3.2 .Những kiến nghị cụ thể
3.2.2. Đối với doanh nghiệp
Một trong các mục tiêu quan trọng để Việt Nam tham gia nhiều FTA trong thời gần đây là nhằm giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập và “chinh phục” thị trường của các quốc gia đối tác, thúc đẩy và phát triển sản xuất trong nước. Tuy nhiên, lợi ích lý thuyết chỉ chuyển sang lợi ích thực tế khi doanh nghiệp chứng minh hàng hóa của mình đã thỏa mãn hoàn toàn quy tắc xuất xứ.
Thực tế, sự tăng lên không ngừng của các bộ quy tắc xuất xứ với sự khác biệt đáng kể và sự phức tạp vốn có trong tiêu chí, cơng thức và phương pháp xác định xuất xứ đã làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam “thất bại” trong quy trình chứng
minh xuất xứ hàng hóa. Trở ngại lớn thường xuất hiện ở các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngồi. Khi tính “thuần túy” và “hồn tồn” mất đi, chứng minh xuất xứ trở nên khó khăn và phức tạp. Để các lợi ích từ hưởng ưu đãi khơng bị triệt tiêu và vơ hiệu hóa, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chú trọng các vấn đề sau:
Một là, phải nắm vững các quy định, cơng thức tính tốn của từng quy tắc
xuất xứ ưu đãi liên quan đến ngành hàng của mình. Khi hàng hóa mang tính thuần túy hồn tồn thì xác định xuất xứ hàng hóa khá đơn giản, nhưng khi hàng hóa khơng thuần túy thì một tiêu chí xuất xứ cụ thể được vận dụng với công thức, phương pháp xác định xuất xứ khá phức tạp. Bản thân các doanh nghiệp không nắm vững hoặc không biết cách vận dụng các quy định của quy tắc xuất xứ thì đương nhiên “thất bại” trong việc chứng minh xuất xứ cho hàng hóa. Các chế độ GSP và hiệp định thương mại tự do đều khác biệt trong yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, mà chủ yếu liên quan đến cách thức và phương pháp tính tốn, vì vậy nhiều doanh nghiệp đã phải thiết lập và duy trì cả một hệ thống kế toán riêng phục vụ cho nhiệm vụ thỏa mãn quy tắc xuất xứ.
Hai là, điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với chuỗi cung ứng sản xuất và
nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào. Hiện tại, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu, phụ liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép… vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… điều này gây trở ngại rất lớn cho việc vận dụng tiêu chí xác định xuất xứ theo một số FTA. Cho nên, đối với mỗi thị trường nhập khẩu cụ thể, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt và khôn khéo trong việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất và nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào bảo đảm phù hợp với tiêu chí xuất xứ dành cho ngành hàng của mình. Chẳng hạn, ATIGA cho phép hàm lượng giá trị khu vực ASEAN khơng dưới 40% thì được coi là có xuất xứ ASEAN để hưởng ưu đãi, cho nên doanh nghiệp Việt Nam hồn tồn có thể sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước ASEAN khác để sản xuất hàng hóa, thay vì nhập khẩu ngun vật liệu từ quốc gia ngoài khối.
Ngoài ra, trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nếu bản thân các doanh nghiệp không hiểu biết các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa thì có thể phải gánh chịu các rủi ro pháp lý nhất định hay gặp phải những tranh chấp
khơng đáng có, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vụ việc tranh chấp dưới đây là một minh chứng điển hình cho điều này:
Một Cơng ty Malaysia và một Công ty Việt Nam ký Hợp đồng mua bán một hệ thống sưởi ấm, thơng gió và điều hịa khơng khí để lắp đặt trong bệnh viện. Các bên thỏa thuận về xuất xứ của hàng hóa trong Điều 1.3 của hợp đồng là “Xuất xứ: Sản xuất tại Malaysia”. Tuy nhiên, khi giao nhận hàng hóa, hai bên đã phát sinh tranh chấp. Công ty Việt Nam cho rằng một số bộ phận chủ chốt của thiết bị không được sản xuất tại Malaysia và cho rằng bên bán đã vi phạm nội dung cơ bản của hợp đồng. Tuy nhiên, phía Cơng ty Malaysia cho rằng khơng có sự khác biệt giữa quy định “Xuất xứ: Sản xuất tại Malaysia” và quy định “Xuất xứ: Malaysia”. Do đó, hai bên đã đưa vụ việc ra Trọng tài để giải quyết.
Theo chứng thư giám định hàng hóa của Vinacontrol cho thấy: một số thiết bị và nhóm thiết bị có nhãn thể hiện “Sản xuất tại Malaysia”; một số thiết bị hoặc nhóm thiết bị có nhãn thể hiện “Sản xuất tại Trung Quốc” hoặc tên nhà sản xuất Trung Quốc; một số thiết bị hoặc nhóm thiết bị có nhãn thể hiện “Sản xuất tại Mexico”, một số thiết bị và nhóm thiết bị có nhãn khơng thể hiện nước sản xuất. Nhãn trên tất cả các thiết bị được kiểm tra không thể hiện công nghệ và tiêu chuẩn sản xuất. Kết quả đánh giá cho thấy các thiết bị mà các bên giao nhận thể hiện nơi sản xuất ở các nước khác nhau.
