Kiến nghị về quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 78 - 80)

3.2 .Những kiến nghị cụ thể

3.2.1. Đối với Nhà nước

3.2.1.3. Kiến nghị về quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

148 Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2011), “Báo cáo đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam”, tr. 79 - 111.

Nguồn: http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/wto/danh_gia_tac_dong_cua_roo_trong_cac_fta.pdf, truy cập ngày 02/06/2017.

Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và quản lý xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác phịng ngừa và hạn chế hành vi gian lận thương mại. Bối cảnh kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, cộng với thực trạng gian lận xuất xứ diễn biến phức tạp, đã xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại đến các lợi ích mà Nhà nước bảo vệ. Vì lẽ đó, đặt ra vấn đề tăng cường quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể tác giả có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm sốt xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Ưu đãi thuế quan là lý do chính làm cho hành vi gian lận xuất xứ ngày càng gia tăng và khó kiểm sốt. Tăng cường cơng tác kiểm sốt xuất xứ của hàng hóa xuất nhập khẩu là một giải pháp đơn giản và khả thi, có thể trực tiếp ngăn ngừa hiện tượng gian lận xuất xứ. Mặc dù vậy, muốn triển khai toàn diện và hiệu quả sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do đội ngũ cán bộ, công chức hải quan hiện nay đang “mỏng về số lượng, yếu về chất lượng”. Vì vậy, Nhà nước cần phải có chính sách và kế hoạch cụ thể hướng tới mục tiêu cải thiện hơn nữa chất lượng quản lý hải quan, trong đó chú trọng cơng tác nâng cao năng lực và số lượng của đội ngũ nhân lực hải quan. Đặc biệt, với sự kiện VCCI phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính thành lập Hội đồng tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn

gian lận thương mại qua C/O vào tháng 10/2010 đã đánh dấu một bước tiến mới

trong cơng tác phịng chống gian lận xuất xứ. Chức năng chính của Hội đồng này là tư vấn, hỗ trợ các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp về biện pháp, phương thức để phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế hành vi gian lận thương mại qua C/O. Do đó, các cơ quan thành lập ra Hội đồng cần phải kiện toàn hơn nữa về chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn hoạt động, giúp Hội đồng này phát huy tối đa nhiệm vụ tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O.

Thứ hai, hoàn thiện quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xuất xứ hàng

hóa xuất nhập khẩu

Các hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu diễn ra ngày càng phổ biến, như làm giả C/O; cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị cấp hoặc xác minh C/O; tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung C/O… nhưng chế tài xử phạt đối với các hành vi này vẫn chưa đủ mạnh để tạo tính răn đe, phịng ngừa và hạn chế các tổ chức, cá nhân vi phạm. Cụ thể, theo khoản 26 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP thì các tổ chức, cá nhân vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu, tùy vào loại hành vi cụ thể

mà bị áp dụng mức phạt tiền khác nhau nhưng cao nhất cũng chỉ 50.000.000 đồng, ngồi ra cịn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, theo Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 thì hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là những hình thức xử lý khơng mang tính bắt buộc,149

và trên thực tế cũng phụ thuộc ít nhiều vào ý chí chủ quan của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khơng áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hay biện pháp khắc phục hậu quả thì chế tài phạt tiền cịn q nhẹ và chưa hợp lý trong một số trường hợp. Đơn cử như hành vi sử dụng C/O giả thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Với mức phạt tiền cố định từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, có thể dẫn đến nhiều trường hợp, các tổ chức, cá nhân có lơ hàng nhập khẩu với trị giá lớn nhưng khơng có xuất xứ rõ ràng, sẽ chấp nhận làm giả C/O ưu đãi để tranh thủ các ưu đãi thuế quan. Và nếu như cơ quan Hải quan khơng áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hay biện pháp khắc phục hậu quả, thì xem ra chế tài xử phạt hành chính khơng tương thích với mức độ và hậu quả của hành vi làm giả C/O. Cho nên, theo tác giả, thay vì căn cứ vào hành vi vi phạm để “định lượng” một mức phạt tiền cố định như khoản 26 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP thì Chính phủ cần phải xem xét sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng: hình phạt tiền cần được xây dựng dựa trên giá trị hàng hóa vi phạm hoặc số lợi bất hợp pháp có được; và mức phạt phải tỷ lệ thuận với giá trị hàng hóa vi phạm hoặc số lợi bất hợp pháp có được.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)