Khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định về đương sự trong vụ việc dân sự, trong đó có đương sự của việc dân sự.

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (Trang 49 - 54)

- Về tham dự và biểu quyết thông qua phương tiện điện tử, bổ sung quy

84 Khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định về đương sự trong vụ việc dân sự, trong đó có đương sự của việc dân sự.

BLTTDS hiện vẫn chưa quy định căn cứ để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thực tiễn giải quyết yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ cho thấy, các thẩm phán vẫn căn cứ vào quy định cho phép áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Luật DN 2014 (khoản 3 Điều 148) để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại BLTTDS. Chẳng hạn, vụ việc TAND quận Đống Đa, TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2019/QĐ-BPKCTT buộc Vinaconex JSC tạm dừng thực hiện nghị quyết ĐHĐCĐ căn cứ vào Điều 127 BLTTDS 2015 (biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định) sau khi thụ lý yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ngày 11/1/2019 của ĐHĐCĐ Tổng CTCP XNK Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Tuy nhiên, tác giả cho rằng chỉ căn cứ vào quy định cho phép áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Luật DN mà không xét đến quy định về căn cứ áp dụng tại BLTTDS là không hợp lý và sẽ dễ gây tranh cãi. Thêm vào đó, hiện nay, đương sự của việc dân sự84 cũng có quyền đề nghị Tịa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (khoản 10 Điều 70 BLTTDS 2015). Vì vậy, hồn tồn có cơ sở cho rằng việc quy định căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại BLTTDS hiện không thống nhất với các quy định khác trong cùng BLTTDS và quy định của Luật DN. Nhiều khả năng là do quy định về căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại BLTTDS vẫn được giữ nguyên không thay đổi từ BLTTDS 2004 trong khi các

84 Khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định về đương sự trong vụ việc dân sự, trong đó có đương sự của việc dân sự. việc dân sự.

quy định khác đã được bổ sung, đổi mới, thậm chí các hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TANDTC (Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP) cũng vẫn cịn hiệu lực và chưa có văn bản thay thế. Thiết nghĩ cần phải điều chỉnh các căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại BLTTDS cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

3.3. Một số kiến nghị liên quan đến các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hồi đồng cổ đông hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hồi đồng cổ đơng

Từ các phân tích bên trên, tác giả có một số ý kiến đóng góp như sau:

Thứ nhất, xác định thời hiệu của quyền yêu cầu

+ Bổ sung quy định về cách xác định thời hiệu dành riêng cho công ty đại chúng tại Điều 147 Luật DN 2014. Theo đó, thời hiệu của quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ của công ty đại chúng là 90 ngày được tính kể từ ngày biên bản họp ĐHĐCĐ hoặc biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến được gửi đến cho tất cả cổ đông hoặc công bố trên trang thông tin điện tử.

+ Bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 146 Luật DN 2014 về biên bản họp, cụ thể, đối với công ty đại chúng, việc gửi biên bản họp ĐHĐCĐ có thể thay thế bằng việc cơng bố trên trang thông tin điện tử theo quy định pháp luật về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn.

Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ,

đề xuất sửa đổi quy định tại Điều 147 Luật DN 2014 theo hướng chỉ quy định cho Tòa án thẩm quyền hủy nghị quyết của ĐHĐCĐ, bỏ thẩm quyền của Trọng tài.

Thứ ba, về căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đề xuất sửa đổi Điều 111 BLTTDS 2015; các quy định hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP và quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” BLTTDS 2015 theo hướng có thể áp dụng chung cho cả vụ án dân sự và việc dân sự hoặc có những quy định riêng tách biệt trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, cần bổ sung thêm biện pháp “Buộc tạm dừng thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ” vào Điều 114 BLTTDS 2015 về Các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của việc thực hiện quyền yêu cầu này.

Từ thực tiễn gửi biên bản họp ĐHĐCĐ của công ty đại chúng cho thấy, cách xác định thời hiệu của quyền yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ (90 ngày kể từ ngày nhận được biên bản họp ĐHĐCĐ) có thể dẫn tới hệ quả nghị quyết bị hủy sau khi kết thúc cuộc họp ĐHĐCĐ một khoảng thời gian dài và gây bất lợi cho công ty.

