Căn cứ bồi thường theo luật định.

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về căn cứ bồi thường trong bảo hiểm tài sản và hướng hoàn thiện (Trang 27 - 30)

2.2 Căn cứ bồi thường

2.2.2 Căn cứ bồi thường theo luật định.

2.2.2.1 Số tiền bảo hiểm

a. Định nghĩa số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là “số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản.”12 Như vậy, số tiền bảo hiểm phải được các bên xác định ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng. Để xác định được số tiền bảo hiểm thì các bên phải xác định được giá trị của tài sản cần được bảo hiểm. Việc xác định giá trị cĩ thể dựa vào giá bán của tài sản trên thị trường, giá trị kê khai của bên mua bảo hiểm hoặc thơng qua việc yêu cầu cơ quan thẩm định giá định giá.

Theo Điều 13 LKDBH thì số tiền bảo hiểm là nội dung bắt buộc phải được ghi nhận trong hợp đồng. Nĩ là mức trách nhiệm cao nhất của DNBH trong việc xác định số tiền bồi thường khi cĩ rủi ro tổn thất. Số tiền bảo hiểm cũng là giới hạn trách nhiệm bảo hiểm cho cả thời hạn bảo hiểm. Sau mỗi lần bồi thường giới hạn trách nhiệm đĩ sẽ giảm đi một khoản tiền bồi thường đã trả, trừ khi bên mua bảo hiểm khơi phục lại số tiền bảo hiểm và đĩng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm đĩ.

Nguyên tắc BHTS là bên mua bảo hiểm chỉ được mua bảo hiểm cho phần mà mình cĩ lợi ích bảo hiểm. Do đĩ số tiền bảo hiểm cao nhất mà bên mua bảo hiểm đưa ra chỉ được bằng với giá trị tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng. Bên mua bảo hiểm khơng được yêu cầu số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị của tài sản. Nếu các bên cố tình giao kết hợp đồng trên giá trị thì hợp đồng sẽ khơng cĩ hiệu lực. Bởi vì, nếu thừa nhận HĐBHTS trên giá trị tức là bên mua bảo hiểm đã được bảo hiểm cả đối với phần giá trị mà họ khơng cĩ lợi ích. Thơng thường khi tham gia vào QHBH bên mua bảo hiểm thường yêu cầu số tiền bảo hiểm cho từng hạng mục tài sản. Khi cĩ tổn thất DNBH sẽ xác định tổn thất đối với từng hạng mục để tính số tiền bồi thường cho mỗi thiệt hại. Tổng số tiền bồi thường cho tất cả các hạng mục khơng được vượt quá số tiền bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm cịn là căn cứ để xác định số phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm phải đĩng. Phí bảo hiểm phải nộp nhiều hay ít là do số tiền bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm quyết định. Trong trường hợp tài sản phát sinh thêm giá trị bảo hiểm như cĩ sự biến động nguyên vật liệu, tài sản đã được nâng cấp, sửa chữa lớn thì bên mua bảo hiểm phải khai báo kịp thời để điều chỉnh phí bảo hiểm lại cho phù hợp. Nếu khơng, quy tắc tỷ lệ sẽ được áp dụng khi bồi thường như bảo hiểm dưới giá trị.

23

Việc xác định số tiền bảo hiểm của BHTS cĩ thể chia thành ba loại căn cứ vào giá trị bảo hiểm.

+ Số tiền bảo hiểm bằng giá trị của tài sản, tức là bảo hiểm đúng giá trị. + Số tiền bảo hiểm vượt giá trị bảo hiểm, tức là bảo hiểm trên giá trị.

+ Số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm, tức là bảo hiểm dưới giá trị.

b. Bảo hiểm đúng giá trị

Bảo hiểm đúng giá trị là trường hợp DNBH chấp nhận bảo hiểm cho tồn bộ giá trị của tài sản được bảo hiểm. Tức là giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bằng với số tiền bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm yêu cầu và được DNBH chấp nhận.

Dựa theo căn cứ bồi thường tại điều 46 LKDBH, thì khi cĩ rủi ro dẫn tới tổn thất tồn bộ tài sản thì DNBH sẽ phải cĩ trách nhiệm bồi thường tồn bộ giá trị thiệt hại thực tế của tài sản song sẽ khơng được vượt quá số tiền bảo hiểm.

Trong trường hợp tổn thất một phần giá trị của tài sản thì DNBH chỉ cĩ nghĩa vụ bồi thường trong phạm vi mức độ tổn thất thực tế mà thơi. Vì nguyên tắc của bồi thường là tổn thất bao nhiêu, sẽ được chi trả bấy nhiêu. Ví dụ: Ơng A đề nghị số tiền bảo hiểm là 2 tỷ đồng cho tồn bộ tài sản là ngơi nhà của mình. Khi cĩ rủi ro ngơi nhà bị thiệt hại (giả sử giá trị của ngơi nhà vẫn là 2 tỷ đồng), tổn thất đựợc định giá là 1tỷ đồng thì DNBH sẽ chỉ bồi thường cho ơng A 1 tỷ đồng. Cịn nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất ngơi nhà được định giá là 1,5 tỷ đồng. Tức giá trị của ngơi nhà tại thời điểm này đã bị xuống giá so với tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ chỉ phải bồi thường cho Ơng A là 1,5 tỷ đồng vì ngay tại thời điểm xảy ra tổn thất ơng A chỉ sở hữu giá trị tài sản là 1,5 tỷ đồng.

c. Bảo hiểm trên giá trị

Bảo hiểm trên giá trị là trường hợp số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm. Nếu các bên giao kết HĐBH trong trường hợp này thì hợp đồng đĩ được gọi là HĐBHTS trên giá trị. Trong BHTS sẽ khơng thể hình thành nên một giao dịch mà số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng. Bên mua bảo hiểm khơng thể yêu cầu DNBH gánh chịu thay mình một tổn thất mà họ khơng cĩ lợi ích tài chính.

