NHNN Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác năm 2008.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 68)

30 B.Minh (2011), “Tiền giả thu giữ giảm 24%”, Báo Sài Gịn Giải Phóng (219), 04/08/2011, Tr.7

Bên cạnh những hoạt động phòng ngừa của NHNN, lực lượng Công an TPHCM cũng thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn. Về thẩm quyền điều tra, trong hoạt động phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả, theo quy định tại Quyết định số 1023/2000/QĐ- BCA(V19) ngày 22/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Công an, tội “tàng trữ, lưu hành tiền giả” thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra. Tuy nhiên, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự số 23/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/8/2004 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội lại quy định giao cho Cơ quan ANĐT thụ lý. Điều 12 của Pháp lệnh này quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan ANĐT trong Công an nhân dân như sau:

1. Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh.

2. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Như vậy, điều tra các vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả tại điều 180 Bộ luật hình sự hiện hành trên địa bàn TPHCM thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan ANĐT bao gồm cơ quan ANĐT Bộ Công an và cơ quan ANĐT Công an TPHCM.

Theo báo cáo tổng kết 10 năm công tác chống tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả của cục an ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư Bộ Cơng an thì trong 10 năm qua (từ 2001 - 2011), triển khai đề án của Chính phủ về nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, séc giả, ngân phiếu giả, cơng trái giả và các giấy tờ có giá giả khác, Bộ Cơng an đã có nhiều văn bản đề xuất biện pháp đấu tranh, đồng thời kiến nghị, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp thực hiện. Công an các đơn vị, địa phương đã đấu tranh theo tuyến, địa bàn trọng điểm. Theo báo cáo của Công an 53 tỉnh, thành phố, từ năm 2001 - 2010 lực lượng Công an đã phát hiện 2.348 vụ, bắt 4.020 đối tượng, thu giữ hơn 31,5 tỷ đồng tiền Việt Nam giả; thu giữ 218.000 USD giả, 5.584.690 nhân dân tệ giả và nhiều loại ngoại tệ giả khác;

phối hợp với các tổ chức tín dụng, đơn vị liên quan khám phá thành cơng nhiều vụ làm giả thẻ tín dụng, séc du lịch để lừa đảo, rút tiền.

Trong phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả, Công an TPHCM mà trực tiếp là Phịng ANĐT Cơng an TPHCM đã thực hiện các biện pháp phịng ngừa thể hiện ở các mặt cơng tác sau:

- Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn của bọn tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả

Trong cơng tác tun truyền, phịng ANĐT đã tham mưu cho lãnh đạo Công an TPHCM lồng ghép các nội dung về cách nhận biết tiền giả và thủ đoạn của bọn tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả vào nội dung tuyên truyền pháp luật của Công an Thành phố. Công an TPHCM thông qua Công an các quận, huyện thường xuyên tiến hành nhắc nhở các điểm giao dịch trên địa bàn phải cảnh giác khi trao đổi, mua bán với số tiền lớn và kịp thời báo với cơ quan Công an gần nhất khi phát hiện ra tiền giả hoặc nghi giả. Bên cạnh đó, lực lượng ANĐT đã cung cấp những thơng tin về công tác điều tra, khám phá các vụ án tiền giả cũng như những thủ đoạn phổ biến của chúng cho chương trình An ninh trật tự của Đài truyền hình TPHCM HTV và Đài tiếng nói nhân dân TPHCM VOH được phát định kỳ hàng tuần, thơng qua đó các nội dung trên đã được phổ biến đến rộng rãi quần chúng nhân dân.

- Phối hợp với ngành ngân hàng tiến hành yêu cầu các cơ sở kinh doanh cam kết thực hiện trang bị các máy soi tiền giả đạt tiêu chuẩn

Trong phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả, Công an TPHCM đã phối hợp với ngành ngân hàng yêu cầu các cơ sở kinh doanh lớn như siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, cửa hàng vật tư…cam kết trang bị các máy phát hiện tiền giả và nâng cao ý thức cảnh giác trong các thanh toán tiền mặt, kịp thời báo cáo với cơ quan Công an khi phát hiện ra tiền giả hoặc nghi giả. Tuy nhiên việc triển khai chỉ mới bước đầu, còn nhiều cơ sở kinh doanh chưa thực hiện cam kết trên.

- Điều tra, xử lý nghiêm những đối tượng phạm tội, sớm đưa ra truy tố, xét xử công khai những đối tượng phạm tội tàng trữ, lưu hành tiền

Việc nhanh chóng điều tra, xử lý các đối tượng tàng trữ, lưu hành tiền giả để truy tố, xét xử công khai cũng là một biện pháp phịng ngừa tình hình tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả hiệu quả mà cơ quan ANĐT đã thực hiện. Việc xử lý các đối tượng phạm tội khơng chỉ với mục đích trừng trị hành vi phạm tội

mà cịn mang tính răn đe, giáo dục các đối tượng khác, làm cho chúng từ bỏ ý định phạm tội.

