Vấn đề áp dụng các quy định về thể thức tiến hành cuộc họp và thông qua nghị quyết ĐHĐCĐ sẽ được cụ thể bằng hai vụ việc sau đây:

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (Trang 31 - 36)

qua nghị quyết ĐHĐCĐ sẽ được cụ thể bằng hai vụ việc sau đây:

Thứ nhất là vụ việc của CTCP vận tải hành khách Thanh Xuân (Công ty

Thanh Xuân):44 Năm 2004, Công ty Thanh Xuân thông qua nghị quyết tăng vốn điều lệ và Giám đốc công ty đã bán 25.000 cổ phần nhưng không thông báo đến tất cả các cổ đơng. Vì vậy, ngày 09.11.2006, các cổ đơng của cơng ty đã nhất trí huỷ việc bán cổ phần trái quy định này trong đó có số cổ phần của Công ty công nghệ và thiết bị hàn; bà Bùi Thị Thanh Hà và ông Lê Huy Cẩm (tổng cộng 18.000 cổ phần) bằng nghị quyết của ĐHĐCĐ. Ngay sau đó, ba cổ đơng này u cầu Toà án huỷ bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ Công ty Thanh Xuân. Kết quả, TAND TP. Hà Nội huỷ nghị quyết số 186/HĐQT ngày 09.11.2006 của Cơng ty Thanh Xn do trình tự tiến hành họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ không thực hiện đúng theo quy định tại Luật DN 2005 và Điều lệ Công ty.

Luật DN đặt ra một trình tự họp và biểu quyết tại cuộc họp, cụ thể: “ĐHĐCĐ thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết khơng tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, khơng tán thành, khơng có ý kiến…” (khoản 5 Điều 103 Luật DN 2005 và hiện nay là khoản 5 Điều 142 Luật DN 2014). Căn cứ theo trình tự trên thì ĐHĐCĐ ngày 09.11.2006 của Cơng ty Thanh Xn khơng phát thẻ biểu quyết cho các cổ đông mà việc bỏ phiếu được thực hiện theo thể thức gạch bỏ chữ tán thành hoặc không tán thành quyết định huỷ bỏ kết quả bán cổ phần năm 2005 trong phiếu biểu quyết là không đúng với quy định pháp luật.

42 Phạm Thị Xuân Mỹ(2010), tlđd (25), tr 55 43 43

Xem thêm Trương Thanh Hòa (2012), tlđd (4), tr. 27 và Bản án số 01/2008/KDTM-ST ngày 09/06/2008 của TAND tỉnh Hà Tây, Bản án số 208/2008/KDTM-PT ngày 06/11/2008 của TANDTC tại Hà Nội

