6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
1.4.1. Giai đoạn trước ngày 15/10/1993
Trước Hiến pháp 1980, ở nước ta về cơ bản cịn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau: sở hữu của Nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể. Trong đó, phần lớn đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và sở hữu tập thể. Đất đai thuộc sở hữu tư nhân chỉ tồn tại ở mức độ không đáng kể. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam xác lập một cách tuyệt đối hình thức sở hữu Nhà nước đối với đất đai30.
Đến Hiến pháp 1980 (18/12/1980), trên cơ sở các điều kiện thực tiễn như trên Việt Nam chính thức xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Với quan điểm để xây dựng thành cơng mơ hình chủ nghĩa xã hội thì phải xóa bỏ quan hệ sản xuất bóc lột, trong đó coi vấn đề quốc hữu hóa như một giải pháp trọng tâm. Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm thay mặt toàn dân quản lý sử dụng đất trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phân phối đất đai như một thứ phúc lợi xã hội theo hướng bình quân đầu người, cào bằng, bất chấp các quy luật khách quan31.
Trên cơ sở Hiến pháp 1980, Đạo luật đầu tiên điều chỉnh về quá trình quản lý sử dụng đất ở Việt Nam ra đời là LĐĐ1987. Đạo luật này vẫn tiếp tục kế thừa Hiến pháp 1980, tiếp tục duy trì và củng cố chế độ sở hữu tồn dân đối với đất đai. Trong thời kỳ này, tiếp tục phát triển nền kinh tế theo mơ hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, không thừa nhận nền kinh tế thị trường nên đất đai (QSDĐ) không được xem là hàng hóa. Chính vì vậy, dĩ nhiên sẽ không tồn tại thị trường QSDĐ. Theo đó, LĐĐ 1987 nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, pháp luật trong thời kỳ này lại quy định cho phép các giao dịch về tài sản gắn liền trên đất. Vì vậy, trên thực tế mặc dù bị cấm nhưng các giao dịch về QSDĐ “núp bóng” dưới các giao dịch về tài sản gắn liền trên đất32. Hậu quả là ngân sách Nhà nước thất thu, đất đai bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ hơn bao giờ hết.
30 Phạm Văn Võ (2011), “Chế độ pháp lý về sở hữu và quyền tài sản đối với đất đai”, tlđd, tr.94.
31 Phạm Văn Võ (2011), “Chế độ pháp lý về sở hữu và quyền tài sản đối với đất đai”, tlđd, tr.100.
32
Trước tình hình đó, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VII năm 1991 và tiếp đến là hội nghị Trung ương Đảng lần 2 khóa VII năm 1992 đã chỉ rõ: “Việc chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất phải được pháp luật quy định để nông dân yên tâm sản xuất”. Ngày 15 tháng 4 năm 1992, Hiến pháp 1992 được thông qua và thay thế cho Hiến pháp 1980 thì cơ chế pháp lý cho thị trường QSDĐ đã manh nha xuất hiện với việc cho phép người sử dụng đất có thể chuyển QSDĐ.
Như vậy, trước khi LĐĐ 1993 được ban hành ở Việt Nam không xuất hiện thị trường QSDĐ do ảnh hưởng của cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, do quan niệm không đúng đắn về sở hữu tồn dân đối với đất đai nên đất đai khơng được xem là hàng hóa, coi đất đai là một thứ phúc lợi chung của xã hội, Nhà nước mới chỉ chú trọng đến khía cạnh quản lý hành chính đối với đất đai mà bỏ qua yếu tố tài sản – yếu tố thị trường trong quan hệ sử dụng đất. Vì vậy, giai đoạn này việc hình thành các quan hệ sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngồi khơng được quan tâm.