Từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO (năm 2007) đến nay, tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng hơn, đạt được nhiều kết quả tích cực, khá tồn diện trên các lĩnh vực. Hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ mơi trường hồ bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội; quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.144
Có thể nhận định rằng: hội nhập kinh tế quốc tế từ đó tự do hóa hoạt động giao lưu thương mại giữa Việt Nam với thế giới là bước đi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Sau ba thập kỷ hội nhập, Việt Nam cũng đã gặt hái được những thành tựu đáng kể trong tiến trình tự do hóa thương mại. Kết quả của các bước hội nhập này là nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế mở, với mức độ tự do hóa tương đối mạnh mẽ so với các nước có cùng trình độ phát triển trong khu vực. Đặc biệt, q trình đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại thơng qua hình thành các FTA đang trở thành một xu hướng của thế giới lẫn Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết và tham gia 10 hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, và đang đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do khác. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tích cực do các FTA mang lại cho Việt Nam thì nó cũng tồn tại nhiều mặt trái nhất định. Việc “nở rộ” nhiều FTA và sự chồng chéo/đan xen đã gây hiệu ứng “bát mỳ spaghetti”. Đây có lẽ là một trong những khó khăn chủ yếu phát sinh từ các hiệp định này, khi mà chúng khơng đi theo một mơ hình có sẵn. Điều này khó khăn cho các chủ thể kinh tế, đặc biệt là do sự đa dạng của các quy tắc xuất xứ.145
Như vậy, trong tương lai, không loại trừ khả năng chúng ta sẽ đàm phán và ký kết thêm nhiều hiệp định thương mại tự do. Khi các quy tắc xuất xứ ưu đãi không ngừng tăng lên, cùng với quy tắc xuất xứ không ưu đãi tạo nên một hệ thống
144 Nghị quyết số 06 - NQ/TW ngày 5/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
145
quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa vơ cùng phức tạp, gây khó khăn cho chính bản thân doanh nghiệp xuất khẩu lẫn công tác quản lý của Nhà nước. Trong khi việc hài hịa hóa các quy tắc xuất xứ đã và đang là một việc làm khơng khả thi, bởi vì rất khó để có được một bộ quy tắc xuất xứ chung nhằm áp dụng cho hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, xuất xứ hàng hóa và các vấn đề của nó đã thực sự trở thành một cấu thành quan trọng của thương mại quốc tế hiện đại. Xuất xứ hàng hóa khơng chỉ dừng lại ở việc quyết định chính sách thương mại giữa các quốc gia với nhau, mà còn là cơng cụ có thể tác động sâu rộng tới hoạt động kinh doanh và hành vi tiêu dùng trong xã hội. Ngồi ra, quy tắc xuất xứ hàng hóa cũng là một yếu tố tích cực ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, đóng vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững và lâu dài của đất nước. Do đó, pháp luật điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa cần thiết phải được hoàn thiện hơn nữa, cũng như khắc phục những bất cập, khó khăn tồn tại, góp phần tạo nên một mơi trường thương mại quốc tế lành mạnh, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan.