Ở Việt Nam, trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung vận hành theo cơ chế quan liêu bao cấp, sản xuất hàng hóa khơng phát triển và được tổ chức theo phương thức “tự cung, tự cấp”. Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do Nhà nước nắm toàn quyền điều hành, đã hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Đồng thời, quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam với nước ngoài cũng hạn chế, chủ yếu giao thương với các nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, xuất xứ hàng hóa và pháp luật về xuất xứ hàng hóa không được đề cập đến trong thời kỳ này. Sau đổi mới đất nước (từ cuối năm 1986), nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường ngày càng thúc đẩy nhanh chóng và mạnh mẽ hoạt động sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập thơng qua q trình song phương hóa, khu vực hóa và tồn cầu hóa các quan hệ thương mại làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất. Phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ rất cao, khơng chỉ giới hạn ở chun mơn hóa sản phẩm mà đã là chun mơn hóa các chi tiết sản phẩm.55
Khi mà giao lưu thương mại sôi động với mật độ lưu thơng hàng hóa qua biên giới ngày càng tăng, yêu cầu xác định xuất xứ hàng hóa xuất - nhập khẩu được đặt ra, địi hỏi chúng ta phải xây dựng và hồn thiện pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
Hiện nay, các quy định về xuất xứ hàng hóa áp dụng với hàng hóa Việt Nam nằm trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau với mục đích điều chỉnh riêng. Về cơ bản, hệ thống pháp luật về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam được cấu thành chủ yếu từ các văn bản pháp lý sau:
Thứ nhất, Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn thi hành
Sau đổi mới, Luật Thương mại 1997 là đạo luật đầu tiên điều chỉnh hoạt động thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, Luật này vẫn chưa đề cập tới các vấn đề về xuất xứ hàng hóa. Nhiều vấn đề do luật quy định đã trở nên lạc hậu, không đáp ứng được trình độ phát triển của kinh tế - xã hội Việt Nam cũng như thực tiễn thương mại quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, chuẩn bị gia nhập WTO, thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực,
55 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Giáo trình pháp luật đại cương, Mai Hồng Quỳ, Nxb. Đại học Sư phạm, tr. 307.
sự tương thích của Luật Thương mại với các điều ước quốc tế cần được tiến hành nhanh chóng.56 Do đó, Quốc hội đã thơng qua Luật Thương mại 2005 để thay thế Luật Thương mại 1997.
Luật Thương mại 2005 đã tạo cơ sở pháp lý, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam. Luật này ghi nhận các khái niệm mới về xuất xứ hàng hóa, quy tắc xuất xứ và giấy chứng nhận xuất xứ, đồng thời giao cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết về xuất xứ hàng hóa. Ngày 20/2/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Mặc dù, tính chất là văn bản hướng dẫn luật, nhưng Nghị định 19/2006/NĐ-CP là văn bản chung quy định về quy tắc xuất xứ ưu đãi, quy tắc xuất xứ không ưu đãi; cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; thủ tục kiểm tra xuất xứ hàng hóa; quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa; xử lý vi phạm và khiếu nại.57
Để hướng dẫn chi tiết Nghị định 19/2006/NĐ-CP, Bộ Thương mại cũng đã ban hành hai thơng tư, đó là: Thơng tư số 08/2006/TT-BTM hướng dẫn chi tiết cách xác định xuất xứ hàng hố đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ khơng thuần tuý (Thông tư này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 10/2006/TT-BTM ngày 1/6/2006); và Thông tư số 07/2006/TT-BTM hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ.
Thứ hai, Luật Quản lý ngoại thương 2017
Việt Nam đang trong q trình hồn thiện chính sách quản lý nhà nước về thương mại, đặc biệt là chính sách thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các quy định điều chỉnh mối quan hệ giữa thương nhân với thương nhân trong thương mại quốc tế (quan hệ tư) và các quy định điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan nhà nước với thương nhân (quan hệ công) lại cùng tồn tại trong Luật Thương mại 2005 và văn bản hướng dẫn. Các văn bản này chủ yếu đề cập đến quan hệ tư trong khi quan hệ công lại được đề cập khá mờ nhạt và mang tính nguyên tắc.58 Cùng với nhiều lý do quan trọng khác, ngày 12/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý ngoại
56 Xem thêm: Mai Hồng Quỳ (2003), “Sửa đổi Luật Thương mại Việt Nam 1997: Một số vấn đề lý luận”,
Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3, tr. 18 - 23.
57 Bộ Tài chính có ban hành Thơng tư 06/VBHN-BCT ngày 20 tháng 2 năm 2006 Hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ khơng thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ- CP.
