Các kiến nghị khác cĩ liên quan nhằm hồn thiện pháp luật về bồi thường trong

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về căn cứ bồi thường trong bảo hiểm tài sản và hướng hoàn thiện (Trang 64 - 69)

3.3 Một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về căn cứ bồi thường trong bảo

3.3.6 Các kiến nghị khác cĩ liên quan nhằm hồn thiện pháp luật về bồi thường trong

trong bảo hiểm tài sản

3.3.6.1 Kiến nghị sửa đổi quy định của pháp luật về thế quyền bồi thường khi người thứ ba cĩ lỗi gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm.

Tại khoản 1điều 49 LKDBH và khoản 1 điều 577 BLDS Việt Nam năm 2005 đều quy định về việc chuyển giao yêu cầu bồi hồn. Đây là trường hợp bên thứ ba cĩ lỗi gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm và DNBH đã phải trả tiền bồi thường cho những tổn thất và chi phí hợp lý thì theo luật định bên mua bảo hiểm phải cĩ nghĩa vụ chuyển cho DNBH quyền yêu cầu người thứ ba bồi hồn khoản tiền mà DNBH đã bồi thường. Như đã phân tích ở phần trên, DNBH chỉ được thế quyền khi cĩ đủ hai điều kiện: Người thứ ba phải cĩ lỗi và cĩ trách nhiệm bồi thường trong việc gây ra thiệt hại cho bên mua bảo hiểm. DNBH phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bên mua bảo hiểm rồi. Quy định này là hồn tồn hợp lý bởi nếu bên thứ ba khơng cĩ lỗi với thiệt hại thì bên thứ ba sẽ khơng cĩ trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn thất. Đồng thời, nếu DNBH chưa trả tiền bồi thường cho bên mua bảo hiểm thì DNBH cũng khơng cĩ cơ sở để yêu cầu bên thứ ba hồn trả cho mình khoản tiền tương ứng với trách nhiệm của họ đối với bên mua bảo hiểm.

Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 49 lại cĩ vướng mắc sau khi quy định trong trường hợp bên mua bảo hiểm “từ bỏ quyền yêu cầu bên thứ ba bồi thường, DNBH cĩ quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người bảo hiểm”.

Sự bất hợp lý trong quy định của pháp luật tại điều khoản này thể hiện ở chỗ. Do mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và bên thứ ba là mối quan hệ dân sự ngồi hợp đồng. Nghĩa vụ bồi thường của bên thứ ba chỉ phát sinh nếu bên mua bảo hiểm cĩ yêu cầu bồi thường. Trường hợp bên mua bảo hiểm miễn trừ trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba thì bên thứ ba cũng khơng phải thực hiện nghĩa vụ với bên mua bảo hiểm. Điều này cũng cĩ nghĩa là bên mua bảo hiểm khơng được địi DNBH bồi thường cho tổn thất mà họ đang gánh chịu khi mà họ đã miễn trừ trách nhiệm cho bên thứ ba. Bởi vì khi miễn trừ trách nhiệm cho bên thứ ba tức là họ đã chấp nhận tự mình gánh chịu rủi ro, tổn thất. Vì vậy, điều khoản này nên chia ra thành các trường hợp sau:

- Thứ nhất; Nếu bên mua bảo hiểm từ bỏ quyền yêu cầu bên thứ ba bồi thường ngay

sau khi cĩ sự kiện bảo hiểm xảy ra và chưa cĩ yêu cầu DNBH bồi thường cho tổn thất được bảo hiểm thì DNBH sẽ khơng cĩ trách nhiệm bồi thường.

60

- Thứ hai; Nếu bên mua bảo hiểm từ bỏ quyền yêu cầu bên thứ ba bồi thường thiệt hại sau khi DNBH đã bồi thường thì điều này sẽ là vơ hiệu, khơng thể được chấp nhận trừ khi được DNBH đồng ý. Bởi vì nguyên tắc của bồi thường là chi trả tương xứng với mức tổn thất thực tế. Tổn thất là do bên thứ ba gây ra, bên thứ ba phải cĩ nghĩa vụ khắc phục lại tình trạng tài chính ban đầu cho bên mua bảo hiểm. Nếu miễn trừ trách nhiệm cho bên thứ ba mà vẫn được DNBH bồi thường tức là bên mua bảo hiểm vẫn được hưởng lợi, khơng bị mất mát một khoản lợi ích nào từ việc bị tổn thất (vì rủi ro đã được DNBH bồi thường rồi). Pháp luật sẽ khơng chấp nhận trường hợp này.

Để tránh tình trạng bên mua bảo hiểm sau khi nhận đầy đủ số tiền bồi thường rồi thì rũ bỏ trách nhiệm hợp tác, cung cấp thơng tin, tài liệu gây khĩ khăn cho DNBH trong việc địi tiền bên thứ ba thì tại khoản 1 điều 49 LKDBH cũng cần sửa đổi lại thời điểm mà bên mua bảo hiểm thực hiện việc chuyển yêu cầu bồi hồn. Pháp luật nên quy định theo hướng: - Bên mua bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu bồi hồn cho DNBH ngay khi bên mua bảo hiểm yêu cầu DNBH bồi thường và được DNBH chấp nhận bồi thường cho tổn thất đĩ.

- Bên mua bảo hiểm cĩ nghĩa vụ cung cấp đầy đủ mọi thơng tin, tài liệu cần thiết mà mình biết cho DNBH. DNBH cĩ quyền khấu trừ số tiền bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của bên mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện nghĩa vụ này.

3.3.6.2 Bổ sung quy định về phương thức bồi thường trong trường hợp mua bảo hiểm tại cácdoanh nghiệp bảo hiểm khác nhau cho một đối tượng bảo hiểm với các điều kiện bảo hiểm và sự kiện bảo hiểm khác nhau

Như đã phân tích ở phần trên, HĐBHTS trùng là hợp đồng bảo hiểm phải thoả mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 44 LKDBH: Bên nua bảo hiểm giao kết hợp đồng với ít nhất từ hai DNBH, để đảm bảo cho cùng một đối tượng, với cùng một điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

Nếu bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm cho tài sản tại các DNBH khác nhau, với điều kiện và sự kiện bảo hiểm khác nhau thì sẽ khơng được coi là HĐBHTS trùng. Khi cĩ sự kiện bảo hiểm cũng khơng thể áp dụng Điều 44 LKDBH để giải quyết trách nhiệm bồi thường. Pháp luật cũng khơng cĩ quy định nào về vấn đề này nhưng ta cĩ thể hiểu đây là các HĐBH được ký kết với các trách nhiệm bảo hiểm khác nhau.

Sẽ khơng cĩ gì là rắc rối nếu các sự kiện bảo hiểm xảy ra tại các thời điểm khác nhau, hoặc chỉ cĩ một sự kiện bảo hiểm xảy ra. Bởi vì khi cĩ rủi ro, tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm của DNBH nào thì DNBH đĩ sẽ phải đứng ra chi trả theo đúng quy định của hợp đồng hoặc pháp luật. Nhưng sẽ là rắc rối nếu cùng một lúc xảy ra đồng thời các sự kiện bảo

61

hiểm và đều dẫn đến một hậu quả là tổn thất tài sản. Xét về nguyên tắc thì đây là các HĐBHTS hồn tồn độc lập về trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường. Điều kiện bảo hiểm cũng khác nhau. Mỗi DNBH phải thực hiện riêng rẽ trách nhiệm của mình. Tức là tài sản bị tổn thất do sự kiện bảo hiểm nào gây ra thì DNBH sẽ bồi thường đầy đủ cho sự kiện bảo hiểm đĩ. Bất cập ở đây là: số tiền bồi thường của các DNBH cộng lại sẽ vượt quá giá trị tài sản bị tổn thất (bởi vì nguyên tắc phân chia trách nhiệm theo tỷ lệ khơng được áp dụng).

Ví dụ A mua bảo hiểm cháy nổ cho tài sản là chiếc xe ơ tơ tại DNBH B, mua bảo hiểm trộm cắp tại DNBH C. Chiếc xe cĩ trị giá 2 tỷ đồng. Số tiền bảo hiểm tại mỗi DNBH bằng trị giá xe. Ngày 02/05/2008 chiếc xe bị đánh cắp và bị bốc cháy. Tổn thất là tồn bộ. DNBH B sẽ phải bồi thường tồn bộ giá trị xe cho sự kiện cháy nổ. DNBH C bồi thường tồn bộ tổn thất chiếc xe do sự kiện trộm cắp. Như vậy, tổng số tiền bên mua bảo hiểm nhận được sẽ là 4 tỷ đồng. Đây là điều khơng hợp lý.

Từ luận điểm trên, pháp luật cần phải bổ sung thêm quy định về trách nhiệm bồi thường của các DNBH cho trường hợp này cĩ thể theo hướng sau: Trong trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết HĐBHTS tại các DNBH khác nhau, cho cùng một đối tượng bảo hiểm, với các điều kiện bảo hiểm khác nhau và sự kiện bảo hiểm khác nhau. Nếu cùng một thời điểm mà xảy ra đồng thời các sự kiện bảo hiểm dẫn đến tổn thất tài sản thì trách nhiệm bảo hiểm của tất cả các DNBH sẽ khơng vượt quá phần tổn thất được tính theo tỷ lệ ứng của mình đối với tổn thất được xác định.

62

KẾT LUẬN

Mục đích của đề tài là phân tích “quy định của pháp luật về căn cứ bồi thường trong bảo hiểm tài sản và hướng hồn thiện”. Để cĩ thể thực hiện được mục tiêu đĩ, tác giả đã trình bày một cách khái quát nhất bản chất của bảo hiểm thương mại, BHTS; Bản chất của quan hệ hợp đồng BHTS; Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng trong bảo hiểm nĩi chung và bảo hiểm tài sản nĩi riêng.

Đề tài cũng đã đi vào nghiên cứu, phân tích các quy định, nguyên tắc của pháp luật về bồi thường trong BHTS, các trường hợp bị loại trừ, miễn trừ trách nhiệm bảo hiểm.

Căn cứ bồi thường cĩ vai trị quan trọng trong việc giải quyết, thực hiện trách nhiệm bồi thường của DNBH. Trong phạm vi đề tài, tác giả đã nêu và phân tích những yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến việc xác định số tiền bồi thường, đồng thời phân tích được bản chất của từng yếu tố đĩ. Xác định được chế độ bồi thường trong một số trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đĩ, đề tài cũng đã đưa ra được những nhận xét chung nhất quy định của pháp luật về bồi thường, những điểm hạn chế và bất cập mà trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng cĩ thể dẫn đến trục lợi bảo hiểm hoặc khơng tuân thủ được nguyên tắc bồi thường trong BHTS.

Dựa vào những quy định của pháp luật về căn cứ bồi thường, dựa vào lý luận thực tiễn và nhu cầu bảo hiểm đề tài đã đưa ra một số kiến nghị để qua đĩ cĩ một cơ chế điều chỉnh hợp lý hơn, nhằm đảm bảo cho nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản được áp dụng một cách đúng đắn, bảo vệ quyền lợi cho cả bên mua bảo hiểm và DNBH, tránh các trường hợp trục lợi trong bảo hiểm.

Để tạo ra một mơi trường pháp lý cho hoạt động KDBH nĩi chung và hồn thiện pháp luật về căn cứ bồi thường trong BHTS nĩi riêng, việc đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm đến là hình thành một hệ thống đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành bảo hiểm để quy định, hướng dẫn thực thi các nghiệp vụ bảo hiểm. Các từ ngữ trong các văn bản pháp luật cần thống nhất, dễ hiểu. Để tăng cường khâu kiểm tra, giám sát địi hỏi phải thiết lập các cơ quan giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật, phát hiện và xử lý thích đáng các hành vi trục lợi bảo hiểm, cạnh tranh khơng lành mạnh. Và để cho pháp luật được đi vào thực tiễn cuộc sống thì cần phải tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo hiểm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.

2. Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam ngày 09-12-2000.

3. Nghị định 45/ 2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

4. Nghị định 46/2007/ NĐ-CP ngày 27/03/2007 quy định về chế độ tài chính đối với DNDB và doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm.

5. Nghị định 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực KDBH.

6. Nghị định 41/2009/NĐ-CP ngày 05/05/2009 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

7. Thơng tư 155/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 45/2007/NĐ -CP ngày 27/03/2007 quy định chế độ tài chính đối với DNBH và doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm.

8. Thơng tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện nghị định 46/2007/ NĐ-CP ngày 27/03/2007 quy định về chế độ tài chính đối với DNDB và doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm.

9. Trường Đại học luật Hà Nội (2005), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Hà Nội, NXB Cơng an nhân dân.

10. PGS.TS. Nguyễn Văn Định (2008), “Giáo trình bảo hiểm”, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Minh Hồng (2008), “Nguyên lý định giá tài sản và giá trị doanh

nghiệp”, NXB.Lao động -xã hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Tiến Hùng ( 2007), Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, NXB Tài

chính.

13. Lê Minh Hùng (2009), “Ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng”,

Tạp chí khoa học pháp lý, (01), Tr. 12-22.

14. Lê Hữu Huy ( ngày 12-07-2007), “Cẩn tắc vơ áy náy”, Thời báo kinh tế Sài

Gịn, (số 29).

15. Lê Hữu Huy (ngày 19-07- 2007), “Cĩ tránh được rủi ro?”, Thời báo kinh tế

16. GS.TS. Trương Mộc Lâm (2001), Lưu Nguyên Khánh (2001), “Một số điều

cần biết về pháp lý trong KDBH”, NXB thống kê, Hà Nội.

17. Phí Thị Quỳnh Quỳnh Nga, “Lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về hành vi lừa dối trong luật kinh doanh bảo hiểm, trang website: baoviet.com.vn.

18. Phạm Sĩ Hải Quỳnh (2004), “Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong giao kết HĐBH”, Tạp chí khoa học pháp lý, (03), Tr. 40- 47.

19. Nguyễn Hải sản (1996), “Quản lý doanh nghiệp”, NXB Thống kê Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Thuỷ (2005), “Các yếu tố chi phối quy định của pháp luật bảo

hiểm tài sản”, Tạp chí khoa học pháp lý, ( 04), tr.3-9.

21. Nguyễn Thị Thuỷ (2008), “Chuyển giao quyền bồi hồn trong bảo hiểm tài sản”, Tạp chí khoa học pháp lý, ( 05), Tr. 16-20.

22. Nguyễn Thị Thuỷ, “Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam”, luận án tiến sĩ luật học.

23. Võ Đình Trí, “Vì sao rủi ro cơ bản khơng được bảo hiểm?”, (Theo Risk Mannagement and insurance - Harrington, Scott E, NXB Boston: IRWIN, 1999). 24. Website: http://www.baoviet.com.vn, website Cơng ty bảo hiểm Việt Nam. 25. Website: http://www.google.com

26. Website: http://www.pro.vn, website trung tâm dữ liệu thơng tin chuyên ngành Bảo hiểm I IC.

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về căn cứ bồi thường trong bảo hiểm tài sản và hướng hoàn thiện (Trang 64 - 69)