Trong việc phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả, VKSND TPHCM có vai trị khá quan trọng vì chức năng của Viện kiểm sát thể hiện chủ yếu ở việc kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; cùng với các cơ quan hữu quan khác làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phát hiện nhanh chóng, chính xác các tội phạm nói chung và tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả nói riêng trên toàn Thành phố. Cụ thể như sau:
+ Giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, lực lượng có chức năng phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả của TPHCM.
+ Thực hành quyền công tố, đảm bảo nguyên tắc truy tố đúng người, đúng tội các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM. Các lý lẽ chặt chẽ, xác đáng của Viện kiểm sát trong bản cáo trạng đối với các bị can trong vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả có ý nghĩa giáo dục cao đối với quần chúng nhân dân, đặc biệt trong các vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả được xét xử lưu động, công khai với đông đảo quần chúng nhân dân.
+ Tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng là một hướng phòng ngừa hiệu quả của Viện kiểm sát.
- Tòa án nhân dân TPHCM
Trong hoạt động xét xử, bằng việc làm sáng tỏ bản chất thực sự của vụ án (nguyên nhân, điều kiện gây án), mức độ sai phạm của kẻ phạm tội, mức độ tham gia của những người khác có liên quan, mức độ và hình phạt đối với từng bị cáo cụ thể trong vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn, Tịa án cũng có vai trị tích cực trong cơng tác phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM.
Trong hoạt động xét xử, cùng với việc ra bản án, Tòa án ra quyết định yêu cầu các cơ quan hữu quan của TPHCM và các quận, huyện để họ có những biện pháp hữu hiệu để phịng ngừa.
Tịa án cũng là nơi nắm khá chính xác về thực trạng của tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn nói riêng, vì thế những kết luận, kiến nghị đối với chương trình, kế hoạch phịng ngừa tình hình tội phạm của chính quyền TPHCM cũng hết sức quan trọng và cần thiết.
Ngoài ra, các hoạt động xét xử công khai, lưu động của Tòa án TPHCM cũng là hoạt động phịng ngừa tích cực tình hình tàng trữ, lưu hành tiền giả ở địa
bàn. Hội thẩm nhân dân trong quá trình tham gia xét xử cũng góp phần quan trọng vào hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm trên của tịa án. Thơng qua cơng tác xét xử, các Hội thẩm nhân dân góp phần vào việc tác động các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, khắc phục những nguyên nhân, điều kiện phạm tội tại cơ sở, đồng thời có thể tham gia tích cực vào các chương trình phịng chống tội phạm về tiền giả trên địa bàn nói chung.
1.2.2.3 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
NHNN Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tại Việt Nam.
Đây là cơ quan duy nhất đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các Ngân hàng thương mại Nhà nước…
Trong hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả nói chung, NHNN có vai trị đặc biệt quan trọng. Vì là cơ quan duy nhất tiến hành in ấn, phát hành tiền nên NHNN có vai trị hết sức quan trọng trong phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền mà trước hết là việc nâng cao tính bảo an của đồng tiền Việt Nam. Liên quan đến phịng, chống tiền giả, nhìn chung NHNN có nhiệm vụ: nghiên cứu thiết kế, sản xuất các đồng tiền với các kỹ thuật bảo an có khả năng chống giả cao; tổ chức thơng tin, tuyên truyền để người dân hiểu và nắm được các đặc điểm của đồng tiền thật, qua đó có thể phân biệt được tiền thật/tiền giả; tổ chức đào tạo nghiệp vụ nhận biết, giám định tiền; giám định tiền cho các tổ chức và cá nhân. Đối với địa bàn TPHCM, NHNN chi nhánh TPHCM căn cứ vào tình hình cụ thể của địa bàn phối hợp với các cơ quan khác có chức năng phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả thực hiện một số biện pháp phòng ngừa mang tính chiến lược và có hiệu quả cao như tổ chức các hoạt động tuyên truyền; tổ chức các hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về đấu tranh, phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả theo từng giai đoạn; tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho các ngân hàng khác trên địa bàn TPHCM.
