Năm Tổng số vụ tàng trữ, lưu hành tiền giả Tổng số vụ làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác Tổng số vụ làm, vận chuyển lưu hành tiền giả,
ngân phiếu giả, công trái giả, séc giả và các giấy tờ
có giá giả khác 2007 12 15 37 2008 11 14 36 2009 9 20 40 2010 9 18 33 2011 13 25 43 2012 15 27 46 Tổng cộng 69 119 235
phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả và các tội phạm liên quan đến các giấy tờ có giá giả khác đều giữ ở mức khá ổn định, không có sự tăng hay giảm đột biến giữa các năm 2007-2012. Trong khi đó, ta có thể thấy, các tội phạm về tiền giả chiếm tỷ lệ ít hơn các tội về séc giả và các giấy tờ có giá giả khác. Điều này là do việc làm ra tiền giả khó khăn hơn cho bọn tội phạm so với việc làm ra séc giả cũng như các giấy tờ có giá giả khác, do đó số vụ án sẽ thấp hơn. Nhận thức được những cơ cấu này giúp các cơ quan chức năng có những biện pháp phịng ngừa hữu hiệu để làm hạn chế đến mức thấp nhất số lượng đối tượng phạm các tội này, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
2.2.3 Động thái của tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Động thái về thực trạng
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng giảm số vụ án, bị can “tàng trữ, lưu hành tiền giả”
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết từ năm 2007 đến tháng 12/2012 của Cục ANĐT Bộ Công an và Phịng ANĐT Cơng an TPHCM).
Qua biểu đồ ta thấy, số vụ án có xu hướng giảm vào các năm 2009, 2010 nhưng lại tăng lên vào các năm 2011 và 2012. Bên cạnh đó, số bị can tăng lên
0 5 10 15 20 25 30 35 40 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số vụ án Số bị can
vào các năm 2008 và 2011 vì trong những năm này, tại TPHCM xảy ra hai vụ tàng trữ và lưu hành tiền giả với số bị can lần lượt là 12 và 14. So với năm 2010, số vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả năm 2011 và 2012 tăng 44,4% và 66,6%.
- Động thái về cơ cấu
Qua bảng 2.2 ta có thể thấy, về cơ cấu, số vụ án tàng trữ và lưu hành tiền giả so với tổng số vụ án có liên quan đến tiền giả và các giấy tờ có giá giả khác (theo quy định tại Điều 180, 181 Bộ luật hình sự hiện hành) chiếm tỷ lệ khoảng 30% và có xu hướng ổn định giữa các năm. Điều đó cho thấy, các loại tội phạm này diễn ra đồng thời và có tỷ lệ tương đối ổn định.
2.2.4 Hậu quả của tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.3: Thống kê về số tiền giả thu được qua các vụ án “tàng trữ, lưu
hành tiền giả”
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết từ năm 2007 đến năm 2012 của Cục ANĐT Bộ Cơng an và Phịng ANĐT Cơng an TPHCM).
Tính chất nguy hiểm của tình hình tội tàng trữ, lưu hành tiền giả thể hiện những thiệt hại mà tội phạm này gây ra cho xã hội, cụ thể là gây ra những bất ổn cho nền kinh tế, làm giảm sút uy tín của nước ta đối với các nước khác trên thế giới, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân ở TPHCM nói riêng và của cả nước nói chung.
Khi tiền giả được làm ra và được đưa vào lưu thông, sử dụng trong quá trình trao đổi hàng hóa, cùng với việc đem lại lợi nhuận bất chính cho người sử dụng (có chủ ý), nó sẽ làm cho một số người bị thiệt hại do bị “đánh lừa” bởi phương tiện thanh tốn khơng có giá trị. Điều này gây ra sự bất công trong quan hệ kinh tế, làm hại những người sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ… Nếu
Năm Tổng số tiền Việt Nam giả thu được
2007 76.640.000 đồng 2008 239.000.000 đồng 2009 187.000.000 đồng 2010 150.740.000 đồng 2011 267.9000.000 đồng 2012 265.500.000 đồng Tổng cộng 1.118.780.000 đồng
tiền giả được đưa ra lưu thông với số lượng lớn sẽ làm mất hiệu lực của việc quản lý nhà nước về tiền tệ, gây gia tăng tỷ lệ lạm phát và nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế khác.
Nếu tiền giả trở nên phổ biến hơn sẽ làm cho người dân không yên tâm lao động, sản xuất, nền kinh tế bị rối loạn thậm chí bị đình trệ. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này sẽ dẫn đến việc lòng tin của người dân vào chính quyền suy giảm, họ có xu hướng chuyển sự bất bình, bức xúc từ thủ phạm sang các cơ quan nhà nước, gây ra sự bất ổn trong xã hội; đây là điều kiện có thể bị các đối tượng lợi dụng vào hoạt động chống đối chế độ. Mặt khác, các hoạt động kinh tế đối ngoại cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, uy tín quốc gia (trước hết và ít nhất là trong lĩnh vực kinh tế) bị giảm sút… Trong một số giai đoạn lịch sử, các thế lực thù địch đã từng thực hiện hoạt động chống phá Nhà nước ta theo hướng này (như sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến kết thúc kháng chiến chống Pháp năm 1954, sau Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975…).