Liên quan đến hiệu lực của nghị quyết, một trong những hệ quả của việc công nhận hiệu lực pháp lý của nghị quyết bị yêu cầu hủy đó là phải quy định trách nhiệm cho các chủ thể thực hiện nghị quyết bị xem là vi phạm pháp luật bởi quyết định của Tòa án trong thời gian nghị quyết bị yêu cầu hủy.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, BLTTDS 2015 chưa quy định cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ mặc dù vấn đề này đã được Luật DN cho phép.

Để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, tác giả chủ yếu đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về thời hiệu; thẩm quyền; hiệu lực của nghị quyết ĐHĐCĐ tại Luật DN 2014 và căn cứ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời tại BLTTDS 2015.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của

Đại hội đồng cổ đơng”, tác giả nhìn nhận một cách tổng quan về thực tiễn thực hiện

quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ và rút ra một số kết luận cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xét từ khía cạnh bảo vệ cổ đơng nhỏ, đối tượng được xem là cổ đông

nhỏ trong CTCP đại chúng sẽ khó có thể thực hiện được quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ trên thực tế do hạn chế của quy định pháp luật doanh nghiệp.

Thứ hai, có nhiều vấn đề hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định về

trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định ĐHĐCĐ làm căn cứ hủy. Những hạn chế này thường xảy ra đối với CTCP có quy mơ lớn (cơng ty đại chúng) do thực tiễn hoạt động họp và ra quyết định ĐHĐCĐ của các cơng ty này khơng giống với CTCP có quy mô vừa và nhỏ. Nguyên nhân sâu xa là do Luật DN chỉ quy định chung cho tất cả các CTCP mà thiếu đi những quy định dành riêng cho công ty đại chúng liên quan đến các nội dung này.

Thứ ba, giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ bằng con đường

Trọng tài được xem là không khả thi trên thực tế dựa vào các cơ sở pháp lý về thẩm quyền của Trọng tài và bản chất (việc dân sự) của loại yêu cầu này. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ, khó có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tình trạng thiếu căn cứ pháp lý (áp dụng đối với việc dân sự) tại BLTTDS 2015. Cũng như vấn đề về thời hiệu của quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ trong trường hợp các công ty đại chúng đã thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin về nghị quyết ĐHĐCĐ trên trang điện tử của công ty vẫn chưa được quan tâm.

Có thể thấy rằng, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể so với Luật DN 2005 nhưng các quy định liên quan đến việc thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ vẫn còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng chưa được giải quyết. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện quy định pháp luật về quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ Luật Tố tụng dân sự (Luật số 24/2004/QH11) ngày 15/06/2004 (hết hiệu lực); 2. Luật Doanh nghiệp (Luật số 60/2005/QH11) ngày 29/11/2005 (hết hiệu lực); 3. Luật Chứng khoán (Luật số 70/2006/QH11) ngày 29/06/2006;

4. Luật Các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12) ngày 16/06/2010; 5. Luật Trọng tài thương mại (Luật số 54/2010/QH12) ngày 17/06/2010;

6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (Luật số 62/2010/QH12) ngày 24/11/2010;

7. Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014; 8. Bộ Luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015;

9. Bộ Luật Tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015; 10. Luật Phí và lệ phí (Luật số 97/2015/QH13) ngày 25/11/2015;

11. Nghị quyết số 71/2006/NQ-QH11 của Quốc Hội ngày 29/11/2006 về phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

12. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tịa án;

13. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp (hết hiệu lực);

14. Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

15. Nghị định số 96/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

16. Nghị định số 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/06/2017 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng;

17. Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 27/04/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ Luật Tố tụng dân sự;

18. Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 20/03/2014 hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại;

19. Thông tư số 121/2012/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 26/07/2012 quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng (hết hiệu lực); 20. Thông tư số 155/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 06/10/2015

hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;

21. Thơng tư số 95/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 22/09/2017 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2017 của chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng;

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)