6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
1.4.3. Giai đoạn từ 01/07/2004 đến trước 01/07/2014
Nhằm đáp ứng u cầu của tiến trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phù hợp với xu thế hội nhập của thế giới, LĐĐ 2003 đã được ban hành và thay thế cho LĐĐ 1993. Có thể nói, LĐĐ 2003 ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang tiến tới quá trình đàm phán và gia nhập WTO. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trên Việt Nam chưa thể gia nhập tổ chức này do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là các rào cản về mặt pháp lý. Theo đó, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật đất đai vẫn cịn có sự phân biệt đối xử giữa các CTSDĐ trong nước và CSTDĐ nước ngồi. Trong khi đó, một trong những ngun tắc quan trọng của WTO là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (không phân biệt đối xử).
Vì vậy, hàng loạt các đạo luật khác đã ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu trên như: BLDS 2005, LTM 2005, Luật DN 2005, LĐT 2005, trong đó trước tiên nhất là Luật Đất đai 2003. Có thể nói đây là Đạo luật quản lý sử dụng đất có sự thay đổi quan trọng trong lĩnh vực đất đai. Điểm tiến bộ của Đạo luật này ở chỗ đã tạo ra khung pháp lý cho thị trường QSDĐ nói riêng và thị trường bất động sản. Đồng thời, các quyền và nghĩa vụ của CTSDĐ ngày càng được mở rộng, từ năm hình thức giao dịch QSDĐ ban đầu là chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp nay CTSDĐ cịn được thực hiện thêm hai giao dịch là góp vốn và tặng cho QSDĐ. Đáng kể hơn, quyền chuyển nhượng QSDĐ đã chính thức được pháp luật ghi nhận và trở thành một quyền tài sản quan trọng giúp tổ chức, cá nhân nước ngoài yên tâm thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam.