được thông thương, các khu kinh tế mở giáp biên giới, chợ đường biên; khách du lịch tham quan, mua bán, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về thăm thân nhân cũng lợi dụng đem tiền giả về Việt Nam tiêu thụ. Hầu hết các đối tượng tàng trữ, lưu hành tiền giả đều khai nhận nguồn gốc tiền Việt Nam giả, chủ yếu là tiền polymer được đưa từ Trung Quốc, Đài Loan xâm nhập vào Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là cửa khẩu Lạng Sơn, sau đó bằng nhiều thủ đoạn khác nhau bọn tội phạm tìm cách đưa về các trung tâm kinh tế lớn, trong đó có TPHCM để tiêu thụ. Tuy nhiên, đa phần các vụ án chỉ làm rõ được mảng trong nước, cịn mảng ở nước ngồi chưa tiến hành được. Để tránh sự phát hiện của Công an Việt Nam, các đối tượng làm tiền giả có nhiều thủ đoạn đối phó rất tinh vi và thường khơng trực tiếp thực hiện tội phạm. Chúng mua bán, giao nhận tiền giả theo phương thức một người với một người, chủ yếu sử dụng điện thoại di động để liên lạc, hạn chế gặp mặt nên không biết nhau. Những đặc điểm này càng gây khó khăn cho cơng tác truy bắt đối tượng làm tiền giả, nhất là khi chúng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Thêm vào đó, việc kiểm sốt của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu chưa thật chặt chẽ nên tiền giả đưa về Việt Nam vẫn có chiều hướng gia tăng. Những hạn chế trong các khâu quản lý nhập cảnh từ các cửa khẩu và quản lý nhân hộ khẩu của các xã, phường tại các quận, huyện trên địa bàn TPHCM cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả tại TPHCM trở nên phức tạp và khó có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Thực tế điều tra vụ án cho thấy, việc các đối tượng đưa tiền từ các cửa khẩu về TPHCM khá dễ dàng, các lực lượng kiểm soát chỉ phát hiện khi truy xét đối tượng bị bắt quả tang đang lưu

hành tiền giả, còn khi chúng vận chuyển vào TPHCM, bán cho những đối tượng khác thì các cơ quan chức năng khơng phát hiện được. Việc kiểm sốt nhân khẩu, khai báo tạm trú, quản lý việc tạm trú, tạm vắng của cảnh sát khu vực trên địa bàn TPHCM chưa chặt chẽ, cịn để sót nhiều đối tượng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả diễn ra trong thời gian qua.

Việc kiểm soát các cơ sở in ấn, photocopy còn lỏng lẻo cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện để một số đối tượng tận dụng để tiến hành làm và sau đó đưa tiền giả ra lưu thông. Trong thời gian qua, cơ quan ANĐT chỉ khám phá 01 vụ án liên quan đến vấn đề này nhưng vẫn đặt ra một số vấn đề cho cơng tác phịng ngừa tội phạm vì có thể cịn nhiều đối tượng khác chưa bị phát hiện. Cụ thể như sau: Khoảng 19 giờ 15 phút ngày 16/6, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Đội An ninh nhân dân (thuộc Cơng an huyện Bình Chánh) nhận được tin mật báo của quần chúng, có một đối tượng ngang nhiên tiêu thụ tiền giả ở địa phương này. Cùng ngày, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, bắt giữ đối với Lê Minh Tuấn khi đối tượng này đang tiêu thụ tiền giả mệnh giá 5.000 đồng tại khu dân cư mở rộng thuộc ấp 2, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Tại thời điểm bắt giữ Tuấn, cơ quan Công an đã khám xét, thu giữ trong người đối tượng này hơn 1,8 triệu đồng tiền giả mệnh giá 5.000 đồng/tờ. Từ lời khai của Tuấn, Cơng an huyện Bình Chánh đã tiếp tục truy xét, bắt giữ đối tượng Nguyễn Hữu Phúc là đối tượng trực tiếp sản xuất tiền giả để giao cho Tuấn. Khám xét nhà riêng của Phúc, lực lượng chức năng đã thu được công cụ sản xuất tiền giả như: 1 máy in hiệu HP, 1 máy cắt tay, 1 máy in màu hiệu Epson, 01 dàn máy vi tính, 1 USB màu xanh, 1 xấp giấy A4, 1 bịch trà khô…Tại cơ quan điều tra, Phúc thừa nhận hành vi phạm tội. Đối tượng này khai nhận đã sản xuất ra tiền giả mệnh giá 5.000 đồng với số lượng lớn. Đồng thời cho biết, Phúc và Tuấn là bạn thân với nhau từ nhỏ. Khoảng đầu tháng 4/2010 Phúc gặp Tuấn và bàn với nhau sản xuất tiền giả trên và nếu Tuấn tiêu thụ được sẽ chia theo tỷ lệ cứ 5.000 đồng tiền giả được sử dụng Phúc sẽ đưa cho Tuấn 2.000 đồng tiền thật. Trong khi đó, đối tượng Tuấn cũng thừa nhận đã 3 lần nhận tiền giả từ Phúc để mang đi tiêu thụ tại nhiều địa điểm khác nhau, trong đó có địa bàn huyện Bình Chánh là chủ yếu. Trước khi bị bắt, Phúc đã sản xuất tiền giả được gần 2 tháng. Lúc đó, Phúc dùng những công cụ đơn giản như: máy ảnh hoặc ĐTDĐ để chụp lại 2 mặt của tờ tiền thật mệnh giá 5.000 ngàn đồng. Làm xong giai đoạn này

Phúc giao lại cho Tuấn, sau đó đối tượng này đưa lên máy tính, dùng phần mềm photoshop để chỉnh sửa, rồi thêm vào một tờ giấy A4, rồi dùng máy in màu và máy photocopy màu cho ra tờ tiền giống tiền thật. Cứ mỗi tờ giấy A4, Phúc sản xuất được khoảng 6 tờ tiền giả. Phúc cịn có “chiêu” pha trà uống thật đậm đặc, trộn với keo dán tập học sinh. Rồi sau đó quét lền mặt tờ tiền giả được in ra. Tại cơ quan điều tra Phúc khai báo chỉ sản xuất tiền giấy mệnh giá 5.000 đồng, riêng các loại tiền mệnh giá cao hơn hoặc tiền polymer thì đành “bó tay”23. Qua đó, các biện pháp phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả cũng cần chú ý đến quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở in ấn, cơ sở photocopy. Điều này cịn có ý nghĩa trong việc phịng ngừa nhiều loại tội phạm khác.

2.3.2 Nguyên nhân và điều kiện cụ thể

2.3.2.1 Nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội

Đây được coi là nhóm nguyên nhân và điều kiện giữ vai trò quyết định đối với việc làm phát sinh một tội phạm cụ thể. Khơng có những ngun nhân, điều kiện từ phía người phạm tội thì khơng thể có hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế, bởi hành vi phạm tội ln là hành vi của cá nhân có ý thức kiểm sốt và ý chí thúc đẩy. Nhóm ngun nhân và điều kiện này hiện diện ở mọi tội phạm cụ thể với những đặc trưng riêng biệt gắn với các đặc điểm cá nhân thuộc về người phạm tội. Khi nghiên cứu về nhóm nguyên nhân và điều kiện này, tội phạm học tập trung làm rõ vai trò của các đặc điểm sinh học, xã hội, đặc điểm tâm lý phản ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội.

Từ phía người phạm tội, nguyên nhân chủ yếu của tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả là hồn cảnh kinh tế khó khăn. Hầu hết các đối tượng có nghề nghiệp phổ thơng và một số khơng có nghề nghiệp. Ngồi ra, hoàn cảnh sống tiêu cực cũng làm hình thành những sai lệch trong nhân cách của các đối tượng, dễ dàng dẫn đến hành động phạm tội.

Có thể thấy rõ điều này khi khảo sát về nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế của 149 bị can tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM từ năm 2007 đến năm 2012. Có thể kể đến vụ Nguyễn Quang Trung và Tô Xuân Niệm, cả hai đều khơng có nghề nghiệp và chỗ ở ổn định. Hai đối tượng trên đã mua từ một người đàn ông không rõ lai lịch ở Lạng Sơn 10.000.000 đồng tiền Việt Nam giả với giá 3.000.000 đồng đem về TPHCM tiêu thụ và đã đem ra lưu hành 6.500.000 đồng

tiền giả thì bị bắt. Hay trong vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả với số lượng lớn của Vũ Văn Nghiêm (Vũ Xuân Nghiêm) và đồng bọn với số lượng tiền giả mua được từ Trung Quốc lên đến 600.000.000 đồng. Có tất cả 14 bị can bị khởi tố thì có 06 bị can là khơng có nghề nghiệp gồm: Vũ Văn Nghiêm, Nguyễn Thị Sinh, Nguyễn Đăng Thảo, Trần Bá Quyển, Lê Văn Hưng, Lưu Đình Hùng; ngồi ra có 02 đối tượng làm ruộng, 01 đối tượng bán vé số, 03 làm nghề bn bán, 02 làm

nghề bán bánh mì24. Có thể thấy từ hồn cảnh sống khó khăn, các đối tượng ln

mong muốn làm giàu một cách nhanh chóng mà khơng qua lao động chân chính, hợp pháp do đó đã thực hiện hành vi phạm tội.

Một trong những nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội là trình độ học vấn của các đối tượng còn thấp nên mức độ hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, ý thức pháp luật và đạo đức chưa cao. Qua khảo sát 149 bị can trong các vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM từ năm 2007 đến 2012 thì có hơn 80% các đối tượng có trình độ văn hóa dưới 9/12, nhiều trong số đó chưa tốt

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)