Kiến nghị về quy tắc xuất xứ ưu đãi

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 75 - 77)

3.2 .Những kiến nghị cụ thể

3.2.1. Đối với Nhà nước

3.2.1.1. Kiến nghị về quy tắc xuất xứ ưu đãi

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nếu quy tắc xuất xứ ưu đãi trong hiệp định thương mại tự do khơng tương thích với tình hình sản xuất, nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của nước xuất khẩu thì hàng hóa nước đó sẽ khó đáp ứng được các điều kiện để được coi là “có xuất xứ”, cũng đồng nghĩa với việc không được hưởng ưu đãi thuế quan. Trong trường hợp như vậy, lợi ích mà nước xuất khẩu hy vọng có được từ FTA sẽ bị vơ hiệu hóa bởi các quy tắc xuất xứ hàng hóa. Cho nên, quy tắc xuất xứ là một nội dung quan trọng trong bất kỳ FTA nào, và q trình đàm phán để có được bộ quy tắc xuất xứ phù hợp sẽ quyết định rất lớn đến lợi ích của nước thành viên FTA trên thực tế. Trong nhiều cuộc đàm phán hiệp định thương mại, để có được bộ quy tắc xuất xứ phù hợp một cách “tương đối”, Việt Nam phải đánh đổi bằng các cam kết mở cửa thị trường nội địa của mình cho hàng hóa, dịch vụ của các đối tác. Thực tế, đàm phán về quy tắc xuất xứ cho việc ký kết các hiệp định thương mại tự do thật sự phức tạp và không dễ dàng, bởi vì các bên đàm phán thường chỉ chú trọng nhấn mạnh bộ quy tắc của riêng mình thay vì hướng đến sự hài hịa chung về quy tắc xuất xứ, và đương nhiên kết quả đàm phán sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thỏa mãn quy tắc xuất xứ của hàng hóa Việt Nam. Vì vậy, các nhà đàm phán

Việt Nam cần phải có một chiến lược và quy tắc đàm phán hiệu quả, “bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.146

Chính vì lẽ đó, tác giả có một số đề xuất như sau:

Một là, đàm phán quy tắc xuất xứ cần thiết đặt nó trong tổng thể của quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do, hướng tới hài hịa lợi ích chung cho tất cả thành viên đàm phán. Quy tắc xuất xứ được xem là tính năng vốn có của các FTA, là công cụ đảm bảo thực thi các cam kết mở cửa thị trường nội khối. Thông thường, các bên đàm phán cũng đưa ra quan điểm rằng quy tắc xuất xứ cần thiết phải là kết quả đàm phán giữa các bên và trong một số trường hợp có thể là sự chấp nhận quy tắc của nhau. Cho nên, tính hài hịa tương đối vẫn tồn tại giữa các bộ quy tắc xuất xứ. Và đương nhiên, lợi ích chung của tồn thể quốc gia thành viên sẽ khó lịng đạt được nếu quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại khơng phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh nội khối. Vì vậy, đàm phán và xây dựng bộ quy tắc xuất xứ FTA cần phải dự liệu được tính khả thi, phù hợp của nó với kinh tế nội khối sau khi đã nghiên cứu, xem xét và đánh giá một cách kỹ lưỡng tình hình và điều kiện phát triển chung của các quốc gia thành viên. Đặc biệt, xu hướng là các khu vực thương mại tự do “mở” thường khuyến khích và chấp nhận các tiêu chí xuất xứ đơn giản, linh hoạt và mềm mỏng, tránh tạo ra trở ngại cho nhà kinh doanh.

Hai là, đàm phán quy tắc xuất xứ cần hướng tới sự nhất quán tương đối với

quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia. Điều này sẽ là một giải pháp kĩ thuật để hạn chế tính tiêu cực của hiệu ứng “bát mỳ spaghetti” mà Việt Nam đang gặp phải. Mặc dù, hầu hết quốc gia đàm phán đều nhấn mạnh bộ quy tắc xuất xứ của riêng mình nhưng “nguyên tắc đàm phán là tập trung vào lợi ích quốc gia được ưu tiên nhất và mang tính tổng thể lâu dài”,147 đòi hỏi phải vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo và linh hoạt trong việc thể hiện ý chí đàm phán.

Ba là, quy tắc xuất xứ phải thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, mang tính ổn

định và minh bạch để tăng tính khả dụng. Q trình đàm phán quy tắc xuất xứ phải hướng tới các ngành nghề, lĩnh vực chịu ảnh hưởng chủ yếu của hiệp định thương mại nói chung và quy tắc xuất xứ nói riêng. Nếu như quy tắc xuất xứ khơng phù hợp với tình hình sản xuất, nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của một ngành

146 Khoản 3 Điều 3 Luật Điều ước quốc tế 2016.

147

sản xuất cụ thể thì đương nhiên các lợi ích từ FTA sẽ bị triệt tiêu. Các doanh nghiệp sẽ không thể đáp ứng được quy tắc xuất xứ nếu như nó khơng phù hợp với điều kiện sản xuất. Chẳng hạn, các trường hợp tỷ lệ nội địa hóa quá cao trong khi ngành sản xuất của doanh nghiệp lại phụ thuộc chủ yếu vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ quốc gia ngồi khối hay các mặt hàng có tiêu chí xuất xứ dựa trên hàm lượng khoa học - công nghệ cao, trong khi khoa học công nghệ trong nước lại chưa phát triển để thỏa mãn quy tắc xuất xứ đó… Cho nên, để có một bộ quy tắc xuất xứ phù hợp, nhà đàm phán Việt Nam phải có phương án đàm phán thích hợp cho từng ngành hàng. Đặc biệt, cần thiết phải khảo sát và thu thập các tài liệu, ý kiến liên quan đến việc xác định xuất xứ của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong nước để xây dựng phương án đàm phán phù hợp và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)