Giai đoạn từ 01/07/2014 đến nay

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 39 - 41)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.4.4. Giai đoạn từ 01/07/2014 đến nay

Cùng với Luật Đầu tư 2005, LĐĐ 2003 là khung pháp lý quan trọng trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngồi, tạo mơi trường lành mạnh và bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện mặc dù thị trường QSDĐ đã hình thành và phát triển hơn giai đoạn LĐĐ 2003 nhưng nhìn chung thị trường QSDĐ và thị trường bất động sản tại Việt Nam là rất “bất bình thường và hỗn loạn36”. Thị trường bất động sản đã chứng kiến các “cơn sốt nóng bất động sản”, giá cả bất động sản bị đẩy cao hơn giá trị thực tế, bất động sản trở thành “bong bóng của nền kinh tế”. Đồng thời, chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước chưa đủ sức xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều này thể hiện rõ trong các quy định của LĐĐ 2003 và cả LKDBĐS 2006. Đây là dấu hiệu không tốt cho môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Yêu cầu cấp bách là lành mạnh hóa thị trường QSDĐ và thị trường bất động sản, thu hẹp và tiến tới xóa bỏ sự phân biệt sự đối xử giữa các thành phần kinh tế, tiếp tục xem tổ chức, cá nhân nước ngoài là nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, LĐĐ 2013 chính thức được ban hành cùng với LĐT 2014 nhằm đáp ứng các yêu cầu trên. Theo đó, LĐĐ 2013 chính thức sử dụng thuật ngữ DNCVĐTNN để thay thế cho thuật ngữ tổ chức, cá nhân nước ngoài và cho phép các DNCVĐTNN được phép sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để kinh doanh nhà ở. Đây là những nỗ lực đáng được ghi nhận của LĐĐ 2013. Tuy nhiên, các quy định của LĐĐ 2013 liên quan đến DNCVĐTNN vẫn chưa thật sự mang tính đột phá nhằm xóa bỏ rào cản giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức kinh tế trong nước mà mới chỉ dừng lại trong lĩnh vực bất động sản.

Như vậy, trải qua các giai đoạn lịch sử QSDĐ của DNCVĐTNN ngày càng

được hoàn thiện và quan tâm đúng mức hơn. Trong đó, pháp luật ở các giai đoạn sau đã cố gắng chú trọng ghi nhận thêm các cách thức xác lập QSDĐ cũng như mở rộng quyền giao dịch QSDĐ cho các DNCVĐTNN theo hướng rút ngắn khoảng cách phân biệt đối xử trong hoạt động đầu tư nhằm phù hợp với các cam kết của Việt Nam; lành mạnh hóa mơi trường đầu tư tại Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của thị trường QSDĐ, tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về QSDĐ của DNCVĐTNN, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

1. Việc định danh DNCVĐTNN vẫn còn một số điểm chưa thống nhất giữa LĐĐ 2013 với LĐT 2014, LDN 2014, LTM 2005.

2. QSDĐ của DNCVĐTNN là một tổng thể không thể tách rời các quyền và nghĩa vụ của DNCVĐTNN theo quy định của pháp luật đất đai, trong đó những vấn đề pháp lý cơ bản là: xác lập QSDĐ và quyền giao dịch QSDĐ của DNCVĐTNN.

3. Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với QSDĐ của DNCVĐTNN nhằm thể chế hóa đường, chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tình hình thực tiễn tại Việt Nam hiện nay.

4. QSDĐ của DNCVĐTNN với ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định quyền năng chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước đối với đất đai, tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và góp phần hồn thiện pháp luật đất đai. Đồng thời, QSDĐ của DNCVĐTNN với ý nghĩa là tư liệu sản xuất đầu vào quan trọng, là cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ của DNCVĐTNN.

5. Trải qua các giai đoạn pháp luật khác nhau, địa vị pháp lý của DNCVĐTNN ngày càng được nâng cao hơn. Việc hoàn thiện pháp luật đất đai về QSDĐ của DNCVĐTNN có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để thực hiện được mục tiêu trên, cần có sự nghiên cứu tồn diện và có hệ thống các quy định pháp luật hiện hành (bao gồm LĐĐ 2013, LKDBĐS 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành) đồng thời có sự đối chiếu, so sánh với các quy định trước đây nhằm góp phần hồn thiện pháp luật về QSDĐ của DNCVĐTNN.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI

VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)