Cơ sở xây dựng pháp luật điều chỉnh đối với quyền sử dụng đất của

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 27)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.2 Cơ sở xây dựng pháp luật điều chỉnh đối với quyền sử dụng đất của

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

1.2.1 Chủ trương của Đảng và chính sách Nhà nước

Trải qua gần 30 năm, dù tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp nhưng trong các kỳ đại hội của Đảng, Đảng ta ln có những

nhận thức sát sao với thời đại. Trên cơ sở đó, Đảng ta đề ra các chủ trương, đường lối phù hợp, đáp ứng tình hình thực tiễn tại Việt Nam17.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, đánh dấu bướt ngoặc trong phát triển kinh tế nói chung, trên cơ sở tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân cơng và hợp tác quốc tế. Kể từ đó đến nay, các kỳ Đại hội Đảng đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công cuộc hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế được thực hiện một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII (2016) tiếp tục thống nhất nhận thức về xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước

mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế…các thành phần kinh tế bình đẳng, cạnh tranh trước pháp luật. Chính vì vậy, một trong những phương hướng, nhiệm vụ để phát triển nền kinh tế thị trường được Đại hội Đảng đề ra là huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội, “nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài.

Thực hiện chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Điều này được chứng minh thông qua việc ký kết các Hiệp định tự do thương mại, đầu tư song phương hoặc đa phương với các quốc gia, khu vực trên thế giới. Cụ thể, đến tháng 7 năm 1995, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào ASEAN. Đến năm 2000, Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO – một tổ chức thương mại đa phương trên phạm vi tồn cầu. Trong thời gian này, Việt Nam cịn tham gia 8 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương. Cụ thể, Việt

17 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/31233/Hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-Tu- quan-diem-cua-Dang-den.aspx.

Nam đã cùng với các nước ASEAN ký các Hiệp định thương mại tự do giữa khối ASEAN với các đối tác như Trung Quốc (2004), Hàn Quốc (2006), Nhật Bản (2008), Ôt-xtrây-lia và Niu Di-Lân (2009), Ấn Độ năm (2009). Ngoài ra, chúng ta đã ký 2 Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam - Nhật Bản (2008) và Việt Nam - Chi-lê (2011). Gần đây nhất, Việt Nam cũng đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA). Đây là những Hiệp định được đánh giá mang lại sự hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, là cơ sở pháp lý để công dân của các quốc gia tiến hành trao đổi, hợp tác quốc tế.

1.2.2 Xu thế hội nhập quốc tế

Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để tiến tới đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại18. Dĩ nhiên, trong xu hướng phát triển chung của tồn thế giới, Việt Nam khơng thể phát triển kinh tế độc lập mà phải có sự giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó, việc nhà đầu tư nước ngồi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam là hệ quả tất yếu khi Việt Nam gia nhập nền kinh tế thế giới. Đây là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và tồn cầu19. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ khác nhau như: thỏa thuận thương mại ưu đãi (Hiệp định thương mại Việt – Mỹ); khu vực mậu dịch tự do (ASEAN, TPP); liên minh thuế quan (Nhóm ANDEAN và Liên minh thuế quan Nga-Bêlarút- Cadăcxtan); Thị trường chung và liên minh kinh tế-tiền tệ (EU hiện nay).

Việc gia nhập nền kinh tế thế giới đã tạo ra cho Việt Nam nhiều thuận lợi như: mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội, tái chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế, làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế, giải quyết

18 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

19 http://nghiencuubiendong.vn/toan-cau-hoa-hoi-nhap-kinh-te/2014-hoi-nhap-quoc-te-mot-so-van-de-ly- luan-va-thuc-tien.

việc làm cho người lao động... Song, hội nhập kinh tế lại tiềm ẩn khơng ít thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, nhất là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia. Một khi đã gia nhập vào sân chơi chung của thế giới, nó trở thành nghĩa vụ của Việt Nam trong việc thực thi các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tại Việt Nam.

Vì vậy, hồn thiện pháp luật trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để thu hút đầu tư nước ngoài trước hết cần ưu tiên việc hoàn thiện pháp luật đầu tư và pháp luật đất đai. Trong đó, yêu cầu quan trọng là bảo đảm tiếp cận sử dụng đất và cơ chế tài chính tạo ra các ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật đất đai liên quan đến QSDĐ của nhà đầu tư nước ngồi phải ln chú ý để tạo ra sự xích lại gần nhau giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật đất đai của các quốc gia trên thế giới. Đây sẽ là một trong những giải pháp góp phần hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong quan hệ sử dụng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngồi, từ đó thu hút đầu tư nước ngồi vào Việt Nam phục vụ cho tiến trình phát triển kinh tế đất nước.

1.2.3 Thực tiễn thực thi pháp luật đất đai

Dưới góc độ quản lý nhà nước và góc độ của chủ sở hữu, khi trao QSDĐ đến CTSDĐ, mong muốn quan trọng nhất của Nhà nước là hướng đến việc khai thác, sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả nhất để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để làm được điều này thì pháp luật phải tạo ra cơ chế phù hợp trong việc phân phối đất đai đúng đối tượng, mục đích. Thực tiễn cho thấy, với chính sách mở cửa Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngồi đơng đảo, gia tăng hoạt động đầu tư sử dụng đất.

Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sử dụng đất có vốn đầu tư nước ngồi thời kì 2000-2010 cụ thể như sau: Tổng diện tích đất có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ 35.068 ha năm 2005 lên 55.788 ha vào năm 2010, trong đó có 36.530 ha đất do các nhà đầu tư 100% vốn nước ngồi. Bao gồm: đầu tư vào các khu cơng nghiệp năm 2000 là 4.285 ha, đến năm 2005 tăng lên 5.196 ha và đến năm 2010 tăng mạnh đạt 12.317 ha; đầu tư vào đất ở tại đô thị năm 2000 chỉ có 1 ha nhưng đến năm 2005 đã đạt con số 405 ha và năm 2010 là 437 ha; đầu tư vào các cơ sở sản xuất kinh doanh: năm 2000 là 1.483

ha, năm 2005 đạt 4.768 ha và năm 2010 là 6.551 ha20. Việc các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) cịn hiệu lực ở Việt Nam hiện nay thì chủ yếu là các hình thức đầu tư truyền thống. Đó là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, liên doanh hợp đồng BOT, BT, BTO và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Năm 2000 mới có 854 doanh nghiệp nhưng đến 2013 đã là 7.543 doanh nghiệp (chiếm 83% toàn bộ doanh nghiệp FDI), gấp 8,8 lần năm 2000. Tính bình qn giai đoạn 2000 - 2015 mỗi năm tăng xấp xỉ 20%. Hình thức doanh nghiêp liên doanh: Năm 2000 là 671 doanh nghiệp và đến năm 2013 đã là 1.550 doanh nghiệp (chiếm 17% số doanh nghiệp FDI), gấp 2,3 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2015 mỗi năm tăng 7,2%21. Ngồi ra, tính đến hết năm 2015, đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore là những quốc gia dẫn đầu về FDI với số dự án lần lượt là: Hàn Quốc với 3611 dự án (chiếm 44.452.4 triệu USD vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam), Nhật Bản với 2.830 dự án (chiếm tổng số 39.176.2 triệu USD vốn đầu tư), SinGaPore với 1.497 dự án (với tổng số vốn đầu tư là 34.168.2 triệu USD)22.

Như vậy, số lượng các DNCVĐTNN đầu tư vào Việt Nam có xu hướng gia tăng nhanh chóng qua các năm (kể cả đầu tư trong và ngồi khu cơng nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế), nhất là ở giai đoạn kể từ khi LĐĐ 2013 và LĐT 2014 được ban hành. Trong đó, phần lớn các DNCVĐTNN đầu tư vào Việt Nam với quy mô sử dụng đất ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu tích cực cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thực tiễn thực thi pháp luật đất đai cho thấy, việc pháp luật tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam đầu tư kinh doanh có sử dụng đất tại Việt Nam của Đảng và Nhà nước là bước đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập. Qua đó, giúp huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngồi, tối ưu hóa việc khai thác các lợi ích từ đất đai, tạo chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng đất.

20 Kỷ yếu Hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam (2013), “Chính sách đất đai đối với đầu

tư nước ngoài ở Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

21 http://www.ipd.org.vn/nghien-cuu-truong-hop-noi-bat/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-o-viet-nam-giai-doan- 1988-2015:-thuc-trang-va-van-de-tac-gia:-ngo-quang-trung-a452.html.

22 http://www.ipd.org.vn/nghien-cuu-truong-hop-noi-bat/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-o-viet-nam-giai-doan- 1988-2015:-thuc-trang-va-van-de-tac-gia:-ngo-quang-trung-a452.html.

1.3 Ý nghĩa của quy định pháp luật về quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

1.3.1 Đối với Nhà nước

Thứ nhất, khẳng định quyền năng chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ vốn đất đai nói chung trên lãnh thổ Việt Nam, Nhà nước có tồn quyền quyết định việc phân phối loại tài sản này đến các chủ thể sử dụng đất có nhu cầu trong khuôn khổ quy định pháp luật23. Tuy nhiên, do không thể trực tiếp khai thác các lợi ích từ đất đai mang lại mà Nhà nước thường phải thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai thông qua các cá nhân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đến lượt mình, các cá nhân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng khơng thể trực tiếp thực hiện việc khai thác các lợi ích từ đất đai mang lại mà buộc phải gián tiếp thực hiện quyền chủ sở hữu thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất để họ sử dụng cho các nhu cầu của mình và phát huy các tiềm năng, lợi ích từ đất đai mang lại24. Việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất khơng có nghĩa là Nhà nước mất đi quyền sở hữu mà trong những trường hợp cần thiết vì mục đích quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia cơng cộng…thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất theo quy định25.

Thứ hai, góp phần đưa đất đai vào khai thác, sử dụng có hiệu quả

Việc phân phối đất đai có hiệu quả, tiết kiệm là một trong những mục tiêu quan trọng mà Nhà nước hướng đến khi chuyển giao QSDĐ cho CTSDĐ. Đây đồng thời là một trong những nguyên tắc sử dụng đất chi phối quá trình phân phối đất đai của Nhà nước26. Vì vậy, khi phân phối đất đai đến các CTSDĐ Nhà nước phải tính tốn hợp lý nhằm đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng trong cách thức tiếp cận đất đai và tính đến hiệu quả sử dụng đất của CTSDĐ. Quy định DNCVĐTNN thuộc đối tượng sử dụng đất dưới các hình thức giao đất, thuê đất của Nhà nước hoặc được nhận QSDĐ từ các chủ thể có QSDĐ hợp pháp đã tạo ra cơ sở pháp lý để DNCVĐTNN đưa đất đai sử dụng trên thực tế thông qua việc sử dụng đất phục vụ cho các kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của chủ thể. Ngồi ra, ở góc độ

23 Xem thêm Điều 17 LĐĐ 2013.

24 Điều 9 LĐĐ 2013.

25 Điều 61, Điều 62, Điều 64, Điều 65 LĐĐ 2013.

26

kinh tế, việc cho phép các DNCVĐTNN được phép đem QSDĐ lưu thơng trong các giao dịch QSDĐ đã góp phần khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả, phân phối đất đai hợp lý.

Thứ ba, góp phần hồn thiện mơi trường đầu tư và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

Chính sách pháp luật đất đai thơng thống, cởi mở, bình đẳng sẽ góp phần tạo ra mơi trường đầu tư lành mạnh, thu hút các nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam phục vụ cho tiến trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hồn thiện mơi trường đầu tư tại Việt Nam ngồi cải cách thủ tục hành chính cịn phải gắn với việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc xác lập QSDĐ (tư liệu sản xuất đầu vào của nhà đầu tư) và các quyền giao dịch QSDĐ của DNCVĐTNN. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ là chìa khóa để Việt Nam thu hút mạnh mẽ, ồ ạt các nguồn vốn ngoại cho phát triển kinh tế đất nước.

Thứ tư, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Khi trao QSDĐ cho CTSDĐ, Nhà nước đồng thời cũng chuyển giao quyền khai thác, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc khai thác, sử dụng đất đai. Đổi lại, CTSDĐ phải thực hiện các nghĩa vụ mang tính địa tơ để có được QSDĐ và các nghĩa vụ khác phát sinh trong quá trình CTSDĐ thực hiện việc khai thác, hưởng lợi từ đất đai. Vì vậy, các nguồn thu do CTSDĐ thực hiện đối với Nhà nước với ý nghĩa là cơng cụ tài chính để Nhà nước tiến hành điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thơng qua chính sách tài chính về đất đai27.

1.3.2 Đối với chủ thể sử dụng đất

Thứ nhất, là tư liệu sản xuất để nhà đầu tư tiến hành thực hiện hoạt động đầu

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)