Theo điều 41 LKDBH quy định: Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đĩ. Quy định này của pháp luật đựơc hiểu là khi bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm thì họ đã yêu cầu DNBH gánh chịu thay cho họ phần tổn thất

24

tương ứng với số tiền bảo hiểm và họ phải cĩ quyền lợi tài chính tương ứng với số tiền bảo hiểm mà họ yêu cầu DNBH bảo hiểm cho tài sản đĩ.

Khoản 1 điều 42 LKDBH khơng cho phép các bên giao kết HĐBHTS trên giá trị. Nếu các bên cố tình giao kết thì hợp đồng sẽ bị coi là vơ hiệu. Tuy nhiên, nếu vì lỗi vơ ý, hiểu nhầm về giá trị của tài sản do khơng nắm vững giá thị trường dẫn đến định giá sai thì hợp đồng đĩ vẫn cĩ giá trị pháp lý đối với phần trong giá trị, phần bảo hiểm trên giá trị sẽ khơng cĩ hiệu lực. DNBH phải hồn lại cho bên mua bảo hiểm số phí đã đĩng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị của tài sản, tức là các bên phải cùng nhau xác định lại giá trị đúng của tài sản để làm căn cứ tính số tiền bảo hiểm, mức phí bảo hiểm cho phù hợp.

Về trách nhiệm bồi thường: DNBH sẽ vẫn phải tiến hành bồi thường cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp cĩ rủi ro tổn thất. Nhưng số tiền bồi thường sẽ khơng vượt quá giá trị của tài sản được bảo hiểm, tức mức cao nhất mà DNBH phải gánh chịu là tương ứng với giá trị của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất, nơi xảy ra tổn thất.

d. Bảo hiểm dưới giá trị

Bảo hiểm dưới giá trị là trường hợp bảo hiểm trên cơ sở số tiền bảo hiểm trong hợp đồng ít hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm. Hợp đồng được giao kết trong trường hợp này được gọi là HĐBHTS dưới giá trị.

Như vậy, đối với trường hợp này bên mua bảo hiểm chỉ yêu cầu DNBH bảo hiểm một phần giá trị tài sản trên tồn bộ giá trị tài sản hiện cĩ tại thời điểm giao kết hợp đồng. Phần cịn lại của tài sản khơng được mua bảo hiểm thì người mua bảo hiểm sẽ phải tự mình gánh vác trách nhiệm nếu cĩ rủi ro dẫn đến thiệt hại.

Thứ nhất; Pháp luật thừa nhận quan hệ hợp đồng này dựa theo nhu cầu thực tế và khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm và nĩ cũng phù hợp với bản chất của QHBH -là sự chia sẻ rủi ro. Đồng thời, nĩ cũng phù hợp với nguyên tắc tự do thỏa thuận, tơn trọng quyền định đoạt của các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.

Thứ hai; Nguyên tắc của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm cho những yếu tố rủi ro bất ngờ. Tại thời điểm giao kết HĐBH sản phẩm bảo hiểm chưa hình thành. Sản phẩm bảo hiểm mà bên bảo hiểm đem bán tại thời điểm giao kết hợp đồng là lời hứa, sự cam kết thực hiện trách nhiệm trong tương lai. Và trách nhiệm đĩ cĩ phải thực hiện hay khơng cịn phụ thuộc vào việc rủi ro cĩ xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm hay khơng, tài sản cĩ bị tổn thất khơng. Bên mua bảo hiểm vì mong muốn khắc phục hậu quả của rủi ro nên mới tham gia vào QHBH để chuyển giao bớt phần rủi ro từ mình sang cho DNBH thay vì tự gánh chịu một mình bằng việc phải đĩng một mức phí nhất định theo thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với tài sản cĩ giá trị lớn thì mức phí bảo hiểm sẽ cao. Bỏ ra một khoản phí lớn cho việc mua

25

bảo hiểm cho tài sản khơng phải là chuyện đơn giản trong khi đĩ nĩ lại khơng được hồn lại khi hết thời hạn bảo hiểm.

Theo khoản 2 điều 43 LKDBH thì đối với HĐBH dưới giá trị nếu cĩ sự kiện bảo hiểm xảy ra, DNBH chỉ bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm yêu cầu và giá thị trường của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng. Quy định này của pháp luật thể hiện sự cơng bằng về quyền lợi của các bên. Việc bồi thường đúng đắn sẽ khuyến khích người được bảo hiểm quan tâm đến trách nhiệm phịng ngừa, hạn chế rủi ro vì tài sản đựơc bảo hiểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của bên mua bảo hiểm. Khi cĩ tổn thất thì họ cũng phải chịu trách nhiệm gánh vác một phần tổn thất. Ví dụ tại thời điểm giao kết hợp đồng chiếc xe của B cĩ trị giá 800 triệu đồng. B mua bảo hiểm tài sản cho xe với số tiền là 400 triệu đồng tức là anh B chỉ mua bảo hiểm cho 1/2 giá trị của xe. Như vậy cơ sở để DNBH tính phí là 400 triệu đồng. Nếu cĩ tổn thất tồn bộ chiếc xe anh B sẽ nhận được số tiền bảo hiểm là 400 triệu đồng. Nếu chiếc xe chỉ tổn thất một phần tương ứng với giá trị là 300 triệu đồng thì anh B sẽ đựơc bồi thường là 150 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về căn cứ bồi thường trong bảo hiểm tài sản và hướng hoàn thiện (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)