Căn cứ hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến nội dung nghị quyết

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (Trang 37 - 38)

- Về tham dự và biểu quyết thông qua phương tiện điện tử, bổ sung quy

2.3. Căn cứ hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến nội dung nghị quyết

nội dung nghị quyết

2.3.1. Quy định pháp luật về nội dung nghị quyết

Một nghị quyết của ĐHĐCĐ phải có nội dung phù hợp với quy định pháp luật thì mới có hiệu lực. Trường hợp nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật, nghị quyết đó sẽ có khả năng bị hủy (khoản 2 Điều 147 Luật DN 2014).

Theo quy định tại Điều 143 Luật DN 2014, ĐHĐCĐ thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Để xác định được phạm vi nội dung của nghị quyết ĐHĐCĐ thì cần phải làm rõ các vấn đề mà ĐHĐCĐ có thẩm quyền quyết định. Theo đó, những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ hầu hết được quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật DN 2014 và có thể được xếp vào 5 nhóm cơ bản sau đây:56

55 Hiện nay là Nghị định 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật DN. 56 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), tlđd (1), tr. 291-293. 56 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), tlđd (1), tr. 291-293.

- ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;

- Quyết định các vấn đề liên quan đến nền tảng công ty như: thông qua định hướng phát triển, quyết định về tổ chức, tổ chức lại và giải thể công ty;

- Thông qua Báo cáo tài chính năm cũng như xem xét Báo cáo về tình hình kinh doanh và Báo cáo đánh giá công tác quản lý và điều hành công ty nhằm đánh giá hiệu quả quản lý điều hành của những người quản lý công ty. Từ đó ra quyết định bầu, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm các thành viên HĐQT hay GĐ hoặc TGĐ, quyết định khen thưởng hay quy trách nhiệm đối vật chất với các chức danh này;

- Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ đồng;

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty, nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác.

Ngoài các vấn đề nêu trên, ĐHĐCĐ cịn có những thẩm quyền khác theo quy định của Luật DN 2014, Điều lệ công ty và đây mới chỉ là cách xếp loại một cách chung nhất. Nội dung nghị quyết của ĐHĐCĐ còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tiễn phát sinh; ngành nghề kinh doanh, hoạt động và quy mơ của CTCP (có những nội dung chỉ công ty đại chúng, công ty niêm yết mới có). Như vậy, nội dung của nghị quyết ĐHĐCĐ cịn chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

2.3.2. Vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các căn cứ hủy do nội dung của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông vi phạm pháp luật

Mặc dù pháp luật không cho phép nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều quyết định được ĐHĐCĐ thông qua vi phạm pháp luật về mặt nội dung. Đa số là do sự thiếu hiểu biết về quy định pháp luật hoặc vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà sẵn sàng vi phạm.57 Thực tiễn hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ cho thấy, bên cạnh những nghị quyết bị hủy do nội dung vi phạm pháp luật một cách rõ ràng như buộc cổ đông bồi thường kinh doanh thua lỗ; không công nhận quyền dự họp của cổ đơng có quyền; tăng vốn điều lệ mà khơng được Đại hội thơng qua v.v..58 thì cịn có những nội dung gây khơng ít khó khăn trở ngại cho các Tịa trong việc xác định có vi phạm hay không. Chẳng hạn như vụ việc của CTCP đầu tư Bất động sản HAPULICO (Công ty Hapulico). Một trong những cổ đông sáng lập của công ty này là CTCP Tư

Một phần của tài liệu Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)