1.2.2.4 Các ngân hàng khác ngoài Ngân hàng Nhà nước
Ngoài chi nhánh của NHNN, trên địa bàn TPHCM cịn có nhiều ngân hàng khác bao gồm các Ngân hàng thương mại nhà nước, các Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng thương mại nước ngoài, các Ngân hàng liên doanh và các
Văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngồi. Cụ thể, tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn TPHCM có 05 Ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó có 03 ngân hàng là: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank, Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank, và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV đã được cổ phần hóa, 01 ngân hàng chính sách, 37 Ngân hàng thương mại cổ phần, 05 ngân hàng liên doanh, 05 ngân hàng có 100% vốn nước ngồi, và 54 chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
Các ngân hàng này có vai trị rất quan trọng trong phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM. Tuy khơng có chức năng phát hành tiền tệ nhưng thông qua việc thực hiện chức năng cho vay, trung gian tín dụng, trung gian thanh tốn, các ngân hàng góp phần phát hiện và kịp thời báo với NHNN và các cơ quan chức năng khi phát hiện tiền giả hoặc nghi giả. Bên cạnh đó, các ngân hàng này còn phối hợp với NHNN thực hiện các biện pháp tuyên truyền, các biện pháp phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả cho các tổ chức và cá nhân thực hiện các giao dịch trên địa bàn TPHCM. Ngoài ra, các ngân hàng ngồi NHNN thơng qua hoạt động của mình có thể góp ý cho NHNN trong việc tăng các đặc điểm bảo an của đồng tiền Việt Nam, tham gia một cách tích cực trong các hội nghị, hội thảo liên ngành về phòng ngừa tội phạm tiền giả.
1.2.2.5 Cơng dân Việt Nam, người nước ngồi tại thành phố Hồ Chí Minh
Theo lý thuyết phịng ngừa tội phạm thì các cá nhân cơng dân có vai trị tích cực trong phịng ngừa tội phạm nói chung. Vai trị đó thể hiện qua một số hoạt động như:
- Kịp thời phát hiện tội phạm cho nhà chức trách; - Ngăn chặn tội phạm;
- Tác động cảm hóa các phần tử phạm tội;
- Phối hộp với Nhà nước và các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình kế hoạch phịng ngừa tình hình tội phạm từ trung ương đến địa phương.
Trong cơng tác phịng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả, công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, tạm trú trên địa bàn TPHCM cũng là chủ thể quan trọng. Tính đến cuối năm 2012, dân số TPHCM có khoảng 8 triệu người, và mỗi năm có khoảng 4,5 triệu lượt người nước ngồi đến TPHCM. Có thể nói đây là những chủ thể thường xuyên sử dụng tiền (tiền Việt Nam và ngoại tệ) trong giao dịch hàng ngày với hình thức giao dịch trực tiếp
bằng tiền mặt. Do đó, cơng dân Việt Nam và người nước ngồi tại TPHCM là những chủ thể đầu tiên phát hiện ra tiền giả bằng trực quan hoặc thông qua các phương tiện hỗ trợ trong khi thực hiện hoạt động giao dịch hàng ngày. Qua đó, cơng dân Việt Nam và người nước ngồi tại TPHCM trong phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả có vai trị phát hiện ra tiền giả và đối tượng lưu hành tiền giả; báo với cơ quan Công an hoặc NHNN về các biểu hiện nghi vấn liên quan đến tiền giả; giao nộp lượng tiền giả mà họ có được cho cơ quan chức năng không để tiền giả tiếp tục lưu thơng trên thị trường. Để nâng cao vai trị của chủ thể này trong hoạt động phòng ngừa, các cơ quan chức năng cần tập trung nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền đối với từng các nhân trong phạm vi tất cả các quận, huyện trên địa bàn Thành phố.
1.2.3 Các biện pháp phòng ngừa
Phịng ngừa tình hình tội phạm được tiến hành bằng hệ thống các biện pháp khác nhau. Mỗi biện pháp phòng ngừa gắn liền với chức năng, vai trò của tổ chức nhà nước và xã hội nhất định. Trong phạm vi nghiên cứu về các biện pháp phòng ngừa tình tình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM, tác giả nghiên cứu ở hai khía cạnh là các biện pháp phịng ngừa chung và các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ của các lực lượng chức năng.
1.2.3.1 Các biện pháp phòng ngừa chung
Các biện pháp phòng ngừa chung là các biện pháp của các cơ quan, tổ chức xã hội và nhà nước (với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, quản lý nhà nước) tiến hành. Cụ thể ở đây là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TPHCM và các quận huyện, các tổ chức xã hội. Các chủ thể này trong phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả cần chú ý các biện pháp sau:
- Biện pháp tuyên truyền
Đây là biện pháp chung phổ biến trong phòng ngừa tất cả các loại tội phạm nói chung. Với những đặc trưng riêng của tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TPHCM các quận, huyện, các tổ chức xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau như gặp gỡ, tiếp xúc, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, tờ rơi… giúp cho nhân dân hiểu được tính chất nguy hiểm của hoạt động phạm tội tàng trữ, lưu hành tiền giả từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác, phát hiện và tố giác tội phạm. Đây là biện pháp có ý nghĩa lâu dài và cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục trên diện rộng. Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các biện pháp phịng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả nói riêng. Mặt khác, khi tinh thần cảnh giác với tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả của người dân TPHCM được nâng cao thì sẽ hạn chế rất nhiều khả năng hoạt động của bọn tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả.