Như vậy có thể thấy, tiền giả chỉ thực sự gây ra thiệt hại nghiêm trọng khi nó được các đối tượng đem ra lưu thông trên thị trường, tức là đã được sử dụng để mua bán, trao đổi. Để đánh giá mức độ thiệt hại cũng như những đe dọa gây thiệt hại do tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả gây ra trên địa bàn TPHCM, chúng ta có thể căn cứ vào lượng tiền giả mà các cơ quan chức năng thu được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Về tổng số số tiền đã được đưa ra lưu thông trên địa bàn TPHCM, đây là một thơng tin rất khó có thể thống kê chính xác thường rất ít căn cứ để xác định. Trên thực tế, các đối tượng đều có xu hướng khai ít đi để giảm nhẹ tội trạng của mình. Trên phạm vi cả nước, theo báo cáo của Công an 63 tỉnh, thành phố, từ năm 2001-2010, lực lượng Công an đã phát hiện 2.348 vụ, bắt 4.020 đối tượng, thu giữ hơn 31,5 tỷ đồng tiền Việt Nam giả,
thu giữ 218.000 USD giả, 5.584.690 NDT giả và nhiều loại ngoại tệ giả khác18.
Riêng trên địa bàn TPHCM từ năm 2007 đến năm 2012, theo thống kê của phịng ANĐT Cơng an TPHCM, số tiền Việt Nam giả thu được (chủ yếu là tiền polymer giả) là 1.118.780.000 đồng. Có thể kể một số vụ điển hình sau đây:
- Vụ án Nguyễn Văn Hịa và đồng bọn, khởi tố 12 bị can, đã được TAND TPHCM đưa ra xét xử vào ngày 26, 27, 28, 29 tháng 5 năm 2008. Trong quá trình điều tra, Nguyễn Văn Hịa đã thừa nhận từ tháng 12/2002 đến tháng 3/2005,
18
Nguyễn Văn Hòa đã mang đến gửi Hoàng Văn Thời 10 lần, mỗi lần một cặp khóa đựng tiền Việt Nam giả với tổng số tiền là 1.900.000.000 đồng. Hoàng Văn
Thời đã tàng trữ và chuyển cho các đối tượng khác đem ra lưu hành19. Thực tế,
trong quá trình điều tra, cơ quan an ninh chỉ thu được 200.000.000 tiền Việt Nam giả do phần lớn số tiền đã bị các đối tượng đã đem ra lưu thông. Kết thúc vụ án, các bị cáo phải chịu 01 mức án chung thân, 01 cho hưởng án treo, cịn lại là tù có thời hạn từ 02 cho đến 15 năm tù.
- Vụ án Vũ Văn Nghiêm và đồng bọn, cơ quan ANĐT Công an TPHCM đã khởi tố, bắt giam 14 bị can. Nội dung vụ án như sau: khoảng giữa tháng 12/2008, vợ chồng Vũ Văn Nghiêm và Nguyễn Đăng Thảo, Nguyễn Văn Khuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi Lạng Sơn để tìm mua tiền giả. Tại Lạng Sơn, bộ ba trên gom được tổng cộng 62 triệu đồng tiền Việt Nam đem đổi sang đồng nhân dân tệ rồi cầm số tiền này sang Trung Quốc mua 600 triệu đồng tiền giả. Sau khi cầm lượng tiền giả trong tay, vợ chồng Nghiêm – Sinh đem chia cho các “chân rết” mang đi tiêu thụ một phần nhỏ, còn lại phần lớn Nghiêm bán lại cho Hoàng Thị Hà để kiếm lời. Tối ngày 24/2/2009, tại ngã tư đường Lê Văn Lương – Nguyễn Thị Thập, Công an Quận 7 đã tiến hành bắt quả tang Đinh Hồng Khanh đang cất giữ trong người tổng cộng 50 tờ giấy bạc mệnh giá 200.000 đồng là tiền giả. Qua đấu tranh, truy xét, toàn bộ đường dây lưu hành tiền giả trên lần lượt bị bắt giữ. Tính đến khi bị bắt, Vũ Văn Nghiêm cùng đồng bọn đã tàng trữ, lưu hành tổng cộng 603,6 triệu đồng tiền giả20. Đây là một trong những vụ án liên quan đến tiền giả lớn nhất TPHCM trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2012 về lượng tiền giả đã tàng trữ, lưu thông cũng như về số lượng các đối tượng bị khởi tố.
Có thể thấy, số tiền giả thu được do các cơ quan chức năng chỉ phản ánh một phần số lượng tiền giả thực tế các đối tượng tàng trữ cũng như đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, số lượng tiền giả đã thống kê thống qua kết quả điều tra, truy tố, xét xử cũng phản ánh được những hậu quả to lớn mà tội phạm này gây ra đối với an ninh kinh tế và an ninh tài chính tiền tệ và những hậu quả chính trị khác trên địa bàn TPHCM và cả nước nói chung. Tham khảo bảng 2.3 và căn cứ vào đặc điểm của loại tội phạm này ta có thể thấy rằng, lượng tiền giả đã được đưa ra lưu thơng là một con số lớn hơn nhiều mà khó có thể thống kê được. Vì thực tế chỉ căn cứ vào lời khai của đối tượng để xác định con số này trong khi các đối