Giải quyết khiếu nại và tố cáo

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 70 - 74)

2.7 .Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại liên quan đến xuất xứ hàng hóa

2.7.2. Giải quyết khiếu nại và tố cáo

138 Khoản 4, 5, 10 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.

139 Xem thêm: Điều 188, 189 Bộ luật Hình sự 2015.

140

Theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 19/2006/NĐ-CP, trong trường hợp bị từ chối cấp C/O cho hàng hoá xuất khẩu hoặc bị từ chối cơng nhận xuất xứ của hàng hố nhập khẩu, người đề nghị cấp C/O hoặc người nhập khẩu có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.

Hiện nay, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước phải tuân theo các quy định của Luật Khiếu nại 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó, khi có căn cứ cho rằng việc bị từ chối cấp C/O cho hàng hố xuất khẩu hoặc bị từ chối cơng nhận xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người đề nghị cấp C/O hoặc người nhập khẩu có quyền khiếu nại lần đầu đến người đã từ chối hoặc cơ quan của người đã từ chối hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.141

Việc tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được áp dụng theo Luật Tố cáo 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi có căn cứ xác định cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp C/O hoặc công nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, chẳng hạn như có thái độ nhũng nhiễu, hạch sách, gây khó khăn, kéo dài thời gian cấp C/O; yêu cầu bồi dưỡng thêm hoặc gợi ý bồi dưỡng thêm ngồi phí cấp C/O; hướng dẫn sai so với quy định về quy tắc xuất xứ ưu đãi có liên quan…142

thì người đề nghị cấp C/O hoặc người nhập khẩu có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đó tới người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan hải quan đó. Trong trường hợp muốn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan hải quan thì

141 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011.

142

người tố cáo thực hiện việc tố cáo tới người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó.143

143

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 của Luận văn trình bày một cách toàn diện và chuyên sâu thực trạng pháp luật về xuất xứ hàng hóa, khơng chỉ dừng lại ở các quy định pháp luật, mà còn đi sâu vào việc phân tích các vướng mắc và bất cập khi áp dụng quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa vào thực tiễn. Cụ thể, Chương 2 trình bày các vấn đề sau: một là, khái quát hệ thống pháp luật về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam; hai là, mục đích, vai trị và các nguyên tắc về quy tắc xuất xứ của WTO; ba là, xuất xứ hàng hóa ưu đãi của một số FTA điển hình, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản về tiêu chí xác định xuất xứ, cũng như những khó khăn của thực trạng tăng lên nhanh chóng các bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi; bốn là, xuất xứ hàng hóa khơng ưu đãi của pháp luật thương mại Việt Nam; năm là, các thủ tục liên quan đến xuất xứ hàng hóa, bao gồm các thủ tục: cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử, kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu; sáu là, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nói chung và của ASEAN nói riêng, đồng thời nhận xét và đánh giá quá trình thực thi cơ chế này của Việt Nam; bảy là, hiện trạng các quy định về xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong pháp luật Việt Nam hiện hành.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của Chương 2 đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về xuất xứ hàng hóa. Qua đó, chứng minh rằng pháp luật về xuất xứ hàng hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về xuất xứ hàng hóa (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)