Kiến nghị về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 77 - 78)

3.2 .Những kiến nghị cụ thể

3.2.1. Đối với Nhà nước

3.2.1.2. Kiến nghị về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Ở Việt Nam, chứng nhận xuất xứ bởi bên thứ ba (Bộ trưởng Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức được ủy quyền) vẫn là cơ chế chính yếu so với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Thực chất, sẽ khơng có cơ chế nào được xem là tối ưu và hồn hảo, bởi vì mỗi cơ chế đều có những thuận lợi và khó khăn riêng của nó. Tuy nhiên, cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi bên thứ ba tỏ ra không phù hợp với bối cảnh “nở rộ” quá nhiều FTA như hiện nay. Mỗi hiệp định thương mại tự do đều có một bộ quy tắc xuất xứ riêng với các tiêu chí xuất xứ và phương pháp tính tốn khác biệt với các hiệp định thương mại tự do khác. Hệ quả là chi phí để tuân thủ các quy tắc xuất xứ của doanh nghiệp tăng lên, cộng thêm các chi phí khác về lệ phí hành chính và đi lại để xin cấp C/O, làm cản trở đáng kể hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Để giải quyết cơ bản thực trạng này, cũng như khắc phục tình trạng kém hiệu quả của việc triển khai thí điểm chương trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN, tác giả có một số ý kiến sau:

Thứ nhất, cần xem xét mở rộng đối tượng thí điểm tự chứng nhận xuất xứ

Thông tư số 28/2015/TT-BCT ra đời triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là một tín hiệu đáng mừng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, với các điều kiện lựa chọn đối tượng tự chứng nhận xuất xứ vượt quá năng lực của doanh nghiệp, làm cho hầu hết các doanh nghiệp có xuất khẩu hàng hóa ra thị trường ASEAN không thể đáp ứng được. Đặc biệt, “kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu đơ la Mỹ” là một điều kiện khó khăn, “quá sức” với doanh nghiệp. Trong khi đó, hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra mục đích quan trọng là hỗ trợ và thúc đẩy hơn nữa nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ vào

dịng chảy thương mại thế giới. u cầu q trình thực thi các cam kết quốc tế cần được triển khai trong mối tương quan với lợi ích có được của nhà đầu tư, chứ không thể làm cản trở hoặc hạn chế hoạt động đầu tư kinh doanh của họ. Do đó, Nhà nước cần phải mở rộng đối tượng được lựa chọn tham gia chương trình thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bằng cách xem xét, đánh giá và điều chỉnh lại các điều kiện lựa chọn thương nhân tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ phù hợp với năng lực nội tại của doanh nghiệp.

Thứ hai, xây dựng lộ trình và kế hoạch nhằm phổ cập rộng rãi cơ chế tự chứng

nhận xuất xứ hàng hóa

Một trong các ngun nhân chính mà các doanh nghiệp Việt Nam khơng được hưởng ưu đãi là do không thể đáp ứng yêu cầu của quy tắc xuất xứ.148

Sự tăng lên của các bộ quy tắc xuất xứ làm giảm đi đáng kể giá trị của tự do hóa thương mại và những kỳ vọng về FTA. Trên thực tế, việc hài hịa hóa quy tắc xuất xứ là một nhiệm vụ khơng khả thi, bởi vì khó có thể tồn tại một bộ quy tắc xuất xứ để áp dụng chung cho hầu hết các quốc gia. Trong tình thế này, giải pháp khả quan có thể giải quyết tình trạng này là áp dụng rộng rãi cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bởi doanh nghiệp.

Việc gia tăng sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ sẽ đóng góp đáng kể cho việc đơn giản hóa và cắt giảm chi phí trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, như một cách thức hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng dễ dàng các quy tắc xuất xứ. Mặc dù tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được ghi nhận trong luật (Luật Quản lý ngoại thương 2017), nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ “tun ngơn”. Do đó, các nhà làm luật cần thiết phải xây dựng một cơ chế thực thi có hiệu quả trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ quá trình thực thi chương trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN, cũng như học hỏi kinh nghiệm của các nước đã thành công khi áp dụng cơ chế này như Singapore, Cộng đồng châu Âu… Ngồi ra, q trình đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với các nước, tự chứng nhận xuất xứ cần được đưa vào nội dung đàm phán và cam kết giữa các bên.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)