- Về tham dự và biểu quyết thông qua phương tiện điện tử, bổ sung quy
66 Tống Tồn, “Cơng ty Ba Đình bị xóa tên khỏi Hapulico: Kết cục đã được báo trước”, tlđd (62) 67 Khoản 3 Điều 45 BLTTDS 2015.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Tưởng như với các quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục cùng những quy định cụ thể về mặt nội dung, Luật DN đã có một thiết chế hiệu quả cho nghị quyết ĐHĐCĐ của CTCP. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ đã cho thấy những điểm vướng mắc khi áp dụng các quy định này làm căn cứ hủy nghị quyết.
Từ kết quả nghiên cứu tại chương này, tác giả đồng tình với nhận định cho rằng những vi phạm đơn giản về trình tự, thủ tục, khơng làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc họp và lợi ích của công ty cũng như cổ đơng thì khơng nên là lý do hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ.68
Liên quan đến vấn đề thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ, việc hiểu không đúng về điều kiện thông qua nghị quyết về bầu HĐQT và BKS theo phương thức bầu dồn phiếu vẫn thường xuyên xảy ra trong quan điểm giải quyết yêu cầu hủy của các thẩm phán và các CTCP.
Đối với việc giải quyết yêu cầu hủy nghị quyết với căn cứ cho rằng nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật, hạn chế chủ yếu là do luật chưa có quy định về nội dung cần xem xét, đánh giá.
Với mục tiêu hoàn thiện quy định pháp luật, tại phần này, tác giả đưa ra một số đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của ĐHĐCĐ.
68 Bùi Xuân Hải (2011), “Vấn đề hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 2+3(187+188), tr. 114. Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 2+3(187+188), tr. 114.
CHƢƠNG 3
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN QUYỀN YÊU CẦU HỦY BỎ NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG
Quyền của cổ đơng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ cổ đông bởi đây là phương tiện duy nhất mà cổ đơng có thể tự mình sử dụng. Nói cách khác, quyền của cổ đông là điều kiện cần. Các yếu tố bổ trợ trong đó bao gồm cơ chế thực hiện quyền, là điều kiện đủ nhằm đảm bảo cho cổ đơng có thể thực hiện được quyền của mình.69 Cũng giống như việc quy định cho cổ đông quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ, ngoài việc quy định về quyền cịn cần phải có các quy định về trình tự, thủ tục để thực hiện quyền này. Chương này trình bày về trình tự, thủ tục thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ.
3.1. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Xuất phát từ việc quy định về quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ tại Điều 147 Luật DN 2014, theo đó, để thực hiện được quyền này, Luật DN 2014 và BLTTDS 2015 cùng các văn bản hướng dẫn đã quy định điều kiện và trình tự, thủ tục thực hiện quyền gồm các nội dung sau đây:
Thứ nhất, thời hiệu của quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ là thời
hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông (Điều 147 Luật DN 2014).70
Thứ hai, các nghị quyết của ĐHĐCĐ có hiệu lực kể từ ngày được thông qua
hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại nghị quyết đó và trong trường hợp có cổ đơng, nhóm cổ đơng u cầu Tịa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 147 của Luật này, thì các nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi Tịa án, Trọng tài có quyết định khác, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 148 Luật DN 2014).
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được đề cập ở trên được căn cứ theo quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” BLTTDS 2015 và được
69 Xem: Quách Thúy Quỳnh (2010), “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam”, Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Số 4, tr. 19. học Luật Hà Nội, Số 4, tr. 19.