Trước sự không thống nhất trên, Hội đồng trọng tài phải đánh giá. Việc đánh giá trên địi hỏi phải giải thích hợp đồng và Hội đồng trọng tài cũng theo hướng này khi cho rằng “đây chỉ là vấn đề giải thích Điều 1.3 của Hợp đồng”. Kế tiếp, theo Hội đồng trọng tài, “ngôn từ Điều 1.3 rõ ràng đòi hỏi thiết bị phải được sản xuất tại Malaysia chứ không chỉ là xuất xứ hoặc tới từ Malaysia. Sự hiện diện của các từ “được sản xuất” tại Điều này khiến Hội đồng trọng tài không thể đi đến một kết luận khác. Trong một điều khoản hợp đồng ngắn gọn và rõ ràng quy định quy cách của thiết bị, không thể bỏ qua sự hiện diện của từ “được sản xuất”, từ này có nghĩa là “được chế tạo” hoặc “được sản xuất”. Nói rằng Điều 1.3 này chỉ yêu cầu thiết bị tới từ Malaysia mặc dù thiết bị có thể được sản xuất tại Việt Nam, Trung Quốc hoặc một nơi nào khác là bỏ qua ý nghĩa rõ ràng của từ “được sản xuất”, và Hội đồng trọng tài không thể làm như vậy theo Luật của Singapore, luật Việt Nam hay thậm chí theo lẽ thường. Vì vậy, Hội đồng trọng tài không đồng ý với biện luận của Cơng ty Malaysia rằng khơng có sự khác biệt giữa quy định “Xuất xứ: Sản xuất tại Malaysia” và quy định “Xuất xứ: Malaysia”. Các từ “sản xuất tại” rất quan trọng
trong điều khoản này và phải mang ý nghĩa rõ ràng và thơng thường. Do đó, Hội đồng trọng tài thấy rằng Điều 1.3 của Hợp đồng đòi hỏi thiết bị phải được sản xuất tại Malaysia, chứ khơng chỉ cần có nơi xuất xứ là Malaysia. Như vậy, trước bất đồng của các bên về khái niệm “xuất xứ” của hàng hóa, Hội đồng trọng tài đã giải thích và đi đến kết luận “xuất xứ” tại Malaysia ở đây được hiểu là “sản xuất” tại Malaysia. Nói cách khác, trên cơ sở nội dung của Hợp đồng, khái niệm “xuất xứ” từ một địa điểm được hiểu là “sản xuất” tại địa điểm đó. Hướng giải quyết này cũng phù hợp với khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005.151
Có thể thấy rằng, ý kiến của Cơng ty Malaysia và Cơng ty Việt Nam hồn tồn đối lập nhau. Chính vì sự mơ hồ về khái niệm xuất xứ hàng hóa trong q trình đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hệ thống sưởi ấm, thơng gió và điều hịa khơng khí đã dẫn đến tranh chấp. Nếu như cả hai bên cùng nhận diện một cách chính xác khái niệm xuất xứ hàng hóa thì có thể đã đi đến một thỏa thuận chính xác về xuất xứ hàng hóa và tranh chấp có thể khơng xảy ra. Ý kiến và lập luận của Công ty Malaysia là khơng chính xác và đầy đủ. Bởi vì, hàng hóa mang xuất xứ Malaysia nếu nó rơi vào một trong hai trường hợp sau: một là, hàng hóa được sản xuất tồn bộ tại Malaysia; hai là, hàng hóa được thực hiện cơng đoạn chế biến cơ bản cuối
cùng tại Malaysia trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào q trình sản xuất ra hàng hóa đó. Do đó, thỏa thuận của các bên về “Xuất xứ: Sản xuất tại Malaysia” hay “Xuất xứ: Malaysia” cần phải được chi tiết hóa thơng qua thỏa thuận cụ thể là “hàng hóa được sản xuất hồn tồn bởi Malaysia” hay “hàng hóa được sản xuất chủ yếu bởi Malaysia”. Nếu chỉ dừng lại ở thỏa thuận chung chung là “Xuất xứ: Sản xuất tại Malaysia” thì tranh chấp là điều khó tránh khỏi.
Như vậy, xem xét thuật ngữ xuất xứ hàng hóa khơng đơn thuần ở góc độ câu chữ hay hiểu biết thơng thường từ đời sống, mà đòi hỏi doanh nghiệp và các bên liên quan phải nhìn nhận chính xác ở khía cạnh pháp lý trong tổng thể các quy định của pháp luật hiện hành về xuất xứ hàng hóa.