Là một đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Công an TPHCM mà nòng cốt và được giao thẩm quyền điều tra trực tiếp là phòng ANĐT PA92, từ năm 2007 đến 2012 đã điều tra khám phá nhiều vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả. Cụ thể lực lượng ANĐTđã phối hợp với các cơ quan chức năng khác như NHNN, Kho bạc nhà nước, Hải quan, Cảnh sát điều tra, Công an các quận huyện và quần chúng nhân dân khám phá 69 vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả với 149 bị can. Trong quá trình điều tra, lực lượng ANĐT đã tiến hành điều tra làm rõ một số đường dây buôn bán, tàng trữ, lưu hành tiền giả xuyên quốc gia, thu về lượng tiền giả là 1.118.780.000 đồng. Kết thúc quá trình điều tra, cơ quan ANĐT đã chuyển hồ sơ cho các lực lượng chức năng (Viện kiểm sát, Tòa án) để đưa đối tượng ra xét xử công khai và đã có hiệu quả trong răn đe các đối tượng phạm tội, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân trước những thủ đoạn của bọn tội phạm.

- Phối hợp với lực lượng an ninh Cục an ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư Bộ cơng an A84 và cơ quan ANĐT các tỉnh lân cận trong phát hiện ngăn chặn tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả

Cơ quan ANĐT Công an TPHCM đã tiến hành các hoạt động sưu tra tuyến, địa bàn trọng điểm và đã có sự phối hợp, thông tin với ninh Cục an ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư Bộ Cơng an A84 và cơ quan ANĐT các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, An Giang trong việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả nhằm phòng ngừa tiền giả từ các tỉnh được các đối tượng đưa vào TPHCM lưu hành. Qua công tác phối hợp cơ quan ANĐT Công an TPHCM đã phát hiện 27 vụ án có liên quan đến các đối tượng thực hiện hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận và có sự phối hợp trong điều tra giữa lực lượng ANĐT TPHCM và lực lượng ANĐT Công an các tỉnh khác32.

Ngồi ra, phịng ANĐT Cơng an TPHCM đã tham mưu cho lãnh đạo tổng cục An ninh II, Bộ Công an để kiến nghị về việc đưa ra hướng dẫn cụ thể về Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 “Về việc bảo vệ tiền Việt Nam” của Chính phủ để có cơ sở pháp lý rõ ràng, thống nhất trong đấu tranh, phòng chống tội phạm tiền giả.

32

2.4.1.4 Về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm tiền giả

Hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nước có cùng biên giới, đặc biệt là Trung Quốc trong thời gian qua cũng phát huy được hiệu quả phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả ở Việt Nam nói chung và riêng địa bàn TPHCM nói riêng.

Cơ sở pháp lý đầu tiên chúng ta có thể nói đến là “Tuyên bố chung về hợp

tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa hai nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước ta Nguyễn

Dy Niên và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Đường Gia Triền ký tại Bắc Kinh ngày 25/12/2000. Trong mục VIII của bản tuyên bố chung nêu rõ: “Tăng cường hợp tác trong các mặt phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia cũng như trao đổi và hợp tác giữa các cơ quan Tư pháp, Cơng an, Tồ án, Viện kiểm sát của hai bên, tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan kỷ luật, kiểm sát, giám sát của hai bên về chống tham nhũng, đề cao liêm khiết”.

Ngoài ra, tháng 10/2010, Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam và Đại tướng Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc đã ký kết bản hợp tác giữa hai bên trong đấu tranh phịng chống tội phạm. Trên tinh thần đồn kết, hữu nghị và hợp tác bình đẳng, hai bên Công an Việt Nam và Công an Trung Quốc thống nhất tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác hiệu quả trên 10 lĩnh vực là phòng ngừa đấu tranh phòng chống các loại tội phạm: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, bn lậu, mua bán, vận chuyển vũ khí, chất nổ, tổ chức đưa người, đặc biệt là phụ nữ, buôn bán tiền giả, tội phạm ma túy, chất hướng thần và tiền chất, tội phạm xâm hại an ninh quốc gia33.

Hai bên tăng cường phối hợp tổ chức mở đợt cao điểm chung tấn công, trấn áp tội phạm; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ an ninh nội địa, đấu tranh hiệu quả các hoạt động phá hoại, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, các hoạt động gây nguy hại đến an ninh của hai nước. Hai bên thúc đẩy hơn nữa việc triển khai cử đại diện của Công an hai nước tại Đại sứ quán của mỗi nước; sớm đi đến ký kết hiệp định dẫn độ giữa hai nước.