- Biện pháp kinh tế - xã hội
Đây là biện pháp hàng đầu trong phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung. Qua khảo sát tất cả các đối tượng phạm tội tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM thì phần lớn các đối tượng có hồn cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp hoặc làm những nghề nghiệp có thu nhập thấp. Biện pháp kinh tế, xã hội trong phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả chính là việc các cơ quan chức năng (Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành của TPHCM) tập trung khắc phục những sa sút về mặt kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo mức sống cho phần lớn nhân dân, mở rộng mạng lưới dịch vụ xã hội. Một khi mức sống của người dân được đảm bảo, họ sẽ không thực hiện hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả cũng như bị các đối tượng lôi kéo vào hoạt động này. Như vậy có thể thấy, trong các biện pháp kinh tế - xã hội phòng ngừa tội phạm, các nhà tội phạm học tập trung vào hai nội dung sau:
+ Đề xuất, ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả.
+ Đề xuất nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu, khắc phục những kẽ hở của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Biện pháp quản lý xã hội
Trong phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả, biện pháp quản lý xã hội cũng có những vai trị quan trọng nhất định. Trong đó, các cơ quan chức năng của Thành phố HCM tiến hành kiểm tra hành chính, thu giữ lượng tiền giả cịn trơi nổi trên thị trường; tăng cường quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, đặc biệt chú ý các đối tượng có điều kiện qua lại các cửa khẩu phía Bắc và cửa khẩu Tây nam; phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả .
- Biện pháp hoàn thiện pháp luật
Biện pháp này là biện pháp mà các cơ quan lập pháp căn cứ vào tình hình thực tế cũng như căn cứ vào các tham mưu, đề xuất của các chủ thể có nhiệm vụ,
chức năng phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật như luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật Ngân hàng Nhà nước… nhằm tạo được một hệ thống pháp luật chặt chẽ, ít có kẽ hở để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra các cơ quan chức năng cũng tiến hành song song các biện pháp tổ chức chấp hành luật pháp và xử lý kịp thời các hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn. Bên cạnh đó, các cơ quan có chức năng phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM cần tham mưu cho các cơ quan có chức năng xây dựng pháp luật tập trung vào việc xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và công dân trong việc thực hiện các biện pháp phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trong từng giai đoạn nhất định.
1.2.3.2 Các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ của các lực lượng chức năng
Các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ (hay các biện pháp phòng ngừa riêng) là hệ thống các biện pháp pháp luật - nghiệp vụ do các cơ quan bảo vệ pháp luật (Cơng an, Kiểm sát, Tịa án…) và một số cơ quan chuyên trách khác tiến hành nhằm mục đích phát hiện, ngăn chặn và loại trừ những nguyên nhân và điều kiện tội phạm10
.
Trong nghiên cứu những đặc trưng, đặc điểm của tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả, ta thấy rằng, cơ quan Công an TPHCM và NHNN chi nhánh TPHCM và các ngân hàng khác là hai đơn vị chủ công trong chức năng và nhiệm vụ của mình tiến hành các biện pháp phịng ngừa nghiệp vụ. Cụ thể như sau:
- Đối với cơ quan Cơng an: Với chức năng và nhiệm vụ của mình, cơ quan
Công an tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ như truy tìm, sưu tra, vận động quần chúng, xây dựng cơ sở bí mật… nhằm phát hiện, đấu tranh có hiệu quả, ngăn ngừa và tiến hành xử lý các hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả của các đối tượng. Bên cạnh thực hiện các biện pháp phịng ngừa khơng để tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả xảy ra, cơ quan Công an (chủ công là lực lượng ANĐT) còn tiến hành hoạt động chống tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả. Chống tội phạm là hoạt động phát hiện tội phạm và xử lý về hình sự đối với những đối tượng phạm tội. Đây tuy là việc giải quyết những vụ án tàng trữ, lưu hành tiền