58
Xem thêm: Bản thuyết minh chi tiết Dự thảo Luật Quản lý ngoại thương ngày 10/9/2016 của Bộ Cơng thương trình tại Phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=635&TabIn dex=2; truy cập ngày 8/6/2017.
thương 2017 để điều chỉnh về các biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương và giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Theo Luật Quản lý ngoại thương 2017, chứng nhận xuất xứ là một biện pháp hành chính quan trọng để Nhà nước thực hiện quản lý hoạt động ngoại thương. Các vấn đề quan trọng liên quan đến xuất xứ hàng hóa, bao gồm chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra xuất xứ hàng hóa, sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý ngoại thương 2017 và văn bản hướng dẫn, thay vì điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005 và văn bản hướng dẫn như trước đây.
Hiện tại, Chính phủ cũng đang xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương 2017, trong đó có dự thảo nghị định quy định chi tiết về xuất xứ hàng hóa. Nghị định này được ban hành sẽ thay thế các văn bản quy định về xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu, trừ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến xuất xứ ưu đãi nhằm thực thi các điều ước quốc tế. Nhìn chung, nội dung dự thảo có nhiều thay đổi và ghi nhận mới quan trọng, phù hợp hơn với tình hình tự do hóa thương mại và nhu cầu cải thiện hơn nữa các thủ tục liên quan đến xuất xứ hàng hóa của thương nhân.59
Thứ ba, văn bản hướng dẫn thực thi các điều ước quốc tế
Việt Nam là thành viên của WTO từ năm 2007. WTO là một thể chế pháp lý của thương mại đa phương, với nền tảng là các hiệp định thương mại đa phương. Với tầm quan trọng của xuất xứ hàng hóa, Hiệp định ROO của WTO được xây dựng tại Vòng đàm phán Uruguay (1986 - 1994). Tuy nhiên, Hiệp định này không áp dụng để xác định xuất xứ hàng hoá được hưởng ưu đãi thương mại, mà chỉ áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hố nhập khẩu trên cơ sở khơng phân biệt đối xử: hàng hoá nhập khẩu chịu thuế suất tối huệ quốc, hàng hoá bị đánh thuế chống phá giá hoặc thuế đối kháng, hàng hoá bị áp dụng các biện pháp tự vệ.60
Gần đây, Việt Nam tham gia vào khá nhiều FTA, để thúc đẩy tự do hóa thương mại hơn nữa thơng qua việc cắt giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của nhà sản xuất trong nước. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 hiệp định thương mại tự do (trong đó có 6 hiệp định ký kết với tư cách là
59
Xem thêm:
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=635&TabIn dex=2&TaiLieuID=2451, truy cập ngày 1/6/2017.
60 Mutrap II - Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2006), Hỏi đáp về WTO - Questions and Answers on WTO, tr.32.
thành viên ASEAN và 4 hiệp định ký kết với tư cách là một bên độc lập).61 10 hiệp định cũng tương ứng với 10 bộ quy tắc xuất xứ khác nhau.
Để thực thi các các cam kết quốc tế về xuất xứ hàng hóa, đồng thời góp phần giúp cho các doanh nghiệp trong nước dễ dàng nắm bắt và vận dụng, Việt Nam tiến hành nội luật hóa các cam kết thơng qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết. Chẳng hạn, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN và Thơng tư số 28/2015/TT-BCT quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, để hướng dẫn quy tắc xuất xứ và cam kết riêng về chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Hiện nay, hàng hóa Việt Nam cịn được thụ hưởng các ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). GSP là một chương trình, theo đó, các nước phát triển thực hiện giảm và bãi bỏ thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ một số quốc gia đang phát triển được xác định. Chương trình này đặt dưới sự bảo trợ của GATT và sau đó là WTO. GSP có được chính nhờ nỗ lực của Hội nghị Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTAD). Mặc dù, GSP là một sáng kiến hay, nhưng thực tế nó tùy thuộc vào hảo tâm của các nước giàu, do đó khó mang lại kết quả mong muốn cho các nước đang phát triển.62 Trên cơ sở của Hệ thống GSP, mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GSP cho riêng mình với những nội dung, quy định, mức ưu đãi khác nhau, tuy nhiên mục tiêu của Hệ thống GSP vẫn được đảm bảo. Hàng hóa xuất khẩu từ các nước thụ hưởng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ ưu đãi theo quy định của nước cho hưởng. Việt Nam cũng là quốc gia thụ hưởng ưu đãi GSP từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm: Liên minh châu Âu (EU) bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ (được hợp nhất quy tắc xuất xứ với EU từ ngày 1/1/2014); Na Uy; Thụy Sỹ; Nhật Bản; Canada; New Zealand; Australia; Liên Bang Nga, Belarus, Kazakhstan.63 Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam chỉ có thể được hưởng ưu đãi GSP khi thỏa mãn quy tắc xuất xứ của các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này.
61 Xem Phụ lục 3 của Luận văn.
62
Nguyễn Văn Thanh (2004), Sổ tay thuật ngữ tổ chức thương mại thế giới (WTO) thơng dụng, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 56.
63 Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (2012), “Luật áp dụng về xuất xứ hàng hóa”, http://vcci-hcm.org.vn/ho-tro-kinh-doanh/luat-ap-dung-ve-xuat-xu-hang-hoa-tt5975.html, truy cập ngày 2/5/2017.
Thứ tư, các quy định về xử lý vi phạm và khiếu nại
Các chủ thể có hành vi vi phạm có liên quan đến các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà có thể bị xử xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP). Các hành vi vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa sẽ bị xử phạt hành chính theo văn bản này.
Các tổ chức hoặc cá nhân khi bị cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp C/O cho hàng hoá xuất khẩu hoặc bị từ chối công nhận xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu, người đề nghị cấp C/O hoặc người nhập khẩu có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.64
2.2. Các nguyên tắc về quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới
Trong chiến lược tự do hóa và mở rộng hơn nữa thương mại thế giới, đồng thời tăng cường vai trò của GATT và khả năng đáp ứng của hệ thống GATT đối với việc phát triển môi trường kinh tế quốc tế, WTO đã xây dựng hiệp định về quy tắc xuất xứ. Hiệp định ROO của WTO ra đời với nhiều mục đích quan trọng: tiếp tục thực hiện các mục tiêu của GATT 1994; đảm bảo rằng các quy tắc xuất xứ tự chúng không tạo ra trở ngại không cần thiết với thương mại; đảm bảo rằng các qui tắc xuất xứ khơng vơ hiệu hóa hay ảnh hưởng đến các quyền của các Thành viên được quy định trong GATT 1994; đảm bảo rằng các qui tắc xuất xứ phải được chuẩn bị và áp dụng một cách vơ tư, cơng khai, có thể dự đốn trước được, nhất qn và trung lập; làm hài hoà và làm rõ các quy tắc xuất xứ.65 Đặc biệt, Hiệp định ROO đã xây dựng một Chương trình hài hóa hóa quy tắc xuất xứ (Harmonization Work Programme - HWP) bắt đầu ngay sau khi vòng đàm phán Uruguay kết thúc và dự tính hồn thành trong vòng 03 năm sau khi bắt đầu. HWP dựa trên một tập hợp nhiều nguyên tắc, bao gồm cả việc tạo ra quy tắc xuất xứ khách quan, dễ hiểu và có thể dự đốn được. Cơng việc này được tiến hành bởi Ủy ban về Quy tắc xuất xứ (CRO) của WTO và một Ủy ban Kĩ thuật (TCRO) dưới sự hỗ trợ của Hội đồng Hợp tác Hải quan tại Bỉ. Mặc dù CRO và TCRO đạt được những kết quả quan trọng, nhưng do tính phức tạp
64 Điều 20, Điều 21 Nghị định 19/2006/NĐ-CP.
65
của vấn đề hài hịa, HWP khơng thể hồn thành trong thời hạn 03 năm như dự kiến.66 Đến nay, WTO vẫn đang tiếp tục cơng việc hài hịa hóa quy tắc xuất xứ.
Hiệp định ROO đề ra các nguyên tắc và yêu cầu áp dụng chung mà tất cả các nước thành viên WTO khi ban hành và thực thi các quy định pháp luật hoặc hành chính liên quan đến việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa đều phải tuân thủ. Tuy nhiên, những nguyên tắc của Hiệp định không áp dụng cho quy tắc xuất xứ trong các thỏa thuận ưu đãi. Hiệp định ROO quy định hai hệ thống các nguyên tắc liên quan đến quy tắc xuất xứ bắt buộc áp dụng (trừ trường hợp quy tắc xuất xứ theo các thỏa thuận ưu đãi):
Một là, quy tắc xuất xứ trong thời gian quá độ: được áp dụng cho đến khi
hoàn thành HWP, với các yêu cầu quan trọng sau:67
i) Minh bạch: quy tắc xuất xứ phải rõ ràng; được công bố kịp thời; các quy tắc xuất xứ (kể cả quy tắc mới và quy tắc sửa đổi) khơng được có giá trị hồi tố.
ii) Không cản trở thương mại bất hợp lý: khơng được sử dụng làm cơng cụ chính sách thương mại; không được tạo ra sự hạn chế hoặc làm gián đoạn thương mại quốc tế; khơng được địi hỏi đầy đủ các điều kiện khơng liên quan đến việc chế tạo hay gia công sản phẩm.
iii) Thống nhất, không phân biệt đối xử: phải được áp dụng một cách nhất quán, thống nhất, không thiên vị và hợp lý; quy tắc áp dụng cho nhập khẩu và xuất khẩu khơng được khó khăn hơn quy tắc áp dụng để xác định hàng hóa nào là hàng hóa nội địa; khơng phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước thành viên WTO.
iv) Các yêu cầu khác: tiêu chuẩn xác định xuất xứ phải là các tiêu chí tích