Không chỉ riêng công ty Thanh Xuân, thông thường trong thực tế tổ chức họp ĐHĐCĐ của các công ty đại chúng, việc biểu quyết sẽ được tiến hành bằng cách giơ tay hoặc thẻ biểu quyết đối với những vấn đề chung, mang tính thủ tục (ví dụ như thơng qua chương trình họp, thơng qua danh sách ban kiểm phiếu…) và những vấn đề quan trọng nằm trong chương trình họp sẽ được biểu quyết bằng phiếu biểu quyết. Việc thiết kế phiếu biểu quyết tùy thuộc vào mỗi cơng ty, có cơng ty thiết kế mỗi vấn đề có một phiếu biểu quyết. Và như vậy, 10 vấn đề cần thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ sẽ có 10 phiếu biểu quyết riêng biệt. Có cơng ty lại thiết kế chung tất cả các vấn đề cần biểu quyết trên một tờ giấy với các lựa chọn Đồng ý/Khơng đồng ý/Khơng có ý kiến. Đối với trường hợp thứ nhất, việc thu phiếu biểu quyết có thể được tiến hành theo trình tự như quy định của Luật DN. Tuy nhiên đối với trường hợp thứ hai, việc thu phiếu biểu quyết chỉ có thể được tiến hành sau khi ĐHĐCĐ đã thảo luận tất cả các vấn đề, và việc thu phiếu biểu quyết được tiến hành một lần, kiểm phiếu và thông báo kết quả. Đối với các công ty đại chúng có số lượng cổ đơng dự họp đơng thì sẽ trình bày, thảo luận tất cả các vấn đề, sau đó tiến hành biểu quyết một lần là một giải pháp hiệu quả để tiết kiệm thời gian, đồng thời có chứng cứ lưu giữ về việc biểu quyết của các cổ đông. Đây là cách được nhiều công ty đại chúng sử dụng để tạo thuận lợi cho công tác kiểm phiếu, tiết kiệm thời gian và khơng làm ngắt qng chương trình họp. Có cơng ty đã khơng phát thẻ biểu quyết cho các cổ đông mà thực hiện việc bỏ phiếu theo thể thức gạch bỏ chữ tán thành hoặc không tán thành trong phiếu biểu quyết. Một số cơng ty thậm chí cịn khơng thu về phiếu biểu quyết mà chỉ giơ tay hoặc thẻ biểu quyết, và áp dụng phương pháp trừ ngược, có nghĩa là đếm số cổ đơng khơng đồng ý, khơng có ý kiến trước, sau đó sẽ lấy tổng số cổ phần của các cổ đông tham dự họp trừ cho số cổ phần của những cổ đơng khơng đồng ý, khơng có ý kiến để ra số cổ đơng và số cổ phần đồng ý. Tuy vậy, thực tiễn giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ của Tòa án cho thấy đây là một trong những lý do để Tịa án tun hủy nghị quyết nếu Điều lệ cơng ty không quy định rõ về cách thức biểu quyết này với lí do cuộc họp đã khơng tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định.45 Thế nhưng, tác giả cho rằng, việc hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ do vi phạm cách thức biểu quyết sẽ không thực sự hợp lý nếu cách thức biểu quyết mà doanh nghiệp sử dụng hồn tồn có khả năng thể hiện ý chí (biểu quyết) của cổ đông một cách đầy đủ. Và như vậy, cũng giống như các trường hợp đã trình bày bên trên, nếu việc tổ chức lại cuộc họp theo cách thức

biểu quyết được quy định tại Luật DN không thể làm thay đổi kết quả của cuộc họp và vi phạm này không phải là vi phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của cổ đơng, cơng ty thì khơng nên là căn cứ để hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ.

Thứ hai là vụ việc hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ của CTCP văn hóa Phƣơng

Nam (PNC). Cổ đông là CTCP phát triển kinh doanh Trường Phát yêu cầu hủy

nghị quyết số 01 ngày 15/02/2017 của CTCP văn hóa Phương Nam. Kết quả, nghị quyết đã bị hủy bỏ bởi quyết định của Tịa phúc thẩm TAND TP.HCM do hình thức và điều kiện thơng qua nghị quyết không phù hợp với quy định pháp luật.46 Cụ thể như sau:

(i) Về hình thức thơng qua Nghị quyết ĐHĐCĐ

Căn cứ vào khoản 2 Điều 143 Luật DN 2014, Tòa cho rằng Đại hội khơng có dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp để ĐHĐCĐ thảo luận. Nghị quyết 01 không được đọc trước đại hội và không được đại hội biểu quyết thông qua mặc dù nghị quyết của đại hội được thông qua bằng cách bỏ phiếu từng nội dung cụ thể đúng theo quy định pháp luật và Điều lệ công ty.

Trên thực tế, đối với công ty đại chúng, chỉ một số ít có nghị quyết ĐHĐCĐ cho từng vấn đề cụ thể, hầu hết các vấn đề được thông qua sẽ được gộp chung trong một văn bản.47 Việc làm này hồn tồn khơng trái với quy định của Luật DN 2014. Khoản 2 Điều 143 LDN 2014 quy định về những vấn đề của nghị quyết phải được thơng qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp (nếu Điều lệ công ty khơng có quy định khác) và hồn tồn khơng mang hàm ý diễn đạt rằng mỗi một nội dung phải là một nghị quyết như nhận định của Tòa. Một nghị quyết có thể bao gồm nhiều nội dung. Vậy, sau khi đã biểu quyết thơng qua từng nội dung của cuộc họp thì nghị quyết của ĐHĐCĐ không cần phải được biểu quyết thông qua một lần nữa.

