.Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của ASEAN

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 63 - 68)

2.6.1. Khái quát về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Trong thương mại quốc tế, ngồi cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi bên thứ ba, còn tồn tại một cơ chế chứng nhận xuất xứ khác do các bên tham gia giao dịch thương mại thực hiện, được gọi là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization), tự chứng nhận xuất xứ (self - certification of origin) là việc nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu hàng hóa tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ nào khác thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do tổ chức được chính phủ của nước xuất khẩu ủy quyền cấp. Tự chứng nhận xuất xứ có bốn hình thức khác nhau: thứ nhất, nhà xuất khẩu được chấp nhận: một

122 Xem thêm: Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

123 Điều 15 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP.

124

Xem thêm: Dự thảo thông tư về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại:

http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?id=13163&_afrLoop=7956821780993137#!% 40%40%3F_afrLoop%3D7956821780993137%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D13163%26leftWidth %3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ct rl-state%3D13xsodpmh8_4, truy cập ngày 15/6/2017.

nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ thông qua sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, có thể tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hố đơn thương mại hoặc trên tài liệu thương mại khác; thứ hai, nhà xuất khẩu đăng ký: nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ thông qua thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để có thể tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hố đơn thương mại hoặc trên tài liệu thương mại khác; thứ ba, nhà xuất khẩu tự chứng nhận: nhà xuất khẩu, nhà sản xuất sẽ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà khơng có sự tham gia của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Việc xác minh tính chính xác xuất xứ của hàng hóa sẽ do cơ quan hải quan của nước nhập khẩu trực tiếp tiến hành; thứ tư, nhà nhập khẩu tự do chứng nhận: các nhà nhập khẩu sẽ tự do khai báo nguồn gốc hàng hóa hoặc đơn giản chỉ là đưa ra một chỉ dẫn nguồn gốc dựa trên kiến thức của họ về hàng hoá nhập khẩu khi yêu cầu hưởng một ưu đãi thuế quan. Hình thức này yêu cầu phải xác định rõ trách nhiệm của người nhập khẩu và người có liên quan trong giao dịch.125

Mặc dù cơ chế tự chứng nhận xuất xứ còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng đã trở nên phổ biến trên thế giới. Trên thực tế, tự chứng nhận xuất xứ là một giải pháp tốt để hỗ trợ nhà kinh doanh mà các nước Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản thường đề xuất trong các cuộc đàm phán FTA với ASEAN.126

Hiện nay, hai chương trình thí điểm tự chứng nhận xuất xứ của ASEAN sử dụng hình thức tự chứng nhận xuất xứ thơng qua việc chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên, cho phép doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhà sản xuất được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Sự kiện Việt Nam tham gia Dự án thứ hai đã đánh dấu một bước tiến lớn trong chiến lược cải cách thủ tục hành chính, khơng chỉ phù hợp với thơng lệ quốc tế mà cịn có thể học hỏi và đúc rút kinh nghiệm để triển khai rộng rãi cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong tương lai. Ngoài ra, Luật Quản lý ngoại thương 2017 đã ghi nhận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành là một biện pháp chứng nhận xuất xứ, đồng thời trao cho Bộ trưởng Bộ Công Thương thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.127

125 World Customs Organization (2014), “Guidelines on Certification of Origin”, http://www.wcoomd.org/~/media/wco/public/global/pdf/topics/origin/instruments-and-

tools/guidelines/guidelines-on-certification-endorsed-july-2014-en.pdf?db=web, truy cập ngày 4/5/2017.

126 Miriam Manchin - Annette O. Pelkmans-Balaoing (2007), Rules of Origin and the Web of East Asian Free

Trade Agreements, World Bank Policy Research Working Paper 4273, tr. 15.

127

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu địi hỏi phải có sự đáp ứng nhanh chóng, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà kinh doanh lẫn cơ quan quản lý so với cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi bên thứ ba. Với trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa thuộc về chính doanh nghiệp, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã khắc phục được sự phức tạp, tốn kém về chi phí, thời gian cũng như các thủ tục để chứng minh xuất xứ, qua đó, đẩy nhanh thủ tục xuất khẩu, thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác, kết quả là làm tăng tỷ lệ sử dụng C/O.128 Tự chứng nhận xuất xứ loại bỏ một khoản lệ phí “danh nghĩa” mà nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu phải trả cho việc chứng nhận xuất xứ. Quan trọng hơn, hầu hết các nhà sản xuất đều mong muốn được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của mình, thay vì chứng nhận xuất xứ bởi bên thứ ba với các yêu cầu về quy trình và thủ tục vơ cùng phức tạp, có thể gây ra sự chậm trễ khi giao dịch hàng hóa với khách hàng và đối tác. Ở một khía cạnh khác, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể được xem là một giải pháp hữu hiệu và khả thi khắc phục những tiêu cực của hiệu ứng “bát mỳ spaghetti”, hạn chế các trở ngại đối với nhà kinh doanh khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế.

