Dư nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ nông dân tại phòng giao dịch ngân hàng nn và ptnt an hữu – chi nhánh huyện cái bè (Trang 78 - 82)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 30/06/2009 30/06/2010

Chênh lệch

2008/2007 2009/2008 30/06/2010-30/06/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Nông nghiệp 95.623 99.004 98.756 99.553 97.971 3.381 3,5 -248 -0,3 -1.582 -1,6 Trồng trọt 70.210 72.589 70.806 70.306 71.221 2.379 3,4 -1.783 -2,5 915 1,3 Chăn nuôi 25.413 26.415 27.950 29.247 26.750 1.002 3,9 1.535 5,8 -2.497 -8,5 2. Kinh doanh-dịch vụ 23.870 12.937 14.313 13.049 7.599 -10.933 -45,8 1.376 10,6 -5.450 -41,8 3. Dư nợ tiêu dùng 29.696 23.800 19.037 21.864 20.211 -5.896 -19,9 -4.763 -20,0 -1.653 -7,6 4. Dư nợ khác 16.547 10.859 9.647 10.387 6.194 -5.688 -34,4 -1.212 -11,2 -4.193 -40,4 Tổng cộng 165.736 146.600 141.753 144.853 131.975 -19.136 -11,5 -4.847 -3,3 -12.878 -8,9

Phân tích hoạt động tín dụng tại Phịng giao dịch NHNo&PTNT An Hữu

Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ của Ngân hàng giảm liên tục từ 2007 đến nay. Trong đó, dư nợ ngành nơng nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn những ngành khác và có xu hướng khơng ổn định tăng trong năm 2008 và giảm nhẹ trong năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010, dư nợ giảm không phải là quy mô hoạt động bị thu hẹp mà do Ngân hàng tiến hành chia tách 3 xã Mỹ Tân và An Thái Đông, Mỹ Lương cho Phòng giao dịch Hòa Khánh quản lý làm cho dư nợ giảm.

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu, hướng dẫn của ngân hàng cấp trên đề ra về tốc độ tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng ln tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng, chu cấp vốn cho các ngành kinh tế trong huyện, chính sách hợp lý của ngân hàng mở rộng thêm các dịch vụ mới như cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng, cán bộ, cơng nhân viên làm cho tổng dư nợ năm sau so với năm trước.

- Trồng trọt: Ngành trồng trọt có dư nợ tăng trưởng không ổn định tuy nhiên tăng giảm với tốc độ không đáng kể. Năm 2007, dư nợ đạt 70.210 triệu đồng, sang năm 2008 tăng thêm 2.379 triệu đồng, đạt 72.589 triệu đồng. Năm 2009 dư nợ ngành trồng trọt là 70.806 triệu đồng, giảm 1.783 triệu đồng so với năm 2008.

- Chăn nuôi: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngành chăn nuôi tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Năm 2007, dư nợ là 25.413 triệu đồng, sang năm 2008 dư nợ tăng thêm 1.002 triệu đồng và 2009 tăn 1.535 triệu đồng so với 2008 do doanh số cho vay ngành này tăng. Sáu tháng đầu năm 2010 dư nợ giảm 2.497 triệu đồng so với cùng kỳ 2009. Dư nợ giảm là do dịch cúm gia cầm tái phát, dịch lở mồm long móng ở heo xuất hiện làm người dân bị thiệt hại nặng nề. Người dân vẫn cịn hoang mang lo sợ do đó tạm thời chưa có nhu cầu vay vốn của ngân hàng. Nguyên nhân khác là do chăn nuôi ở địa phương chủ yếu dưới dạng hộ gia đình, quy mơ nhỏ, phần lớn tận dụng thức ăn dư thừa và thức ăn có sẵn. Người dân chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, phịng chống bệnh.

- Kinh doanh – dịch vụ: tuy dư nợ qua 3 năm không ổn định năm 2008

giảm mạnh so với 2007 giảm đến 10.933 triệu đồng nhưng 2009 đã có sự hồi phục trở lại tăng 1.376 so với 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và thu hẹp địa bàn quản lý. Đạt được kết quả trên là do

Phân tích hoạt động tín dụng tại Phịng giao dịch NHNo&PTNT An Hữu

trước đây hộ gia đình, cá nhân chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực trồng trọt và chăn ni vì Cái Bè là huyện chun về nơng nghiệp. Nhưng trong những năm gần đây hộ gia đình cũng ngày càng quan tâm đến loại hình đầu tư vào ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao thể hiện dư nợ qua 3 năm tăng lên và hướng tới các năm về sau Ngân hàng sẽ đầu tư cho lĩnh vực này cao hơn. Nguyên nhân khác là trong những năm vừa qua doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện làm ăn có hiệu quả. Nhu cầu vay vốn mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhiều dẫn đến dư nợ ngành thương nghiệp – dịch vụ trong 3 năm qua ngày càng tăng.

- Tiêu dùng: Dư nợ lĩnh vực này liên tục giảm trong những năm qua từ

29.696 triệu đồng năm 2007 đến 30/06/2010 chỉ còn 20.211 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay lĩnh vực này liên tục giảm cịn doanh số thu nợ thì lại tăng làm cho dư nợ bị giảm sút.

- Dư nợ khác: Dư nợ lĩnh vực này liên tục giảm trong những năm qua từ 16.547 triệu đồng xuống còn 6.194 triệu đồng. Đây là những lĩnh vực nhỏ nên dư nợ không ổn định. Tuy nhiên trong thời gian tới Ngân hàng nên chú trọng tăng dư nợ trong lĩnh vực này vì trong đây có ngành thủy sản cũng là một thế mạnh phát triển của vùng

Từ bảng số liệu trên ta thấy dư nợ các ngành khác đều không ổn định, tăng giảm không đồng đều. Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của trạm khuyến nông về giống, kỹ thuật, hoàn thành đê bao chống lũ, giúp bà con nông dân tăng sản xuất, chủ trương chuyển đất lúa sang trồng cây ăn trái, sản xuất lúa chất lượng cao đang được người dân hưởng ứng, hình thành những vùng chuyên canh cây trồng nên bà con gia tăng vay vốn để mở rộng sản xuất, làm gia tăng dư nợ cải tạo vườn trong sản xuất nơng nghiệp.

4.3. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN4.3.1. Nợ quá hạn 4.3.1. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn luôn là vấn đề được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Bởi vì trong mơi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ ngun nhân khách quan như: Thiên tai, lũ lụt, những diễn biến không thuận lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh,... Do đó một nhà quản trị giỏi đến đâu cũng

Phân tích hoạt động tín dụng tại Phịng giao dịch NHNo&PTNT An Hữu

khơng thể khẳng định rằng Ngân hàng mình khơng có nợ q hạn. Chính vì thế các Ngân hàng ln tìm mọi biện pháp để phịng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ quá hạn đến mức thấp nhất. Nợ quá hạn phản ánh chất lượng tín dụng hoạt động của Ngân hàng. Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu như ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà các ngân hàng đầu tư. Nếu có nợ quá hạn lớn rất có thể rủi ro cho ngân hàng là đi đến phá sản. Vì thế mà nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của ngân hàng.

Theo số liệu thống kê từ tổ tín dụng, tình hình nợ q hạn được thể hiện chung qua bảng số liệu dưới đây:

Phân tích hoạt động tín dụng tại Phịng giao dịch NHNo&PTNT An Hữu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ nông dân tại phòng giao dịch ngân hàng nn và ptnt an hữu – chi nhánh huyện cái bè (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)