Theo đó, cổ đơng là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của cơng ty cổ phần

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (Trang 40 - 41)

- Về tham dự và biểu quyết thông qua phương tiện điện tử, bổ sung quy

62 Theo đó, cổ đơng là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của cơng ty cổ phần

Có ý kiến cho rằng, việc nhận định rằng Công ty Ba Đình khơng cịn là cổ đông của Công ty Hapulico do đã rút hết vốn vơ tình “cho phép” hành vi rút vốn trong CTCP vốn không được thực hiện,64 tạo tiền lệ xấu cho các cổ đông của CTCP khác. Trong trường hợp rút vốn trái quy định, phải yêu cầu hoàn trả lại vốn, bồi thường thiệt hại (nếu có) và chịu trách nhiệm đối với khoản nợ phát sinh hoặc kiện

61 Tống Tồn, “Cơng ty Ba Đình bị xóa tên khỏi Hapulico: Kết cục đã được báo trước”, http://congly.vn/phap-luat/ho-so-vu-an/cong-ty-ba-dinh-bi-xoa-ten-khoi-hapulico-ket-cuc-da-duoc-bao-truoc-3300.html, 02/08/2019 luat/ho-so-vu-an/cong-ty-ba-dinh-bi-xoa-ten-khoi-hapulico-ket-cuc-da-duoc-bao-truoc-3300.html, 02/08/2019

Xem thêm Văn bản số 8703/BKH-PC ngày 03/12/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Văn bản số 98/PCDN-TTTV ngày 24-11-2010 của Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp - Bộ Tư pháp; Văn bản số 3823/PTM-PC ngày 13/12/2010 của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam.

62 Theo đó, cổ đơng là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của cơng ty cổ phần. 63 63

Xem thêm Tổ PVĐT, “Quyết định Giám đốc thẩm hủy cả án sơ thẩm và phúc thẩm”,

https://dantri.com.vn/ban-doc/quyet-dinh-giam-doc-tham-huy-ca-an-so-tham-va-phuc-tham-

1319688401.htm, 31/07/2019 Trích đoạn Quyết định giám đốc thẩm số 14/2011/KDTM-GĐT ngày

14/9/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

64

Luật DN không cho phép cổ đông rút vốn khỏi công ty dưới mọi hình thức (Khoản 1 Điều 80 LDN 2005 và Khoản 1 Điều 115 LDN 2014). Nhất là đối với cổ đông sáng lập, điều kiện để rút vốn cịn khó khăn hơn bình thường (Khoản 5 Điều 84 Luật DN 2005 và Khoản 3 Điều 119 Luật DN 2014).

cáo (nếu có). Một ý kiến khác nữa cho rằng, việc vay vốn bằng hợp đồng tín dụng là hành vi rút vốn mà pháp luật không cho phép thì hợp đồng này vơ hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, cần yêu cầu các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận và Cơng ty Ba Đình vẫn là cổ đông của Hapulico.65 Tác giả khơng đồng tình với những ý kiến này bởi lẽ ơng Trung vì lợi ích của Cơng ty Ba Đình và cuối cùng là mục đích tư lợi cho bản thân đã làm phương hại đến tài sản, quyền lợi của Công ty Hapulico không chỉ với việc rút vốn mà còn với hàng loạt các sai phạm về tài sản.66 Việc giữ nguyên tư cách cổ đông của Công ty Ba Đình với 36% tổng số cổ phần sẽ là một việc làm mạo hiểm và nhiều khả năng sẽ gây khó khăn cho hoạt động của Cơng ty Hapulico trong tương lai. Đối với trường hợp rút vốn trái quy định, vấn đề đáng lo ngại nhất chính là nghĩa vụ đối với bên thứ ba và thiệt hại xảy ra (nếu có) mà vấn đề này đã được Luật DN điều chỉnh nên việc bắt buộc hoàn lại vốn đã rút trái quy định là không phù hợp với thực tiễn của vụ việc này và cơ sở quyền tự do kinh doanh.

Từ thực tiễn vụ việc nêu trên, có thể thấy rằng, đối với yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ có căn cứ cho rằng nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật, một trong những khó khăn của việc giải quyết yêu cầu này bắt nguồn từ sự hạn chế của quy định pháp luật về nội dung cần xem xét, đánh giá (luật chưa có quy định về vấn đề này hoặc có quy định nhưng khơng đầy đủ). Ví dụ, trong vụ việc của Cơng ty Hapulico được trình bày bên trên, khó khăn khi giải quyết yêu cầu hủy xuất phát từ hạn chế của quy định tại khoản 1 Điều 115 Luật DN 2014 về việc rút vốn trái quy định. Việc mất đi tư cách cổ đông là hệ quả trực tiếp của việc rút hết vốn, thế nhưng, quy định này chỉ tập trung điều chỉnh trách nhiệm về mặt tài sản mà chưa quy định hệ quả về mặt tư cách của cổ đơng. Theo đó, cổ đơng (rút vốn trái quy định) sẽ đương nhiên khơng cịn là cổ đơng của cơng ty hay chỉ khi khơng góp lại số vốn đã rút trái quy định theo u cầu của cơng ty thì mới mất đi tư cách là cổ đông của công ty? Vấn đề này cần phải được giải quyết. Tuy nhiên, việc giải quyết những vấn đề pháp lý cá biệt phát sinh từ nội dung nghị quyết không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này mà sẽ được giải quyết trong những cơng trình nghiên cứu chun sâu về vấn đề đó. Trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, Tịa án có thể xem xét áp dụng tập quán; tương tự pháp luật hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết.67

65 Hoàng Duy, “Tiền lệ xấu từ vụ Hapulico”, http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/tien-le-xau-tu-vu-hapulico-33873.html, 31/07/2019. hapulico-33873.html, 31/07/2019.

66 Tống Tồn, “Cơng ty Ba Đình bị xóa tên khỏi Hapulico: Kết cục đã được báo trước”, tlđd (62). 67 Khoản 3 Điều 45 BLTTDS 2015.

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)