Bất cập trong việc quy định căn cứ xác định giá trị tài sản

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về căn cứ bồi thường trong bảo hiểm tài sản và hướng hoàn thiện (Trang 51 - 52)

Căn cứ vào điều 46 LKDBH thì nếu như các bên khơng cĩ thoả thuận về phương thức

xác định giá trị tài sản thì việc xác định giá trị của tài sản để bồi thường sẽ được xác định theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra tổn thất và nơi xảy ra tổn thất.

Giá thị trường là mức giá được thị trường thừa nhận. Giá thị trường là giá cả được hình thành trong quá trình mua bán, trao đổi một cách phổ biến trên thị trường, được thực tiễn kiểm chứng một cách khách quan. Giá cả của tài sản cùng loại, cùng đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, phẩm chất sẽ giống nhau trên thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, cĩ rất nhiều loại tài sản cần được định giá để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong đĩ cĩ mục đích mua bảo hiểm nhưng nĩ lại rất ít được mua bán trên thị trường, thậm chí khơng cĩ thị trường đối chứng. Ví dụ như: đồ cổ, tài sản duy nhất, nhà thờ, ...

47

Pháp luật khơng cấm các bên được tiến hành mua bảo hiểm cho các loại tài sản trên. Khi đồng ý bảo hiểm cho các loại tài sản này thì DNBH cũng khơng thể chấp nhận một số tiền bảo hiểm quá cao so với các tài sản cùng loại. Bởi vì như đã phân tích nguyên tắc của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm cho những lợi ích vật chất gắn liền với tài sản. Nếu cĩ tổn thất thì DNBH cũng phải bồi thường chính xác và đầy đủ. Điều đĩ cĩ nghiã là các bên cĩ thể thoả thuận để cùng nhau đưa ra một mức giá hợp lý, hoặc dựa theo các tiêu chí nhất định để xác định giá cả. Cơ sở của việc xác định giá cả của tài sản này cũng phải xuất phát trực tiếp từ khái niệm của giá trị: Là biểu hiện bằng tiền về những lợi ích mà tài sản mang lại cho chủ thể sở hữu nĩ tại một thời điểm nhất định. Những lợi ích mà tài sản mang lại cho chủ sở hữu được đánh giá tuỳ thuộc vào tính hữu dụng, cách sử dụng và giao dịch cụ thể của tài sản.

Như vậy, để đánh giá được giá trị của những tài sản này người ta cần phải dựa vào các yếu tố phi thị trường chi phối đến tài sản để ước tính giá trị của nĩ. Tức là số tiền ước tính của các loại tài sản này được đánh giá dựa trên yếu tố chủ quan của giá trị nhiều hơn là dựa vào khả năng cĩ thể mua bán tài sản trên thị trường. Ví dụ như đối với những tài sản là vật duy nhất, đồ cổ nĩ mang giá trị lớn khơng hẳn vì nĩ cĩ tính năng sử dụng cao hơn các tài sản cùng loại, mà nĩ cĩ giá trị bởi tính khan hiếm, hoặc hàm chứa những giá trị tinh thần. Với chủ sở hữu thì tài sản này nĩ được xem là tài sản vơ giá. Nhưng khi tham gia vào QHBH thì các bên phải xác định một mức giá cố định để xác định số tiền bảo hiểm và là cơ sở để DNBH tính tốn số tiền bồi thường khi tài sản bị tổn thất.

Nguyên tắc của bảo hiểm là chỉ bảo hiểm cho những lợi ích vật chất cĩ thực, quy đổi được thành tiền. Nếu khơng thể xác định được giá trị của tài sản thì DNBH sẽ từ chối bảo hiểm. Lý do bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm cho tài sản chính là yếu tố rủi ro. Nhưng trong trường hợp này, thì mua bảo hiểm cũng chỉ là để hạn chế việc phải tự mình gánh chịu tồn bộ rủi ro, tổn thất.30

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật về căn cứ bồi thường trong bảo hiểm tài sản và hướng hoàn thiện (Trang 51 - 52)