Trương Thanh Hòa (2012), tlđd (4), tr 45-46

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (Trang 45 - 46)

- Về tham dự và biểu quyết thông qua phương tiện điện tử, bổ sung quy

74 Trương Thanh Hòa (2012), tlđd (4), tr 45-46

Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ còn đặt ra một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, xác định thời hiệu của quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của

ĐHĐCĐ

Thời điểm bắt đầu thời hiệu được xác định từ ngày cổ đông nhận được biên bản họp ĐHĐCĐ hoặc biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến. Trong đó, Luật DN quy định cơng ty bắt buộc phải gửi biên bản họp ĐHĐCĐ đến cho tất cả cổ đông (khoản 3 Điều 146) còn biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến có thể được đăng tải lên trang thơng tin điện tử của công ty thay thế cho việc gửi đến cổ đông (khoản 6 Điều 146).

Tuy nhiên, trong thực tế, hầu như khơng có cơng ty đại chúng nào gửi biên bản họp ĐHĐCĐ cho từng cổ đông. Vậy, nếu các công ty đại chúng chỉ công bố

72 Xem: Trường Đại học Luật TP.HCM (2018), “Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam”, PGS.TS.

Nguyễn Thị Hoài Phương, Nxb Hồng Đức, tr. 490. 73

Bản án số 511/2006/KDTM-ST ngày 12/10/2006 của TAND TP.HCM. Vụ việc của CTCP Đay Sài Gòn xảy ra vào năm 2006. Áp dụng các quy định của Luật DN 2005 và BLTTDS 2005, vụ việc này đã được Tòa sơ thẩm TAND TP. Hồ Chí Minh giải quyết bằng một vụ kiện tranh chấp.

74 Trương Thanh Hòa (2012), tlđd (4), tr. 45-46. 75 75

Tham khảo thực tiễn vụ việc CTCP Sản xuất Dịch vụ Thương mại Đay Sài Gòn sau khi bị Tòa phúc thẩm TANDTC TP.HCM tuyên hủy bản án do vi phạm thủ tục tố tụng cùng một vài lí do khác. Vụ việc đã được tách thành hai vụ việc riêng biệt như đã nêu.

thông tin biên bản họp ĐHĐCĐ, biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của cơng ty thì việc xác định thời điểm cổ đông “nhận được biên bản họp ĐHĐCĐ hoặc biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến” không phải vấn đề đơn giản và nguy cơ công ty bị yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ sau khi cuộc họp ĐHĐCĐ hoặc việc lấy ý kiến đã diễn ra trong thời gian dài rất có thể sẽ xảy ra nếu công ty không chứng minh được cổ đông đã “nhận được” biên bản họp hoặc biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến. Cụ thể là vụ việc hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ của CTCP Giày Đông Anh.76

Cần lưu ý hướng dẫn tại Điều lệ mẫu hiện đang cho phép công ty đại chúng lựa chọn hoặc là gửi biên bản họp ĐHĐCĐ đến cho tất cả cổ đông hoặc công bố trên trang thông tin điện tử của công ty trong thời hạn hai mươi bốn giờ (khoản 3 Điều 23 Điều lệ mẫu). Việc làm này hồn tồn khơng phù hợp với: (i) quy định bắt buộc phải công bố biên bản họp ĐHĐCĐ trên trang thông tin điện tử đối với công ty đại chúng (điểm c) khoản 1 Điều 9 Thông tư 155/2015/TT-BTC) và (ii) quy định buộc phải gửi biên bản họp đến cho cổ đông (khoản 3 Điều 146 Luật DN 2014). Tuy nhiên, điều này lại phù hợp với thực tiễn của đa số công ty đại chúng như đã trình bày bên trên. Nhưng, nếu vẫn giữ nguyên cách xác định thời hiệu tại Điều 147 Luật DN 2014 cho công ty đại chúng thì khả năng xảy ra việc hủy nghị quyết ĐHĐCĐ cách thời gian họp (hoặc lấy ý kiến) một khoảng khá dài vẫn sẽ tồn tại. Tác giả cho rằng điều này không thực sự hợp lý nhất là khi công ty đã thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin lên trang thông tin điện tử về việc thông qua nghị quyết ĐHĐCĐ. Thực hiện công bố thông tin về việc thông qua nghị quyết ĐHĐCĐ bao gồm: (i) nghị quyết được ĐHĐCĐ thông qua; (ii) biên bản họp hoặc biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến (trong trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản).77 Nếu thực sự quan tâm và có nhu cầu góp sức vào hoạt động của doanh nghiệp thì cổ đơng đã biết hoặc phải biết về việc vi phạm từ thời điểm thông tin được đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Việc cổ đơng khơng có thắc mắc gì cũng khơng “địi” biên bản giấy từ phía cơng ty để thực hiện quyền yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ theo đúng quy định của Luật DN chứng tỏ vi phạm và thiệt hại xảy ra (nếu có) đối với cổ đơng này khơng nghiêm trọng đến mức phải lên tiếng yêu cầu đòi quyền lợi. Thế

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)