Thời gian qua, Công an Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động phối hợp, trao đổi thơng tin, hợp tác đấu tranh phịng chống tội phạm với Công an Trung Quốc. Bộ Công an đã yêu cầu Công an các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc tiến hành các hoạt động với bên Công an Trung Quốc như hội đàm, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tập huấn, hợp tác quốc tế trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm ma tuý, buôn bán người, tội phạm về tiền giả... để phối hợp xác minh, truy bắt tội phạm. Công an Việt Nam khi khám phá ra một số đường dây vận chuyển tiền Việt Nam giả từ Trung Quốc vào Việt Nam đã chủ động liên hệ với Công an Trung quốc để phối hợp điều tra, khám phá. Nhìn chung, việc hợp tác quốc tế giữa Công an Việt Nam và Trung Quốc đã có những tác dụng nhất định trong việc ngăn chặn nguồn tiền giả vào Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới.

2.4.2 Những hạn chế trong cơng tác phịng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả

Bên cạnh những hiệu quả tích cực đã đạt được của các lực lượng chức năng trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn TPHCM thời gian qua, ngoài những hạn chế đã phân tích ở phần nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trong phòng ngừa loại tội phạm này, thực tiễn vẫn tồn tại một số bất cập, cụ thể như sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền của NHNN và các cơ quan Cơng an

TPHCM tuy có những hiệu quả nhất định nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu. Công tác tuyên truyền mới chỉ tập trung vào việc giúp cho nhân dân cách nhận biết tiền thật, giả mà chưa hướng đến những quy định của Nhà nước về chống tiền giả, bảo vệ tiền thật, tính chất nguy hiểm và những thủ đoạn lơi kéo của bọn tội phạm. Bên cạnh đó, một hướng tuyên truyền mang lại hiệu quả thiết thực và lâu dài đó là tuyên truyền học đường lại chưa được chú trọng đúng mức tại các trường học trên địa bàn TPHCM. Hơn nữa, ngoài việc hướng dẫn người dân cách nhận biết tiền thật hay giả bằng mắt thường, NHNN còn hướng dẫn người dân sử dụng máy soi phát hiện tiền giả để nhận biết một cách nhanh chóng hơn do một số đồng tiền giả, các đối tượng làm khá tinh vi, rất khó phát hiện bằng các biện pháp quan sát thông thường. Tuy nhiên, NHNN cũng như các cơ quan chức năng khơng có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng là sử dụng loại máy nào mang lại hiệu quả cao và giá cả hợp lý. Thực tế cho thấy khi gõ từ khóa “máy soi tiền giả” vào trang tìm kiếm Google trong vịng 0,3 giây đã có khoảng 6.320.000 kết quả, có tới hàng trăm nhãn hiệu máy soi tiền giả khác nhau với giá từ vài trăm nghìn

đồng đến vài chục triệu đồng. Điều này gây bối rối cho các hộ kinh doanh khi có ý định mua một máy soi tiền giả.

Thứ hai, về nhận thức, tội phạm về tiền giả là một loại tội phạm có quá

trình hình thành, phát triển với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, phức tạp, khơng chỉ liên quan đến các tổ chức, ổ nhóm tội phạm trong nước mà còn liên quan đến các tổ chức tội phạm ở nước ngoài, nhưng việc sơ kết, tổng kết kinh nghiệm, đánh giá hoạt động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của tội phạm về tiền giả của các cơ quan chức năng chưa được thực hiện thường xuyên. Trong hội nghị tổng kết 10 năm cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm tiền giả (2001-2010) và triển khai Đề án của Chính phủ về "Nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, séc giả, ngân phiếu giả, công trái giả và các giấy tờ có giá giả khác" do Tổng cục An ninh II tổ chức vào năm 2011 cũng đã xác định vấn đề này. Trên địa bàn TPHCM từ năm 2007 đến năm 2012, lực lượng ANĐT Công an TPHCM chưa chủ trì một hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm nào có sự tham gia của các lực lượng Công an, Ngân hàng, Kho bạc, Hải quan, Cục quản lý xuất nhập cảnh… về cơng tác phịng ngừa, đấu tranh với tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả.

Thứ ba, về tổ chức thực hiện, các mặt công tác nghiệp vụ như điều tra cơ

bản, sưu tra tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm của lực lượng Công an TPHCM chưa được thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả. Vì vậy, hầu hết các vụ việc đều do người dân, cán bộ ngân hàng hoặc nhân viên bán hàng của các cơ sở kinh doanh phát hiện và báo lại đối với cơ quan Công an. Hơn nữa, chế độ thông tin báo cáo, giao ban giữa Công an các quận, huyện và Công an Thành phố chưa được thực hiện một cách nhanh chóng và thường xuyên. Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong ngành Công an trên địa bàn TPHCM cũng như việc áp dụng và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động của lực lượng Công an như: Biện pháp quần chúng, hành chính, trinh sát, điều tra... cịn

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)