Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 92)

TIỀN GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Tội phạm về tiền giả là loại tội phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến trật tự xã hội và quá trình phát triển kinh tế của đất nước cũng như đời sống của nhân dân. Do vậy, yêu cầu đặt ra là tăng cường và chủ động trong cơng tác nắm tình hình, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của tội phạm, tham mưu

kịp thời để tổ chức các biện pháp phòng ngừa xã hội, các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ và pháp luật. Tất cả các vụ việc liên quan đến tội phạm về tiền giả phải nhanh chóng được phát hiện và xử lý nghiêm minh, không để tiền giả tiếp tục lưu thông và xâm nhập vào hệ thống kho, quỹ của các Ngân hàng, Kho bạc, Cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Trong quá trình phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm liên quan đến tiền giả phải đạt được mục tiêu tìm ra tổ chức làm tiền giả, đường dây, ổ nhóm vận chuyển, tiêu thụ để mở rộng điều tra, xử lý. Để nâng cao hiệu quả công tác phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả tại TPHCM, cần có những biện pháp phịng ngừa chung cũng như phòng ngừa nghiệp vụ của các lực lượng chuyên trách. Cùng với đó là hồn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở đấu tranh, xử lý hiệu quả đối với loại tội phạm này. Cụ thể trong thời gian tới, trong phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM, cần phải quan tâm một số giải pháp sau đây:

3.2.1 Các giải pháp phòng ngừa của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1.1Các giải pháp kinh tế - xã hội

Như đã phân tích, một trong những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM là do đời sống của một bộ phận người dân cịn khó khăn. Do mức sống khơng đảm bảo nên khi bị lợi ích vật chất lơi kéo, đặc biệt với những việc mang lại lợi nhuận cao, nhanh chóng như tàng trữ, lưu hành tiền giả, họ càng dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy một khi đời sống được cải thiện thì tội phạm sẽ khó có điều kiện phát sinh hơn. Đây là cơ sở lý luận để Thành ủy và UBND TPHCM thực hiện các biện pháp kinh tế - xã hội góp phần phịng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả.

Thành ủy và UBND TPHCM cần đặc biệt quan tâm đến những lao động nhập cư hiện đang cư trú trong các “khu ổ chuột”, vì đây là nơi các đối tượng tàng trữ, lưu hành tiền giả thường tập trung, lôi kéo làm “chân rết” cho đường dây tiêu thụ tiền giả của chúng. Thành phố cũng cần có những biện pháp thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân; chính quyền cơ sở cần theo dõi, quan tâm, giúp đỡ những hộ gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố cần định hướng cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trên địa bàn tăng cường các phương thức giao dịch thanh toán, trả lương cho nhân viên qua hệ thống ngân hàng, hạn chế

phương thức thanh toán bằng tiền mặt nhằm hạn chế tình trạng tiền giả lưu thông trên thị trường. Thực hiện từng bước mục tiêu mà Đảng ta đã xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 là “Mở rộng các hình

thức thanh tốn qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt” và Quyết

định số 291/QĐ-TTg phê duyệt đề án “thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” tại Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/12/2006 với mục tiêu đến năm 2020, TPHCM cần đạt mức 3 triệu thẻ, chiếm 10% toàn quốc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế - xã hội trên sẽ góp phần loại bỏ một trong những nguyên nhân và điều kiện quan trọng của tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM. Điều đó cũng tạo cơ sở phịng ngừa vững chắc và lâu dài tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả nói riêng.

3.2.1.2 Giải pháp tổ chức, quản lý xã hội

Thành ủy và UBND TPHCM cần định hướng tăng cường quản lý chặt chẽ nhân khẩu trên địa bàn thành phố. Công an các xã, phường cần theo dõi chặt chẽ số lượng người đến tạm trú, số người tạm vắng trên địa bàn mình quản lý, kịp thời phát hiện những biểu hiện nghi vấn liên quan đến hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả. Vì thực tế điều tra cho thấy, trong 69 vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả bị phát hiện tại TPHCM thời gian qua, nhiều bên cạnh những đối tượng có hộ khẩu thường trú tại TPHCM, có nhiều đối tượng từ các tỉnh khác như các tỉnh phía Bắc và Tây Nam bộ, Đông Nam bộ đem tiền giả vào TPHCM tiêu thụ. Trong cơng tác quản lý hành chính, đặc biệt chú ý trường hợp thường xuyên đi biên giới Trung Quốc hoặc có người thân hay đi biên giới Trung Quốc cũng như những đối tượng có tiền án, tiền sự liên quan đến tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn.

Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý những hộ kinh doanh hay các chợ hay nhập hàng của Trung Quốc, Đài Loan như chợ Kim Biên, chợ Bình Tây (Quận 5), chợ Tân Bình, chợ Võ Thành Trang (quận Tân Bình)… vì có khả năng tiền giả được nhập về bằng cách để lẫn trong hàng hóa. Ngoài ra, cần quản lý và kiểm tra thường xuyên các cơ sở in ấn, photocopy, kịp thời phát hiện những hành vi nghi vấn liên quan đến sản xuất, tàng trữ tiền giả.

