Bản án số 435/2008/HSST ngày 29/5/2008 của Tòa án nhân dân TPHCM.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 47)

tượng ln tìm cách làm giảm nhẹ tội trạng của mình bằng cách đưa ra những con số thấp hơn nhiều so với thực tế số tiền giả mà chúng đã tàng trữ và đã đưa ra lưu thông trên thị trường.

2.2.5 Đặc điểm về nhân thân người phạm tội - Đặc điểm về nghề nghiệp

Bảng 2.4: Tỷ lệ nghề nghiệp của bị can trong các vụ án “tàng trữ, lưu hành

tiền giả” Năm Số bị can Số vụ (Tỷ lệ % nghề nghiệp) Khơng có/khơng xác định được nghề nghiệp Nghề nghiệp phổ thông Nghề nghiệp có vị trí cao (Luật sư, bác sĩ, giám đốc…) 2007 18 04 (22,2%) 14 (77,8%) 0 (0%) 2008 30 05 (16,6%) 25 (83,4%) 0 (0%) 2009 21 02 (9,5%) 19 (90,5%) 0 (0%) 2010 23 06 (26,1%) 16 (69,6%) 01 (4,3%) 2011 35 08 (22,8%) 27 (77,2%) 0 (0%) 2012 22 02 (9,1%) 20 (90,9%) 0 (0%) Tổng 149 27 (18,1%) 121 (81,2%) 01 (0,7%)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết từ năm 2007 đến năm 2012 của Cục ANĐT Bộ Công an và Phịng ANĐT Cơng an TPHCM).

Qua bảng 2.4, có thể thấy tỉ lệ đối tượng phạm tội làm nghề phổ thông chiếm phần lớn. Qua tổng hợp từ các kết luận điều tra của ANĐT Công an TPHCM, thì hầu hết các đối tượng phạm tội tàng trữ và lưu hành tiền giả đều là lao động phổ thông, phổ biến nhất là nghề như buôn bán (72 đối tượng), còn lại là một số nghề phổ thông khác như làm thuê, nội trợ, phụ xe, chạy xe ơm, cơng nhân, nơng dân… Chỉ có 01 trường hợp đối tượng là kỹ sư xây dựng (trình độ đại học). Đặc điểm cơ cấu về nghề nghiệp phản ánh các đối tượng phạm tội tàng trữ, lưu hành tiền giả đều có những khó khăn nhất định về kinh tế và phạm tội chủ yếu vì mục đích vụ lợi, muốn kiếm tiền nhanh chóng nhưng khơng phải bằng những công việc hợp pháp. Tỷ lệ đối tượng không nghề nghiệp hoặc không xác định được nghề nghiệp khá cao (18,1%) chứng tỏ mục đích vì lợi ích kinh tế của các đối tượng là chủ yếu nhất.

- Đặc điểm về giới tính

Bảng 2.5: Tỷ lệ về giới của bị can trong các vụ án “tàng trữ, lưu hành tiền

giả”

Năm Số bị can Số lượng nam (Tỷ lệ) Số lượng nữ (Tỷ lệ)

2007 18 12 (66,7%) 06 (33,4%) 2008 30 21 (70%) 09 (30%) 2009 21 13 (61,9%) 08(38,1%) 2010 23 19(82,6%) 04(17,4%) 2011 35 24 (68,6%) 11(31,4%) 2012 22 15 (68,2%) 07 (31,8%) Tổng 149 104 (69,8%%) 45 (30,2%)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết từ năm 2007 đến năm 2012 của ANĐT Bộ Cơng an và Phịng ANĐT Công an TPHCM).

Nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn khoảng gấp 02 lần nữ giới trong các vụ tàng trữ và lưu hành tiền giả, nhưng tỷ lệ bị can là nữ cũng khơng nhỏ. Do đó, trong các biện pháp phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả tại địa bàn TPHCM, không được xem nhẹ với đối tượng nam hoặc nữ mà phải tập trung các biện pháp phòng ngừa hướng đến mọi đối tượng.

- Về độ tuổi

Bảng 2.6: Tỷ lệ về độ tuổi của bị can trong các vụ án “tàng trữ, lưu hành

tiền giả”

Năm Số bị can Số lượng

Dưới 18 18 - 30 Trên 30 2007 18 0 08 10 2008 30 0 12 18 2009 21 0 07 14 2010 23 0 14 09 2011 35 0 12 23 2012 22 0 06 16 Tổng 149 0 59 90

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết từ năm 2007 đến năm 2012 của Cục ANĐT Bộ Cơng an và Phịng ANĐT Công an TPHCM).

Bảng 2.6 cho thấy đối tượng phạm tội hầu hết ở độ tuổi trên 30, khơng có đối tượng nào vị thành niên. Số liệu này thể hiện người phạm tội đã có sự phát triển đầy đủ về nhận thức, đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng tự lao động để ni sống bản thân.

- Về động cơ phạm tội

Tất cả đối tượng phạm tội trong những năm gần đây tại TPHCM đều vì động cơ kinh tế và mục đích thu lợi bất chính. Điều này cho thấy ngun nhân chính của tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả là đời sống kinh tế của những đối tượng cịn nhiều khó khăn. Một số ít đối tượng nào có kinh tế khá nhưng vì mong muốn làm giàu nhanh chóng, muốn hưởng thụ nhưng lười lao động nên đã thực hiện hành vi phạm tội, tuy nhiên số lượng không đáng kể.

