Đối với nhà kinh doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 25)

1.3 .Vai trị của xuất xứ hàng hóa

1.3.1. Đối với nhà kinh doanh

Hàng hóa có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lợi ích khác nhau của nhà kinh doanh, trong đó phải kể đến các lợi ích quan trọng:

Thứ nhất, hàng hóa có xuất xứ là một điều kiện quan trọng để thụ hưởng các

ưu đãi

32 Naoto JINJI - Yoshihiro Mizoguchi (2016), “Rules of Origin and Technology Spillovers from Foreign Direct Investment under International Duopoly”, Japan and the World Economy, Vol. 40, tr. 47 - 60.

33

Trong thương mại quốc tế, giảm thiểu chi phí bỏ ra để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu quan trọng với bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng gay gắt. Trong đó, thuế quan là một chi phí đặc biệt, “một dạng thuế đánh vào hàng nhập khẩu mà tại một mức giá thế giới nhất định, làm tăng giá nội bộ hoặc giá trong nước đối với hàng nhập khẩu tương ứng với mức thuế nhập khẩu áp đặt đối với mặt hàng đó”.34 Khi hàng hóa của quốc gia có thỏa thuận ưu đãi, đồng thời thỏa mãn quy tắc xuất xứ ưu đãi thì hàng hóa đó được quốc gia nhập khẩu xem xét loại bỏ thuế quan (ưu đãi thuế quan). Cho nên, ưu đãi thuế quan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến “thành công” của các nhà kinh doanh trên thương trường trong chiến lược sản xuất, kinh doanh lâu dài.

Đặc biệt, xu hướng hình thành các FTA ngày càng tăng với mong muốn thúc đẩy tự do hóa thương mại bằng cách cắt giảm thuế quan đối với những mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên. Tuy nhiên, FTA không đương nhiên đảm bảo rằng các nhà kinh doanh nội khối vận dụng được ưu đãi thương mại và đối xử thuận lợi từ các FTA. Điều kiện cắt giảm thuế quan luôn phụ thuộc yêu cầu đáp ứng quy tắc xuất xứ của FTA. Trên thực tế, quy tắc xuất xứ được cho là lý do chính khiến FTA được sử dụng không hiệu quả. Các FTA dựa vào quy tắc xuất xứ để xác định nguồn gốc của sản phẩm nhằm xác định tính hợp lệ của thuế suất ưu đãi. Khi mà FTA liên tục tăng lên, các quy tắc xuất xứ trở nên ngày càng phức tạp, trong đó thuế quan như thế nào đều phụ thuộc vào xuất xứ của sản phẩm. Do chi phí quản lý và tuân thủ quy tắc xuất xứ của các nhà kinh doanh tăng lên, nên họ thường không lựa chọn FTA.35 Bên cạnh lợi ích từ miễn giảm thuế quan, hàng hóa có xuất xứ cịn có thể “gặt hái” được các ưu đãi phi thuế quan. Tức là nhà kinh doanh sẽ né tránh được các biện pháp chính sách, ngồi các biện pháp thuế quan, có khả năng ảnh hưởng kinh tế đối với thương mại quốc tế về hàng hóa, thay đổi số lượng giao dịch, giá cả hoặc cả hai.36

Thứ hai, hàng hóa có xuất xứ sẽ hạn chế các rủi ro về mặt pháp lý

34 Melvyn Krauss (1978), “Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch mới” 6 - 13, tr. 27 - 31, dẫn theo Raj Bhana: Luật

thương mại quốc tế: Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Tái bản lần thứ hai), Lexis Publishing, 2001, tr. 269.

35 Jisoo Yi (2015), “Rules of origin and the use of free trade agreements: A literature review”, World Customs Journal, Vol. 9, tr. 43 - 44.

36 Theo Hệ thống phân loại các biện pháp phi thuế quan của UNCTAD (Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển) thì quy tắc xuất xứ là một trong các biện pháp phi thuế quan có khả năng ảnh hưởng kinh tế đối với thương mại quốc tế về hàng hóa, thay đổi số lượng giao dịch, giá cả hoặc cả hai.

Theo pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nếu hàng hóa đưa vào lưu thơng trên thị trường mà khơng có xuất xứ rõ ràng thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định. Chẳng hạn, pháp luật Hoa Kỳ yêu cầu hàng hóa nhập khẩu phải có xuất xứ và mã HS rõ ràng, nếu không sẽ bị phạt theo mức phần trăm giá trị của lơ hàng và áp dụng các hình thức xử lý khác.37

Hay theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi kinh doanh hàng hóa khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể bị phạt tiền và bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm.38

Xuất xứ hàng hóa cịn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng cho hoạt động thương mại hàng hóa. Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa có xuất xứ nước ngồi, chủng loại hàng hóa và xuất xứ của nó là một nội dung quan trọng được các bên quan tâm, thỏa thuận rất cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bên bán không thể đảm bảo về xuất xứ sản phẩm theo thỏa thuận ban đầu, dẫn đến những tranh chấp khơng đáng có, gây mất thời gian và tiền bạc cho các bên.39

1.3.2. Đối với nhà nƣớc

Xác định xuất xứ hàng hóa được thực hiện thơng qua quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ khơng ưu đãi. Mỗi quy tắc có vị trí và vai trị nhất định trong tổng thể chính sách thương mại và cách thức quản lý của nhà nước. Đối với các quốc gia tham gia FTA, quy tắc xuất xứ của FTA có thể mời gọi đầu tư từ các nước phát triển và thúc đẩy các ngành công nghệ - kỹ thuật cao. Cùng với hoạt động chuyển giao quy trình sản xuất từ một nước phát triển sang một nước thành viên FTA, ngành công nghiệp phụ trợ ở các nước thành viên FTA cũng sẽ được thúc đẩy mạnh hơn.40

Nơi xuất xứ một hàng hóa là yếu tố quan trọng để nhà nước quyết định thực thi các cam kết về ưu đãi thuế quan và ưu đãi phi thuế quan. Hiện nay, các cam kết ưu đãi chủ yếu nằm trong các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam ký kết. Nghĩa vụ thực hiện cam kết, cả về mặt pháp lý lẫn mặt thực chất chỉ đặt ra với hàng

37 Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, Nxb. Lao động - Xã hội, tr. 105.

38 Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP).

39 Xem thêm: Quyết định Giám đốc thẩm số 09/HĐTP-KT ngày 30/3/2005 của Tòa án nhân dân tối cao về vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hố, Quyết định được đính kèm tại Phụ lục 2 của Luận văn.

40 Norio KoMuRo (2004), “ASEAN and Preferential Rules of Origin”, The Journal of World Investment &

hóa có xuất xứ từ quốc gia cùng tham gia hiệp định tự do thương mại với Việt Nam. Quy tắc xuất xứ cụ thể trong từng hiệp định thương mại được vận dụng để xác định tính hợp lệ của hàng nhập khẩu, quyết định cho hưởng mức thuế ưu đãi, duy trì các cam kết.41

Về bản chất, quy tắc xuất xứ được coi là một rào cản thương mại, được nhà nước sử dụng một biện pháp “bảo hộ ẩn” để bảo vệ sản xuất trong nước. Nếu như chương trình cắt giảm thuế quan “thiên vị” hàng hóa một nước khác, thì quy tắc xuất xứ lại có thể giám sát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, như một cách thức để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước khỏi sự gia tăng số lượng hàng nhập khẩu. Chẳng hạn, quy tắc xuất xứ tạo ra cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô trong nước, gây áp lực các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra nghiêm ngặt các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa của đối tác thương mại.42

Trong nhiều trường hợp, quy tắc xuất xứ có thể rất đơn giản, dễ dàng và khơng q khó để đáp ứng, miễn là tất cả các bộ phận của một sản phẩm được sản xuất và lắp ráp chủ yếu tại một nước. Tuy nhiên, khi bộ phận cấu thành sản phẩm hồn chỉnh có nguồn gốc ở nhiều nước thì ngược lại, một quá trình phức tạp được diễn ra, đơi khi mang tính chủ quan, tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.43