3.2.2 Các giải pháp phòng ngừa nghiệp vụ của các lực lượng chức năng

Bên cạnh thực hiện tốt các nội dung phòng ngừa chung tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM nói riêng và trên cả nước nói

chung. Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả cụ thể là cơ quan Công an, NHNN và các Ngân hàng khác cần thực hiện tốt các nội dung sau:

3.2.2.1 Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân đối với tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả

Để phát huy vai trị của nhân dân trong cơng tác phịng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trước hết phải giác ngộ quần chúng về những vấn đề có liên quan, để từ đó nâng cao ý thức và tinh thần cảnh giác cho họ. Qua khảo sát của các cơ quan chức năng tại TPHCM cho thấy, hiểu biết pháp luật nói chung và về tội phạm về tiền giả được qui định trong pháp luật nói riêng của người dân, nhất là những người ít học, những người thuộc thành phần bn bán nhỏ còn rất hạn chế. Nhiều người trong số họ cho rằng việc tàng trữ, lưu hành tiền giả như việc mua bán mớ rau, con cá... Do đó, khi bọn phạm tội trên lĩnh vực tiền giả dùng nhiều thủ đoạn, mánh khoé lôi kéo họ vào hoạt động vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả thì vì lợi ích kinh tế trước mắt và vì khơng hiểu biết pháp luật nên họ tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật một cách rất tự nhiên, thoải mái như đang hoạt động bn bán các loại hàng hố bình thường khác. Đa số trong số họ cũng có biết rằng đây là việc làm gian lận nên cần phải thận trọng, kín đáo để khỏi bị Cơng an, Thuế vụ phát hiện thu mất hoặc cao nhất là bị phạt tiền, xử phạt hành chính khác. Từ thực tế đó cho thấy, việc tun truyền tất cả những quy định của pháp luật về tiền giả và tội phạm tiền giả đến nhân dân là hết sức cần thiết và cấp bách.

Qua các phương tiện truyền thơng như báo chí, truyền hình, đài phát thanh của TPHCM cũng như gặp gỡ trực tiếp, NHNN cần phối hợp với cơ quan Công an và các tổ chức khác làm cho người dân nắm được các quy định của luật hình sự, luật NHNN và các văn bản pháp luật khác quy định về tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả, các phương thức thủ đoạn của bọn tội phạm, cách nhận biết tiền giả cũng như một số biện pháp cơ bản để phòng ngừa, đi đến loại trừ loại tội phạm này.

Trong hoạt động tuyên truyền này, ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC). Theo quan điểm của PBOC, yếu tố quan trọng nhất trong phòng, chống tiền giả là người dân phải nắm được các đặc điểm cơ bản, nhất là yếu tố bảo an trên đồng tiền thật và phải có thói quen quan sát, kiểm tra đồng tiền một cách cẩn thận trong giao dịch hàng ngày. Do vậy, hoạt

động thông tin, tuyên truyền giới thiệu cho công chúng các đặc điểm bảo an trên các đồng tiền thật được PBOC thực hiện rất rộng rãi. Việc tuyên truyền này không phải chỉ khi phát hành tiền mới, mà cần thực hiện một cách thường xuyên. Hình thức thông tin, tuyên truyền cũng rất phong phú, nhưng có 02 hình thức được chú trọng nhất, đó là:

- Tuyên truyền học đường: Cán bộ ngân hàng trực tiếp đến các trường tiểu học để hướng dẫn cho học sinh cách nhận biết đồng tiền do PBOC phát hành, tuyên truyền về ý thức và trách nhiệm của cơng dân trong việc phịng chống tiền giả, đồng thời phát tờ rơi cho tất cả học sinh. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước khác, hoạt động này chỉ nên thực hiện tại các trường tiểu học sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

- Phân phát tờ rơi giới thiệu đồng tiền thật đang lưu hành cho cơng chúng. Theo tác giả có thể tiếp thu một số kinh nghiệm trên và áp dụng vào thực tế ở TPHCM như sau:

Thứ nhất, tiếp tục tiến hành in ấn tài liệu “cách nhận biết tiền thật giả” của

NHNN (đặc biệt là khi bổ sung đưa vào lưu hành một số loại tiền mệnh giá mới) cùng với một số quy định của pháp luật về tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả tiến hành phân phát cho từng khu phố, ở từng phường, xã thuộc các quận, huyện trên địa bàn TPHCM. Đặc biệt phát cho các chủ kinh doanh nhỏ, chủ tiệm tạp hóa, quán ăn…Tiến tới năm 2015, tất cả các hộ gia đình trên địa bàn TPHCM đều được phân phát tài liệu trên.