2.3 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Việc nghiên cứu các hiện tượng tiêu cực xã hội trong đó có nghiên cứu các loại hành vi phạm tội mà mục đích cuối cùng là giải thích tình hình tội phạm xảy ra do những nguyên nhân do đâu và trong những điều kiện nào. Thực tế chỉ ra rằng khơng thể đấu tranh loại trừ tình hình tội phạm trong xã hội khi khơng có sự hiểu biết đầy đủ tình hình tội phạm phát sinh từ đâu, trong những điều kiện, hồn cảnh cụ thể nào nó có thể tồn tại phát triển. Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm chính là việc chúng ta giải quyết những vấn đề đó đồng thời tạo cơ sở cho một hoạt động mang tính cấp bách đang đặt ra cho xã hội hiện nay đó là từng bước hạn chế, kiểm sốt được tình hình tội phạm và đi đến loại trừ tình hình tội phạm ra khỏi đời sống.

Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm tàng trữ và lưu hành tiền giả tức là chúng ta nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng tham gia tác động lẫn nhau dẫn đến việc phát sinh các hành vi tàng trữ tiền giả và lưu hành tiền giả. Các đặc điểm này gồm có nguyên nhân, điều kiện chung và nguyên nhân, điều kiện cụ thể của tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả.

2.3.1 Nguyên nhân và điều kiện chung

Nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả là tổng hợp những hiện tượng và quá trình xã hội tiêu cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, tâm lý xã hội… của chế độ xã hội mà từ đó làm phát sinh tình trạng tội phạm “tàng trữ, lưu hành tiền giả” tại một địa bàn, trong một thời gian nhất định. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm

tàng trữ, lưu hành tiền giả xét về bản chất bao giờ cũng có nội dung kinh tế - xã hội; nội dung về cơ chế quản lý; về tâm lý, văn hóa, giáo dục; về tổ chức, quản lý xã hội. Cụ thể như sau:

- Nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội

Khi nghiên cứu về kinh tế thị trường và tình trạng phạm tội, một nhà tội phạm học người Nga đã đưa ra kết luận: “Tình trạng phạm tội gia tăng gắn liền với bước chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế mà ngay từ ban đầu đã “thai nghén” nạn tội phạm”, hoặc “Cũng như bất cứ hiện tượng nào, kinh tế thị trường cũng rất mâu thuẫn về mặt xã hội và tội phạm cũng tiềm ẩn sẵn trong đó”. Ở TPHCM hiện nay, những tác động của mặt trái kinh tế thị trường đang ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả nói riêng.

Theo thống kê, hầu hết các đối tượng tàng trữ, lưu hành tiền giả tại TPHCM là có nghề nghiệp phổ thơng như bn bán, cơng nhân, lao động tự do… hoặc khơng có nghề nghiệp, cuộc sống của họ về kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay cùng với tình trạng dân từ các tỉnh nhập cư vào TPHCM ngày càng nhiều làm cho tỉ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Theo thống kê thì có gần 20% số bị can phạm tội tàng trữ, lưu hành tiền giả là khơng có nghề nghiệp, cịn lại là những bị can hành nghề lao động phổ thông với thu nhập thường không đủ trang trải cho cuộc sống.

Một trong những nguyên nhân làm gia tăng tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả đó là việc thanh tốn khơng bằng tiền mặt trong các giao dịch tại TPHCM là chưa phổ biến. Hơn 99% các giao dịch trong cuộc sống hàng ngày của người dân là dùng tiền mặt.

Theo khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2008 cho thấy thanh tốn bằng tiền mặt cịn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 cơng nhân có khoảng 63% số giao dịch của họ được tiến hành qua hệ thống ngân hàng; những doanh nghiệp có ít hơn 25 cơng nhân thì tỷ lệ này là 47%; với doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua ngân hàng; hầu hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền mặt. Tại

các hộ kinh doanh thì 86,2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoá bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt; số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, nhân viên cơng sở có thu nhập cao và ổn định. Từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán năm 2001 là 23,7%, năm 2004 là 20,3%, năm 2005 là 19%, năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6%. Tuy tỷ trọng hàng năm đã giảm nhưng còn ở mức cao hơn so với thế giới; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng cũng chỉ ở

mức là 10% 21

. Việc thanh tốn khơng bằng tiền mặt chưa được phổ biến cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện để tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả tại TPHCM gia tăng. Qua khảo sát các vụ án xảy ra trong những năm gần đây có thể thấy, tất cả các hành vi lưu hành tiền giả của các đối tượng đều thông qua phương thức sử dụng tiền giả mua hàng trực tiếp, sau đó các đối tượng lấy hàng hoặc nhận tiền thối là tiền thật. Bằng thủ đoạn này, hàng tỷ đồng tiền Việt Nam giả đã được đưa ra lưu thông trên thị trường.

- Nguyên nhân và điều kiện tâm lý, văn hóa – giáo dục

Theo thống kê trong các vụ tàng trữ, lưu hành tiền giả, hầu hết các đối tượng là những người có học vấn thấp với nghề nghiệp lao động phổ thông. Trong tổng số 149 bị can liên quan đến hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM từ năm 2007 đến năm 2012, số có học vấn dưới trình độ lớp 9/12 chiếm hơn 50%, chỉ có 1,5% trong số đó tốt nghiệp đại học. Do đó có thể thấy, trình độ nhận thức của phần lớn bị can cịn hạn chế, họ chỉ nhìn nhận được những lợi ích trước mắt từ hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả mang lại, mà chưa thể nhận thức được một cách đúng đắn những hậu quả to lớn đối với nền kinh tế và an ninh tài chính - tiền tệ từ hành vi của mình gây ra.

Ngồi ra, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã góp phần hình thành tư tưởng xấu trong nhận thức của một bộ phận người dân, họ mong muốn có tiền, làm giàu bằng mọi cách bất chấp pháp luật. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm lợi dụng để hình thành các “chân rết” giúp chúng thực hiện hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả. Bên cạnh việc đưa tiền giả ra lưu thông trực

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)