Đối với chủ thể sử dụng đất

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 33 - 35)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.3 Ý nghĩa quy định pháp luật về quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có

1.3.2 Đối với chủ thể sử dụng đất

Thứ nhất, là tư liệu sản xuất để nhà đầu tư tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh

Có thể khẳng định, đất đai khơng chỉ là một nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn là tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với lao động của con người nói chung, trong đó có các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của nhà đầu tư mà đất đai có thể là tư liệu sản xuất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cũng có thể là tư liệu sản xuất để tạo ra các sản phẩm hàng hóa đầu ra. Chẳng hạn, một doanh nghiệp X hoạt động trong lĩnh vực chế biến

27

thủy, hải sản thì đất đai trong trường hợp này là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh (nơi chứa thủy, hải sản, các công cụ lao động, nơi làm việc…) để tạo ra các sản phẩm đầu ra thủy, hải sản. Đối với nhà đầu tư kinh doanh bất động sản, hoạt động kinh doanh chính của họ chủ yếu là dựa vào nguồn thu từ việc chuyển nhượng QSDĐ, cho thuê QSDĐ, bán nhà gắn liền với việc chuyển nhượng QSDĐ... Đất đai trong trường hợp này vừa là tư liệu sản xuất đầu vào cũng đồng thời là tư liệu sản xuất để tạo sản phẩm đầu ra.

Thứ hai, là cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất

Để được xem là CTSDĐ, xét về mặt hình thức chủ thể phải có một hoặc nhiều thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình, xét về mặt nội dung, chủ thể đó phải có những quyền và nghĩa vụ của một CTSDĐ trong mối quan hệ trực tiếp với Nhà nước theo quy định của pháp luật28. Tuy nhiên, không phải mọi chủ thể trực tiếp khai thác, sử dụng đất đều được xem là CTSDĐ. Chẳng hạn, các chủ thể đi thuê, thuê lại QSDĐ ngồi khu cơng nghiệp mặc dù là người trực tiếp khai thác đất đai nhưng quyền khai thác không phải Nhà nước trao cho họ mà do bên cho thuê, cho thuê lại chuyển giao cho họ có thời hạn. Nghĩa rằng, họ sẽ khơng được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khơng có cơ sở để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ nếu bị các chủ thể khác xâm hại. Thông qua việc chuyển giao QSDĐ và cấp GSNQSDĐ Nhà nước đặt ra các quy định về nghĩa vụ tài chính buộc các CTSDĐ phải thực hiện các nghĩa vụ này cho Nhà nước trước khi chủ thể muốn thực hiện các quyền của CTSDĐ. Đồng thời, việc xác lập QSDĐ của chủ thể sẽ là cơ sở để Nhà nước bảo hộ các quyền của CTSDĐ khi các quyền này bị xâm hại bởi chủ thể khác29.

Thứ ba, tạo nguồn thu hợp pháp cho chủ thể sử dụng đất thông qua việc khai thác, sử dụng đất phục vụ cho hoạt động đầu tư kinh doanh

Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh là yêu cầu bắt buộc đối với mọi CTSDĐ. Đối với bất kỳ nhà đầu tư, khi thực hiện dự án đầu tư họ luôn mong muốn nhận được lợi nhuận hoặc các khoản lợi ích vật chất có được từ hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để tạo ra các nguồn lợi này các CTSDĐ phải sử dụng đất đai (trực tiếp hoặc gián tiếp) để thực hiện các chiến lược,

28 Trường Đại học Luật TP.HCM (2015), “Giáo trình Luật Đất đai”, tái bản lần thứ nhất, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tlđd, tr.53.

29

kế hoạch kinh doanh của mình. Thơng qua việc tác động lên tư liệu sản xuất (đất đai), nhà đầu tư đã đưa đất đai vào khai thác, sử dụng trên thực tế để thu lại các nguồn lợi kinh tế.

1.4 Sự phát triển của pháp luật về quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)