Thứ hai, bên cạnh việc tuyên truyền luật phòng chống ma túy, luật giao

thông đến các trường học trên địa bàn TPHCM đã thực hiện trong thời gian qua, cơ quan Công an cần lồng ghép tuyên truyền về tính nguy hiểm của tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả, nâng cao ý thức của học sinh, sinh viên trong việc phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả. Mỗi năm một lần, NHNN cần phối hợp với cơ quan Công an tổ chức một buổi tuyên truyền về chống tội phạm tiền giả, nâng cao ý thức cảnh giác của học sinh, sinh viên trên tất cả các trường tiểu học trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, trên phạm vi toàn Thành phố. Đặc biệt chú ý đến các trường tiểu học và trung học cơ sở, vì cần phải nêu cao ý thức cảnh giác ngay từ khi các em bắt đầu có nhận thức vấn đề một cách đầy đủ. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Liên Bang Nga, Ấn Độ và một số nước cho rằng tập trung tuyên truyền ở các trường tiểu học sẽ mang lại hiệu quả lâu dài trong thực tiễn.

3.2.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước và nghiệp vụ của ngành Ngân hàng

Với chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, NHNN mà trực tiếp là NHNN chi nhánh tại TPHCM phối hợp với các ngân hàng khác cần góp phần có hiệu quả vào cơng tác phịng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn Thành phố bằng các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của mình. Cụ thể như sau:

- Phòng ngừa trong hoạt động quản lý

Trên cơ sở của việc thực hiện tốt luật Ngân hàng, NHNN cần: + Tăng cường quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngân hàng

Ngay trong nội bộ ngành Ngân hàng cũng cần tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung, điều 180 Bộ luật hình sự và luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói riêng. Đồng thời cũng phải giáo dục ý thức cảnh giác cho mọi cán bộ, nhân viên trong ngành Ngân hàng bao gồm NHNN và các ngân hàng khác trên địa bàn TPHCM những phương thức, thủ đoạn làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền Việt Nam giả của bọn tội phạm các loại. Công tác quản lý nội bộ tốt, cộng với phương pháp tuyên truyền giáo dục các nội dung trên một cách thường xuyên, chắc chắn sẽ giúp đội ngũ cán bộ Ngân hàng tự bảo vệ mình tốt hơn, tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phòng ngừa tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

+ Đào tạo riêng cho cán bộ ngân hàng chuyên sâu về nghiệp vụ nhận biết tiền thật/giả

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, NHNN cần nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu đào tạo nghiệp vụ nhận biết tiền thật/tiền giả hoàn thiện hơn nữa cho đối tượng làm nghiệp vụ ngân quỹ của hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước theo chuẩn mực mà nhiều nước áp dụng (chủ yếu cũng là giới thiệu các đặc điểm cơ bản của quá trình in tiền, đặc điểm đồng tiền thật, cách nhận biết các yếu tố bảo an trên đồng tiền). Đồng thời, cần thành lập một cơ quan chuyên trách trực thuộc có nhiệm vụ phịng, chống tiền giả tại Cục Phát hành và Kho quỹ, có nhiệm vụ tập huấn nghiệp vụ này cho hệ thống ngân hàng. Bộ phận này phải thường xuyên phối hợp với hệ thống chi nhánh của NHNN, nhất là tại các thành phố trọng điểm như TPHCM tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên làm công tác tiền tệ, ngân quỹ của các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và cả các lực lượng liên quan của Công an, Hải quan. Chi nhánh NHNN tại TPHCM cần đề xuất tổ chức tập huấn cho các cán bộ các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank,

Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Á Châu… chi nhánh tại TPHCM mỗi năm một lần, nhất là cho những cán bộ mới vào công tác tại các ngân hàng trên. Cách làm này đã kết hợp được kiến thức chuyên sâu của đội ngũ chuyên viên chuyên trách của NHNN với việc mở rộng đối tượng đào tạo, qua đó nâng cao được hiệu quả, năng lực nhận biết tiền thật/tiền giả cũng như các kỹ năng xử lý của nhân viên hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước khi phát hiện tiền giả. Có thể học tập theo một số ngân hàng của các nước trên thế giới để công tác này hiệu quả hơn. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) về quy định tất cả các nhân viên làm nghiệp vụ ngân quỹ của hệ thống ngân hàng đều phải có chứng chỉ nghiệp vụ nhận biết tiền thật/tiền giả do PBOC cấp. Điều đáng quan tâm là, những người mặc dù đã được cấp chứng chỉ, nhưng nếu trong quá trình làm việc để xảy ra nhiều sai sót hoặc khơng tn thủ đúng các quy định liên quan đến xử lý tiền giả sẽ bị PBOC thu hồi lại chứng chỉ. Với cách làm như của PBOC sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm cũng như năng lực của các nhân viên ngân hàng trong hoạt động phòng, chống tiền giả.

+ Khơng ngừng hồn thiện hệ thống văn bản về quản lý Nhà nước của ngành Ngân hàng trên lĩnh vực tiền tệ

Ngồi việc phịng ngừa trong lĩnh vực tổ chức như đã nêu trên, ngành Ngân hàng cần vận dụng pháp luật để thực hiện cơng tác phịng ngừa, bởi cách đây trên một trăm năm C.Mác đã từng nói, đại ý: người làm luật thông thái cần phải phòng ngừa tội phạm làm sao để khỏi phải trừng phạt chúng. Văn bản luật và các

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)