2.6.2. Đối tƣợng áp dụng

Dự án thứ hai trong khuôn khổ ASEAN cho phép nhà xuất khẩu được tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại, thay vì phải xin cấp C/O mẫu D theo cách thức truyền thống. Tuy nhiên, trong khi Dự án thứ nhất quy định nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ có thể là nhà sản xuất hàng hóa hoặc nhà xuất khẩu hàng hóa thì Dự án thứ hai lại giới hạn đối tượng này chỉ có thể nhà sản xuất hàng hóa (nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu hàng hóa). Như vậy, đối tượng được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Dự án thứ hai là nhà sản xuất hàng hóa của các nước: Lào, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.129

Tương thích với thỏa thuận giữa các nước trong Bản ghi nhớ về Dự án thứ hai, Thông tư số 28/2015/TT-BCT cũng quy định nhà xuất khẩu Việt Nam muốn tự

128 Lê Minh Tiến (2016), “Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của ASEAN”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6, tr. 69 - 70.

129 Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 28/2015/TT-BCT quy định: nước thành viên Bản ghi nhớ là các nước Lào, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Bộ Công Thương sẽ thông báo các nước thành viên mới gia nhập Bản ghi nhớ trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn và thông báo bằng văn bản cho cơ quan Hải quan.

chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì phải được Bộ Cơng Thương chấp nhận và nhà xuất khẩu đó cũng đồng thời là nhà sản xuất hàng hóa.130

Tính đến thời điểm ngày 11/11/2016, tổng số nhà sản xuất được chấp nhận tự chứng nhận xuất xứ của các nước tham gia Dự án thứ hai là 113 nhà sản xuất, trong đó nhiều nhất là Thái Lan với 89 nhà sản xuất và thấp nhất là Việt Nam và Philippines, với hai nhà sản xuất/mỗi nước.131 So với số lượng nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ của các nước tham gia Dự án thứ nhất thì số lượng nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ của các nước tham gia Dự án thứ hai thấp hơn rất nhiều (thời điểm Dự án thứ hai có 87 nhà xuất khẩu thì Dự án thứ nhất đã có tới 388 nhà xuất khẩu). Thực trạng này xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản: thứ nhất, Dự án thứ hai tương đối mới so với Dự án thứ nhất, nó chỉ mới được triển khai từ tháng 1/2014; thứ hai, các nước tham gia Dự án thứ hai vẫn còn chưa nhận thức một cách đầy đủ về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ và quy tắc xuất xứ của ATIGA, cũng như chưa nỗ lực trong việc khuyến khích các nhà xuất khẩu tiềm năng tham gia chương trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.132

2.6.3. Điều kiện áp dụng

Theo quy định trong hai Bản ghi nhớ và Phụ lục về triển khai chứng nhận xuất xứ, nhà xuất khẩu muốn được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ thì phải nộp đơn yêu cầu bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật nước này, cùng với những thông tin, giấy tờ cần thiết nhằm chứng minh mình đã nắm vững các quy định về quy tắc xuất xứ và thủ tục có liên quan để tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Cơ quan có thẩm quyền sẽ chấp nhận cho nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ khi thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào mà họ cho là phù hợp.133

Đối với nhà xuất khẩu Việt Nam, điều kiện cụ thể để được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại Thơng tư số 28/2015/TT-BCT. Theo đó, thương

130

Khoản 2 Điều 2, khoản 1 Điều 4 Thông tư số 28/2015/TT-BCT.

131 Xem Danh sách thương nhân được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ,

Nguồn: http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/6199/danh-sach-thuong-nhan-duoc-lua-chon-tham-gia-thi-diem- tu-chung-nhan-xuat-xu-(cap-nhat).aspx, truy cập ngày 10/5/2017.

132

The United States Agency for International Development (2016), “SELF - CERTIFICATION IN ASEAN: An assessment of Philippine implementation of the second asean self - certification pilot project”, tr. 15. Nguồn: http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00MBQH.pdf, truy cập ngày 7/5/2017.

133 Quy tắc 12 A, Nguồn: http://www.dft.go.th/th-th/DFT-Service/ServiceData-Information/dft-service-data- privilege/Detail-dft-service-data-privilege/ArticleId/5076/-Self-Certification-1, truy cập ngày 7/5/2017.

nhân được lựa chọn tham gia chương trình thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ cả bốn điều kiện sau đây:

(i) nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu hàng hóa do chính mình sản xuất;

(ii) không vi phạm quy định về xuất xứ trong 02 (hai) năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký;

(iii) kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 (mười) triệu đô la Mỹ;

(iv) có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Cơng Thương chỉ định cấp. Nhìn chung, các điều kiện trên khá “ngặt nghèo” đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là tiêu chí kim ngạch xuất khẩu có thể tạo nên một rào cản mà ít doanh nghiệp có thể vượt qua được và có thể là ngun nhân chính dẫn đến hệ quả là tính đến ngày 11/11/2016 mới chỉ có 02 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình thí điểm tự chứng nhận xuất xứ, là Cơng ty cổ phần Sữa Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nestlé Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Cơng Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Văn bản chấp thuận cho thương nhân tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN. Thương nhân khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện tự chứng nhận xuất xứ theo quy định và có nhu cầu tham gia chương trình thí điểm thì phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, hoặc đăng ký qua mạng Internet tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc Bộ Công Thương ủy quyền cho Sở Công Thương hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được Bộ Công Thương ủy quyền cấp C/O mẫu D nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất tiến hành kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Cơng Thương có văn bản thơng báo thương nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất của thương nhân phù hợp theo quy định, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương xem xét, cấp Văn bản chấp thuận cho thương nhân. Trong trường hợp không cấp Văn bản chấp thuận, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ

Công Thương sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn bản chấp nhận có hiệu lực 01 năm kể từ ngày cấp, trừ trường hợp bị thu hồi theo quy định của pháp luật.134

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)