CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ nông dân tại phòng giao dịch ngân hàng nn và ptnt an hữu – chi nhánh huyện cái bè (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

4.1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Trong hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, các Ngân hàng phải chủ động tạo lập nguồn vốn, phải xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế khu vực. Từ đó, Ngân hàng có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nếu vốn huy động khơng đủ để cho vay thì phịng giao dịch đề xuất lên chi nhánh cấp trên xin cung cấp thêm vốn điều chuyển để nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cho khách hàng. Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn lãi suất huy động nên phòng giao dịch cần hạn chế vốn điều chuyển từ chi nhánh càng tốt, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho phịng giao dịch.

Phân tích hoạt động tín dụng tại Phịng giao dịch NHNo&PTNT An Hữu

Bảng 2: NGUỒN VỐN CỦA PGD AN HỮU TỪ 2007 ĐẾN 30/06/2010.

Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 30/06/2009 30/06/2010

Chênh lệch

2008/2007 2009/2008 30/06/2010- 30/06/2009

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 112.406 117.660 141.974 72.409 78.010 5.254 4,7 24.314 20,7 5.601 7,7 Không kỳ hạn 4.277 5.578 6.236 2.098 2.649 1.301 30,4 658 11,8 551 26,3 Kỳ hạn dưới 12 tháng 56.741 79.462 85.809 50.784 59.728 22.721 40,0 6.347 8,0 8.944 17,6 Kỳ hạn trên 12 tháng 51.388 32.620 49.929 19.527 15.633 -18.768 -36,5 17.309 53,1 -3.894 -19,9 Vốn điều hòa 78.457 47.630 27.202 15.711 14.697 -30.827 -39,3 -20.428 -42,9 -1.014 -6,5 Ngắn hạn 62.857 28.930 12.073 7.060 5.639 -33.927 -54,0 -16.857 -58,3 -1.421 -20,1 Trung, dài hạn 15.600 18.700 15.129 8.651 9.058 3.100 19,9 -3.571 -19,1 407 4,7 Tổng nguồn vốn 190.863 165.290 169.176 88.120 92.707 -25.573 -13,4 3.886 2,4 4.587 5,2

Phân tích hoạt động tín dụng tại Phịng giao dịch NHNo&PTNT An Hữu

4.1.1. Vốn huy động:

Nguồn vốn của PGD An Hữu gồm hai bộ phận: vốn huy động và vốn điều chuyển. Nguồn vốn huy động của ngân hàng những năm qua tăng trưởng theo chiều hướng tốt. Công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt kết quả tốt trong 3 năm qua. Cụ thể, tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng đều tăng trưởng tốt, năm 2008 tăng 4,7% so với năm 2007 đạt 117.600 triệu đồng, năn 2009 tăng 20,7% so với năm 2008 đạt 141.974 triệu đồng. Ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tốt trong nhận thức và tổ chức thực hiện ở từng chi nhánh, có cố gắng trong việc tiếp cận và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền, đồn thể, ban ngành trong cơng tác huy động vốn để huy động các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các hộ mua bán kinh doanh.

Nguyên nhân nguồn vốn huy động chưa cao trong năm 2007 là do trong năm có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của huyện như dịch bệnh, thiên tai, giá cả một số mặt hàng tăng vọt, giá cả hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp đều tăng nên nhu cầu sử dụng tiền mặt của người dân tăng; Hơn nữa, người dân chưa quen với việc gửi tiền ngân hàng. Phần lớn hộ làm ăn khá giả còn e ngại và chưa từng làm quen với việc gửi tiền vào Ngân hàng, chưa thấy được lợi ích của việc gửi tiền và họ thường cất giữ tiền bằng cách mua vàng. Vì vậy Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa nguồn vốn huy động từ nơng thơn, đây là thị trường có tiềm năng lớn mà Ngân hàng cần khai thác trong thời gian tới. Một mặt duy trì khách hàng cũ, mặt khác, ln tranh thủ tìm kiếm nhiều khách hàng mới nhằm huy động được nhiều vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hơn.

Trong hai năm gần đây, tình hình huy động vốn có chiều hướng tăng rõ rệt. Năm 2009, vốn huy động tăng nhanh so với năm 2008. Riêng 6 tháng đầu năm 2010, tổng vốn huy động là 78.010 triệu đồng, tăng 5.601 triệu đồng so với cùng kỳ 2009. Do ý người dân đã bắt đầu quen với việc gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để an tồn và có thêm khoản thu nhập cố định. Tốc độ tăng nguồn vốn huy động đã phản ánh một nỗ lực khơng ngừng của Ngân hàng. Ngun nhân là do:

Phân tích hoạt động tín dụng tại Phịng giao dịch NHNo&PTNT An Hữu

- Sự phát triển ngày càng ổn định của nền kinh tế nên vốn nhàn rỗi trong dân chúng tăng lên, mang lại những thuận lợi trong công tác huy động trong những năm qua.

- Chính sách huy động vốn của NHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang tương đối linh hoạt qua các năm, đặc biệt là chính sách về lãi suất có sự thay đổi uyển chuyển, nhịp nhàng đã tạo lợi thế cạnh tranh tốt nhất cho hệ thống các chi nhánh trên thị trường. Trong những năm qua Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động chẳng hạn như: Ngân hàng đã đưa ra lãi suất bậc thang, lãi suất tiết kiệm dự thưởng và về kỳ hạn thì có nhiều kỳ hạn phù hợp với điều kiện và phù hợp với túi tiền của người dân

- Tâm lý khách hàng chưa quen với việc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, phần lớn họ thường cất giữ tại nhà hoặc mua vàng. Nhưng với quan điểm “đi vay để cho vay”, mở rộng tín dụng với các thành phần kinh tế, chủ động huy động để đầu tư, Ngân hàng đã khai thác đối tượng khách hàng tiềm năng này bằng cách mở nhiều hình thức tiết kiệm, tăng lãi suất huy động nhiều loại hình tiền gửi theo chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Quan trọng hơn là phong cách phục vụ nhiệt tình, tận tình, thái độ niềm nở trong giao tiếp của nhân viên khi khách hàng đến giao dịch.

4.1.2 Vốn điều chuyển:

Do nằm trong hệ thống của NHNo & PTNT Việt Nam nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay ln được thuận tiện hơn, Phịng giao dịch huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu phịng giao dịch huy động vốn khơng đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho phịng giao dịch, do đó nguồn vốn để phịng giao dịch kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên khi vốn huy động không đáp ứng đủ.

Phịng giao dịch NHNo&PTNT An Hữu vốn tự có dùng hoạt động kinh doanh là nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên. Nếu ngân hàng chỉ dựa vào nguồn vốn huy động để cho vay thì sẽ khơng đáp ứng đủ nhu cầu của khách

Phân tích hoạt động tín dụng tại Phịng giao dịch NHNo&PTNT An Hữu

hàng. Do vậy, khi việc huy động vốn khơng đủ thì ngay lập tức chi nhánh cấp trên sẽ điều chuyển vốn về chi nhánh cấp dưới.

Nguồn vốn này được điều chuyển dựa vào những như cầu phát sinh từ thực tế của chi nhánh. Như vậy, khi đánh giá về chỉ tiêu nguồn vốn của PGD An Hữu, ta có thể đánh giá nguồn vốn điều chuyển.

Vào đầu mỗi quý, giám đốc ngân hàng lập đề xuất lên ngân hàng cấp trên về nguồn vốn điều hòa cần thiết để đáp ứng tối đa nhu cầu kinh doanh tại ngân hàng. Lãi suất vốn điều chuyển cao hơn vốn huy động và thấp hơn lãi suất cho vay.

Vốn điều chuyển chia thành hai loại: vốn điều chuyển ngắn hạn và vốn điều chuyển trung, dài hạn. Nhưng khi chuyển từ NHNo & PTNT tỉnh xuống các chi nhánh thì nguồn vốn này được tính chung thành một loại và áp dụng cùng một mức lãi suất. Hiện nay, lãi suất vốn điều chuyển đang được NHNo & PTNT Việt Nam áp dụng cho các ngân hàng trong tồn hệ thống là 0,96%/tháng. Trong khi đó, lãi suất cho vay ngắn, trung, dài hạn hiện nay là 1,125%/tháng. Hai mức lãi suất này có sự chênh lệch khơng đáng kể. Chi phí vốn điều chuyển cao, do đó, các ngân hàng thường cố gắng giảm nguồn vốn này xuống và tăng nguồn vốn huy động lên để gia tăng thu nhập cho ngân hàng.

Cụ thể, năm 2007, vốn điều chuyển là 78.457 triệu đồng chiếm 41,1% tổng nguồn vốn nhưng năm 2008 nguồn vốn này giảm đáng kể còn 47.630 triệu đồng, Sang năm 2009, vốn điều chuyển giảm thêm 20.428 triệu đồng so với 2008. Sáu tháng đầu năm 2010 vốn điều chuyển chỉ còn 14.697 triệu đồng. Do ngân hàng đã chủ động tăng cường huy động vốn để cho vay, nên giảm nguồn vốn điều chuyển có chi phí cao hơn.

Phân tích hoạt động tín dụng tại Phịng giao dịch NHNo&PTNT An Hữu

Cơ cấu nguồn vốn từ 2007 đến 30/06/2010

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 30/06/2009 30/06/2010 Năm %

Vốn huy động Vốn điều hịa

Hình 4. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH AN HỮUTỪ 2007 – 30/06/2010. TỪ 2007 – 30/06/2010.

Xét về tỷ trọng của hai khoản mục vốn huy động và vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn, ta thấy rằng cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo chiều hướng tích cực theo hướng tăng dần nguồn vốn huy động, giảm tỷ trọng vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn. Năm 2007, vốn điều chuyển chiếm 41,1 % tổng nguồn vốn do vốn huy động còn rất thấp. Nhưng sang năm 2008, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện. Nguồn vốn điều chuyển chỉ còn chiếm 28,8%. Đến năm 2009, cơ cấu nguồn vốn chỉ còn chiếm 16% vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn, nâng tỷ lệ vốn huy động lên 84%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì ngân hàng ngày càng chủ động hơn trong nguồn vốn của mình.

Vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến tính chủ động cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, đẩy mạnh cơng tác huy động vốn trong thời gian sắp tới, giảm dần nguồn vốn điều chuyển là nhiệm vụ rất quan trọng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ nông dân tại phòng giao dịch ngân hàng nn và ptnt an hữu – chi nhánh huyện cái bè (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)