151 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (2016), Giải quyết tranh chấp hợp đồng - Những điều doanh nhân
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Xuất xứ hàng hóa là một thuật ngữ pháp lý tưởng chừng đơn giản, nhưng thật sự phức tạp, bao hàm nhiều vấn đề pháp lý quan trọng và có ảnh hưởng đến hầu hết các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thương mại quốc tế. Do đó, pháp luật về xuất xứ hàng hóa phải được chú trọng và lưu tâm cả về khía cạnh lập pháp lẫn thực tiễn áp dụng. Từ kết quả nghiên cứu đạt được của Chương 1 và Chương 2, tác giả đã dành một chương riêng (Chương 3) để đề xuất các giải pháp và kiến nghị mang tính khả thi, góp phần hồn thiện và khắc phục những bất cập, khó khăn tồn tại của pháp luật về xuất xứ hàng hóa; hướng tới tạo dựng một mơi trường thương mại quốc tế lành mạnh và hiệu quả, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan, cụ thể:
Thứ nhất, lý giải sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về xuất xứ hàng hóa
trên cơ sở điểm lại thực trạng và ảnh hưởng tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, cũng như tầm quan trọng của xuất xứ hàng hóa trong bối cảnh hội nhập;
Thứ hai, phân tích và chứng minh những vấn đề bất cập còn tồn tại hoặc cần
thiết phải hoàn thiện của pháp luật về xuất xứ hàng hóa cả về khía cạnh lập pháp lẫn quản lý, từ đó đưa ra các kiến nghị hồn thiện cụ thể;
Thứ ba, đưa ra những gợi mở quan trọng giúp cho doanh nghiệp Việt Nam
có thể vượt qua rào cản của quy tắc xuất xứ và chứng minh được tầm quan trọng của việc nắm bắt và vận dụng chính xác các quy tắc xuất xứ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, xuất xứ hàng hóa và các vấn đề của nó ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với tiến trình tự do hóa thương mại của đất nước. Bởi lẽ, xuất xứ hàng hóa khơng chỉ là tiền đề để thực thi các cam kết mở cửa thị trường giữa Việt Nam với các nước, mà còn liên quan và ảnh hưởng đến nhiều nhóm lợi ích và chủ thể khác trong xã hội. Đề tài có ba chương với ba vấn đề nghiên cứu độc lập: Chương 1 nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về xuất xứ hàng hóa; Chương 2 nghiên cứu thực trạng pháp luật về xuất xứ hàng hóa; và Chương 3 đề xuất, kiến giải việc hoàn thiện pháp luật về xuất xứ hàng hóa trên nền tảng của Chương 1 và Chương 2. Nhìn chung, đề tài đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu, với các nội dung nghiên cứu thể hiện được kiến thức toàn diện và chuyên sâu về xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, đề tài đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu sau:
Thứ nhất, phát hiện, phân tích và làm rõ những vấn đề mang tính chất lý luận
về xuất xứ hàng hóa, cũng như ý nghĩa, vai trị của nó đối với các chủ thể liên quan trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng;
Thứ hai, làm rõ những vấn đề pháp lý nổi bật về xuất xứ hàng hóa trong pháp
luật thương mại Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do và các cam kết quốc tế khác, cũng như cơ chế thực thi các cam kết đó;
Thứ ba, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về xuất xứ hàng hóa và chỉ
ra những vấn đề cịn tồn tại trong q trình thực thi;
Thứ tư, chứng minh yêu cầu cần phải hoàn thiện pháp luật về xuất xứ hàng
hóa, đồng thời nhận diện và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện cụ thể đối với một số vấn đề cịn tồn tại, góp phần hồn thiện quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa từ góc độ pháp luật và thực tiễn áp dụng.
Với một đề tài cịn mới mẻ và có phạm vi nghiên cứu rộng như pháp luật Việt Nam về xuất xứ hàng hóa, tác giả đã lựa chọn và chắt lọc những vấn đề cơ bản và quan trọng để nghiên cứu và giải mã. Mặc dù đã rất nỗ lực trong suốt q trình nghiên cứu, nhưng rất khó để có một cơng trình nghiên cứu tồn diện và hồn hảo được mọi khía cạnh. Hy vọng những đóng góp của tác giả thơng qua đề tài này đã cho ra một tài liệu có giá trị thiết thực đối với ngành khoa học pháp lý, công tác giảng dạy và thực tiễn áp dụng pháp luật về xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Bộ luật Hình sự (Luật số: 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015
2. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật số 59/2010/QH12) ngày 17/11/2010
3. Luật Đầu tư (Luật số 67/2014/QH13) ngày 26/11/2014
4. Luật Điều ước quốc tế (Luật số 108/2016/QH13) ngày 09/04/2016 5. Luật Khiếu nại (Luật số 02/2011/QH13) ngày 11/11/2011
6. Luật Quản lý ngoại thương (Luật số 05/2017/QH14) ngày 12/6/2017 7. Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005
8. Luật Tố cáo (Luật số 03/2011/QH13) ngày 11/11/2011
9. Luật Xử phạt vi phạm hành chính (Luật số 15/2012/QH13) ngày 20/06/2012 10. Công ước Quốc tế về đơn giản hố và hài hịa thủ tục hải quan
11. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 12. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản 13. Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
14. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc 15. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
16. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc 17. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc 18. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ
19. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia/New Zealand 20. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile
21. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
22. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu 23. Hiệp định về Quy tắc xuất xứ
24. Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hố
25. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
26. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước ngồi
27. Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi