Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 32 - 33)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.3 Ý nghĩa quy định pháp luật về quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có

1.3.1 Đối với Nhà nước

Thứ nhất, khẳng định quyền năng chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ vốn đất đai nói chung trên lãnh thổ Việt Nam, Nhà nước có tồn quyền quyết định việc phân phối loại tài sản này đến các chủ thể sử dụng đất có nhu cầu trong khn khổ quy định pháp luật23. Tuy nhiên, do không thể trực tiếp khai thác các lợi ích từ đất đai mang lại mà Nhà nước thường phải thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai thông qua các cá nhân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đến lượt mình, các cá nhân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng khơng thể trực tiếp thực hiện việc khai thác các lợi ích từ đất đai mang lại mà buộc phải gián tiếp thực hiện quyền chủ sở hữu thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất để họ sử dụng cho các nhu cầu của mình và phát huy các tiềm năng, lợi ích từ đất đai mang lại24. Việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất khơng có nghĩa là Nhà nước mất đi quyền sở hữu mà trong những trường hợp cần thiết vì mục đích quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia cơng cộng…thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất theo quy định25.

Thứ hai, góp phần đưa đất đai vào khai thác, sử dụng có hiệu quả

Việc phân phối đất đai có hiệu quả, tiết kiệm là một trong những mục tiêu quan trọng mà Nhà nước hướng đến khi chuyển giao QSDĐ cho CTSDĐ. Đây đồng thời là một trong những nguyên tắc sử dụng đất chi phối quá trình phân phối đất đai của Nhà nước26. Vì vậy, khi phân phối đất đai đến các CTSDĐ Nhà nước phải tính tốn hợp lý nhằm đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng trong cách thức tiếp cận đất đai và tính đến hiệu quả sử dụng đất của CTSDĐ. Quy định DNCVĐTNN thuộc đối tượng sử dụng đất dưới các hình thức giao đất, thuê đất của Nhà nước hoặc được nhận QSDĐ từ các chủ thể có QSDĐ hợp pháp đã tạo ra cơ sở pháp lý để DNCVĐTNN đưa đất đai sử dụng trên thực tế thông qua việc sử dụng đất phục vụ cho các kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của chủ thể. Ngồi ra, ở góc độ

23 Xem thêm Điều 17 LĐĐ 2013.

24 Điều 9 LĐĐ 2013.

25 Điều 61, Điều 62, Điều 64, Điều 65 LĐĐ 2013.

26

kinh tế, việc cho phép các DNCVĐTNN được phép đem QSDĐ lưu thông trong các giao dịch QSDĐ đã góp phần khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả, phân phối đất đai hợp lý.

Thứ ba, góp phần hồn thiện mơi trường đầu tư và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

Chính sách pháp luật đất đai thơng thống, cởi mở, bình đẳng sẽ góp phần tạo ra mơi trường đầu tư lành mạnh, thu hút các nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam phục vụ cho tiến trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hồn thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam ngồi cải cách thủ tục hành chính cịn phải gắn với việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc xác lập QSDĐ (tư liệu sản xuất đầu vào của nhà đầu tư) và các quyền giao dịch QSDĐ của DNCVĐTNN. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ là chìa khóa để Việt Nam thu hút mạnh mẽ, ồ ạt các nguồn vốn ngoại cho phát triển kinh tế đất nước.

Thứ tư, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Khi trao QSDĐ cho CTSDĐ, Nhà nước đồng thời cũng chuyển giao quyền khai thác, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc khai thác, sử dụng đất đai. Đổi lại, CTSDĐ phải thực hiện các nghĩa vụ mang tính địa tơ để có được QSDĐ và các nghĩa vụ khác phát sinh trong quá trình CTSDĐ thực hiện việc khai thác, hưởng lợi từ đất đai. Vì vậy, các nguồn thu do CTSDĐ thực hiện đối với Nhà nước với ý nghĩa là cơng cụ tài chính để Nhà nước tiến hành điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thơng qua chính sách tài chính về đất đai27.

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)