(ii) Về điều kiện thông qua nghị quyết:

Việc bầu các thành viên HĐQT và Ban kiểm sốt nhiệm kỳ mới của cơng ty Phương Nam đạt từ 37,62% đến 38,16% tổng số phiếu biểu quyết tán thành. Với phương thức biểu quyết là phương thức bầu dồn phiếu, Tòa sơ thẩm nhận định người trúng cử thành viên HĐQT và Ban kiểm soát phải đạt số phiếu đồng thuận tối thiểu là 51% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đơng dự họp thì mới hợp lệ.48 Tịa phúc thẩm lại cho rằng do “khoản 3 Điều 144 Luật DN 2014 chỉ quy định một cách

46

Quyết định giải quyết việc dân sự phúc thẩm số 958/2017/QĐDS-PT ngày 17/10/2017 của TAND TP.HCM. 47 Phạm Thị Xuân Mỹ (2010), tlđd (25), tr. 56.

độc lập về phương thức bầu dồn phiếu” nên việc bầu HĐQT và BKS vẫn có thể được xem là nội dung nghị quyết thuộc điểm e) khoản 1 Điều 144 Luật DN 2014:

“e) các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định” và phải đạt điều kiện về tỷ lệ biểu

quyết tối thiểu là 65% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp tán thành theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 144 Luật DN 2014 quy định về điều kiện để nghị quyết được thơng qua. Theo đó, khoản 1, 2 và 3 Điều này quy định về điều kiện thông qua một số nội dung cụ thể của nghị quyết, trong đó, khoản 3 quy định về điều kiện thông qua nghị quyết về bầu thành viên HĐQT và BKS (nếu Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác), bao gồm phương thức bầu dồn phiếu và cách thức xác định người trúng cử. Nghị quyết được thông qua sau khi xác định được người trúng cử. Để thông qua nghị quyết về các nội dung còn lại tại Điều 144 Luật DN 2014, phải đạt ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành cho các nội dung được đề cập tại khoản 1 và tối thiểu 51% cho các nội dung khác tại khoản 2 Điều này (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định).

Trên cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 144 Luật DN 2014, có thể thấy rằng, cách hiểu của các thẩm phán và đặc biệt là lập luận của Tòa phúc thẩm về điều kiện thông qua nghị quyết bầu thành viên HĐQT và BKS là không đúng. Cụ thể, quy định tại khoản 2 Điều 144 Luật DN 2014 đã loại trừ trường hợp tại khoản 3 nên việc xác định tỷ lệ bầu cử là 51% như quan điểm của Tòa sơ thẩm là không phù hợp với quy định pháp luật. Cũng giống như việc Tòa phúc thẩm cho rằng khoản 3 Điều 144 Luật DN 2014 chỉ quy định về phương thức bầu dồn phiếu mà không quy định điều kiện thông qua nghị quyết ĐHĐCĐ về bầu thành viên HĐQT và BKS là hồn tồn khơng chính xác. Vì vậy, điều khoản này không thể trở thành căn cứ để hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ của công ty Phương Nam. Để hủy bỏ nghị quyết về bầu thành viên HĐQT và BKS của công ty Phương Nam cần phải căn cứ vào khoản 17 và 19 Điều 17 Điều lệ công ty Phương Nam năm 2014. Theo quy định tại khoản 17 và 19 Điều 17 Điều lệ công ty Phương Nam 2014 thì quyết định của ĐHĐCĐ về bầu, bãi miễn và thay thế thành viên HĐQT và BKS sẽ được thông qua bằng phương thức bầu dồn phiếu49 và phải đạt ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận.50 Tuy nhiên, quy định này không phù hợp với quy định tại Luật DN. Xét về mục đích và ý nghĩa của phương thức bầu dồn phiếu, nhằm để bảo vệ

49 Khoản 19 Điều 17 Điều lệ công ty Phương Nam 2014. 50 Khoản 17 Điều 17 Điều lệ công ty Phương Nam 2014. 50 Khoản 17 Điều 17 Điều lệ công ty Phương Nam 2014.

quyền lợi của CĐTS, CĐTS (bao gồm cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng) có thể bầu được người đại diện cho mình vào HĐQT bằng cách dồn hết số phiếu ít ỏi của mình vào một người và từ đó, có được tiếng nói trong các hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Việc quy định điều kiện tỷ lệ 65% sẽ khiến phương pháp bầu dồn phiếu mất đi ý nghĩa của nó và khơng cịn phù hợp với mục đích của quy định tại Khoản 3 Điều 144 Luật DN 2014. Vì vậy, nội dung tại khoản 17 Điều 17 Điều lệ công ty Phương Nam là hồn tồn khơng phù hợp với quy định tại Luật DN. Và như vậy, điều khoản này là vô hiệu. Cũng từ đó, trường hợp hủy bỏ nghị quyết của cơng ty Phương Nam nói trên là hồn tồn khơng có căn cứ.