Trong bối cảnh các quốc gia tăng cường các FTA, tạo ra các quy tắc xuất xứ khác nhau và được vận dụng khá tùy tiện, dẫn đến sự chồng chéo về căn cứ theo quy tắc của từng FTA, gây hiệu ứng “bát mỳ spaghetti”.44 Hệ quả là các chi phí giao dịch của hoạt động thương mại trong mạng lưới FTA tăng lên, tạo nên một rào cản đối với chính hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, nếu hàng hóa của quốc gia khơng tham gia FTA khi thâm nhập vào bất kì một thành viên của FTA, sẽ đương nhiên gặp bất lợi về mặt ưu đãi, bởi vì “bản chất của các ưu đãi là phân biệt đối xử với bên thứ ba và bất kỳ đề xuất nào nhằm mở rộng những ưu đãi riêng có đó cho những đối tác thương mại mới sẽ

41 Nguyễn Tuấn Vũ (2016), “Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8, tr. 57.

42 Colleen Carroll - Dylan Geraets - Arnoud R. Willems, tlđd (9), tr. 10.

43 Vivian C. Jones (2015), International Trade: Rules of Origin, Congressional Research Service, tr. 1.

44 Daisuke Hiratsuka - Ikumo Isono - Hitoshi Sato - So Umezaki (2008), Escaping from FTA Trap and Spaghetti Bowl Problem in East Asia: An Insight from the Enterprise Survey in Japan, in Soesastro, H. (ed.),

Deepening Economic Integration - The ASEAN Economic Community and Beyond, ERIA Research Project

Report 2007-1-2, nguồn:

http://www.eria.org/publications/research_project_reports/images/pdf/PDF%20No.1-2/No.1-2-part4-16.pdf, truy cập ngày 4/4/2016.

gây ra các xung đột lợi ích trong lịng xã hội, các nhóm hưởng lợi sẽ trở nên cố kết và kém thân thiện hơn với các đối tác không phải là thành viên của FTA”.45

Quy tắc xuất xứ cịn là một cơng cụ đắc lực, hỗ trợ nhà nước thực hiện các mục đích: i) để thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại, như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ… (đối với hàng hố có xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này); ii) để phục vụ công tác thống kê thương mại (như xác định lượng nhập khẩu và trị giá nhập khẩu từ từng nguồn khác nhau); iii) để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hoá; iv) để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế.46

1.3.3. Đối với ngƣời tiêu dùng

Xuất xứ hàng hóa là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng hiện nay. Trong những năm gần đây, người tiêu dùng trên toàn thế giới đã dễ dàng tiếp cận được nhiều sản phẩm và dịch vụ từ các nước khác. Hơn nữa, với những tiến bộ trong truyền thơng, du lịch, truyền hình và internet, cũng như tăng cường giáo dục, người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ về các sản phẩm, dịch vụ trên toàn thế giới. Kết quả là, ảnh hưởng của nguồn gốc sản phẩm đến hành vi tiêu dùng đang ngày càng tăng lên.47

Những nghiên cứu về tác động của nước xuất xứ tới người tiêu dùng đã có từ những năm 1960 và xu hướng ngày càng tăng. Các cơng trình nghiên cứu này chỉ ra rằng, nước xuất xứ của hàng hóa sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức, thái độ và hành vi của người tiêu dùng.48

Ở một chừng mực nhất định, nơi xuất xứ có thể phản ánh được phần nào chất lượng của hàng hóa tiêu dùng. Xuất xứ sản phẩm giúp người tiêu dùng có thể đánh giá được các yếu tố tạo nên ưu điểm của sản phẩm như về công dụng, độ bền, mức độ an toàn, giá cả... Cho nên, với một sản phẩm có xuất xứ rõ ràng sẽ là cơ sở để người tiêu dùng nhận biết, so sánh và lựa chọn mua hàng trong số những sản phẩm có cùng tính năng sử dụng nhưng khác biệt về xuất xứ. Ví

45 Bùi Trường Giang (2010), Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á, Nxb. Khoa học xã hội, tr. 92.

46 Lê Minh Tiến (2011), “Quy tắc xuất xứ hàng hóa của khu vực thương mại tự do ASEAN”, Tạp chí Luật

học, số 9, tr. 65.

47 Erdener Kaynak - Orsay Kucukemiroglu - Akmal S. Hyder (2000), “Consumers’ country of origin (COO) perceptions of imported products in a homogenous less developed country”, European Journal of Marketing, Vol. 34, tr. 1221.

48 Xem thêm: Rooma Roshnee Ramsaran (2015), “The Country of Origin Effect on Perceptions of Imported and Domestic Products in a Developing Country”, International Journal of Business and Social Science, Vol. 6, No. 9, tr. 14 - 24.

dụ, táo có xuất xứ Hoa Kỳ và táo có xuất xứ Trung Quốc sẽ là thông tin quan trọng giúp người tiêu dùng quyết định chọn mua sản phẩm táo của nước nào.

Lợi ích thuế quan có được của nhà kinh doanh từ việc thỏa mãn quy tắc xuất xứ, cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới lợi ích của người tiêu dùng, thông qua quyền tiếp cận với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ. Đồng thời, tăng cường khả năng lựa chọn giữa các sản phẩm trong nước và nước ngồi, tránh tình trạng độc quyền từ phía các nhà sản xuất trong nước. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền được cung cấp chính xác và đầy đủ về xuất xứ hàng hóa là một trong các quyền quan trọng, cấu thành trong những quyền cơ bản của người tiêu dùng. Khi thông tin về xuất xứ sản phẩm bị từ chối cung cấp hoặc cung cấp khơng chính xác, sẽ là cơ sở để người tiêu dùng vận dụng các phương thức tự bảo vệ mình, như quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật…49

1.4. Phân loại xuất xứ hàng hóa

1.4.1. Căn cứ vào điều ƣớc quốc tế

Các điều ước quốc tế là cơ sở thiết lập liên kết tự do thương mại ở cấp độ khác nhau, mỗi điều ước có một quy tắc xuất xứ riêng để xác định xuất xứ hàng hóa. Khi thỏa mãn một quy tắc xuất xứ cụ thể, hàng hóa được xem như là có xuất xứ “nội khối” và được tiếp cận dễ dàng thị trường tiêu dùng của tất cả các nước thành viên. Căn cứ vào quy tắc xuất xứ có trong các điều ước quốc tế, xuất xứ hàng hóa được chia thành xuất xứ hàng hóa WTO và xuất xứ hàng hóa FTA.

Thứ nhất, xuất xứ hàng hóa WTO

Hiệp định ROO là hiệp định cấu thành trong hệ thống các hiệp định điều chỉnh thương mại hàng hóa của WTO. Hiệp định ROO quy định các nguyên tắc áp dụng chung mà tất cả các nước thành viên khi ban hành và thực thi các quy định pháp luật hoặc hành chính liên quan đến việc xác định xuất xứ hàng hóa đều phải tuân thủ. Tuy nhiên, các nguyên tắc của Hiệp định không áp dụng cho các trường hợp quy tắc xuất xứ theo các thỏa thuận ưu đãi. Do đó, xuất xứ hàng hóa WTO chỉ mang tính chất tượng trưng, thực tế không phải là yếu tố để các nhà nhập khẩu tranh thủ các lợi ích ưu đãi.

Thứ hai, xuất xứ hàng hóa FTA

49

Mỗi FTA đều có bộ quy tắc xuất xứ để xác định xuất xứ hàng hóa nội khối, giúp quốc gia thành viên triển khai các cam kết trong hiệp định thương mại đã ký kết. Hàng hóa khi thỏa mãn quy tắc xuất xứ sẽ được coi là hàng hóa có xuất xứ nội khối FTA, được tự do lưu chuyển trong khối và dễ dàng có được các ưu đãi thuế

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)