Mặc dù quy định tại khoản 3 Điều 144 Luật DN 2014 và các quy định trước đây51

về bầu thành viên HĐQT và BKS đã khá rõ ràng nhưng trên thực tế có khá nhiều CTCP và thẩm phán hiểu sai về quy định này như công ty Phương Nam và Tòa phúc thẩm TAND TP.HCM trong vụ việc nêu trên. Cụ thể, một số CTCP, công ty tư vấn luật và thẩm phán của một số vụ việc cho rằng việc bầu thành viên HĐQT theo phương thức bầu dồn phiếu và được tính từ cao xuống thấp nhưng chỉ những ứng cử viên đạt ít nhất 65% tổng số phiếu bầu thì mới được xem là trúng cử.52

Vấn đề này cũng được dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) tháng 10/2019 đề cập. Do điều kiện về tỷ lệ thông qua nghị quyết tại khoản 1 Điều 144 Luật DN 2014 (65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành) thường xuyên bị áp dụng không đúng cho việc thông qua nghị quyết bầu thành viên HĐQT và BKS tại khoản 3 Điều này. Thế nên, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật DN đã bổ sung điều khoản loại trừ vào quy định tại khoản 1 Điều 144 Luật DN 2014, cụ thể như sau: “1.

Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:…”.53 Tuy nhiên, tác giả cho rằng, giải pháp này vẫn không thể giải quyết vấn đề một cách triệt

51

khoản 3 Điều 104 Luật DN 2005 và Điều 29 Nghị định 102/2010/NĐ-CP. 52 Bùi Xuân Hải (2011), tlđd (2), tr. 268.

Xem thêm Ví dụ vụ việc của CTCP Cơng nghiệp Hóa chất và Vi sinh (Bicico): Nguời yêu cầu và Tòa sơ thẩm lẫn Tòa phúc thẩm TAND TP.HCM đều cho rằng việc bầu cử bổ sung một thành viên HĐQT và một Kiểm soát viên theo phương thức bầu dồn phiếu của Nghị quyết 01 ĐHĐCĐ CTCP Bicico chỉ đạt tỷ lệ 62,83% là một nghị quyết khơng có giá trị pháp lý vì theo quy định pháp luật hiện hành, quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua hợp pháp tại cuộc họp khi có được số cổ đơng đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Lập luận này đã bị TAND Tối cao TP.HCM bác bỏ vì khơng phù hợp với quy định pháp luật. (Quyết định Giám đốc thẩm 13/2013/KDTM-GĐT ngày 16/05/2013 của TAND Tối cao TP.HCM)

để. Nhiều khả năng khoản 3 Điều 144 Luật DN 2014 vẫn sẽ bị hiểu sai rằng đây là một quy định không đầy đủ, cụ thể là chỉ quy định về phương thức bầu dồn phiếu mà không quy định điều kiện thơng qua nghị quyết. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, thiết nghĩ Luật DN 2014 nên cấu trúc lại Điều 144 về điều kiện thông qua nghị quyết ĐHĐCĐ theo hướng tách bạch các nội dung của nghị quyết. Cụ thể, nghị quyết có nội dung bầu thành viên HĐQT và BKS sẽ được tách thành một Điều khoản riêng biệt và được diễn đạt lại một cách rõ ràng hơn.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến vấn đề thực hiện quyền tham dự và biểu quyết

thông qua phương tiện điện tử theo khoản 2 Điều 140 Luật DN 2014. Theo tác giả

Phan Huy Hồng, việc tham dự ĐHĐCĐ và biểu quyết bằng phương tiện điện tử ln tiềm ẩn nguy cơ vì trục trặc kỹ thuật mà thông tin không đến được cổ đông đầy đủ hoặc sự trao đổi dữ liệu trong triến trình đại hội và biểu quyết bị nhiễu hay gián đoạn. Nếu những sự cố như vậy có thể trở thành căn cứ để cổ đông yêu cầu hủy nghị quyết thì các cơng ty sẽ không mặn mà với việc sử dụng các cơ hội mới mẻ này. Vì vậy, để bảo vệ cơng ty, các nhà làm luật Đức đã loại trừ quyền yêu cầu hủy nghị quyết của ĐHĐCĐ với lý do công ty vi phạm quyền tham dự đại hội và quyền

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)