CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO THỜI HẠN TẠI CH
4.3.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mơ tín dụng của ngân hàng.
Đây là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển
khoản trong một thời gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự tăng trưởng của DSCV thể hiện quy mơ của cơng tác tín dụng.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bạc Liêu
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Đặng Nguyệt Quế Nguyễn Thị Hiếu Trang 41
BẢNG 4.2: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẠC LIÊU NĂM 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.500.000 2.500.000 2.576.835 1.000.000 66,67 76.835 3,07 Trung & dài hạn 43.379 70.000 135.623 26.621 61,37 65.623 9,75 Tổng cộng 1.543.379 2.570.000 2.712.458 1.026.621 66,52 142.458 5,54
(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng ĐT& PTVN Chi nhánh Bạc Liêu)
Qua bảng số liệu ta thấy từ năm 2009 đến 2011, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng với quy mô ngày càng lớn. Năm 2009, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng là 1.543.379 triệu đồng. Năm 2010, DSCV đạt mức 2.570.000 triệu đồng, tăng 1.026.621 triệu đồng (tăng tương ứng 66,52%). Sang
năm 2011, tổng doanh số cho vay tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng thêm 142,458 triệu đồng, tương ứng tăng 5,54%. Nguyên nhân có sự khác biệt trong sự tăng DSCV
qua 2 năm 2010, 2011 là do ảnh hưởng biến động của nền kinh tế nên Ngân hàng đã thắt chặt hơn khâu xét duyệt cho vay. Thà cho vay với số lượng ít mà chất lượng tốt cịn hơn cho vay nhiều nhưng chất lượng không đảm bảo.
Xét về thời hạn cho vay, ta thấy Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong doanh số cho vay và liên tục tăng nhanh qua từng năm. Cho vay trung, dài hạn cũng có sự gia tăng đáng kể nhưng luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn. Sở dĩ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là vì Ngân hàng đã thay đổi chính sách cho vay, từ định hướng cho vay trung & dài hạn chủ yếu (từ năm 2008 trở về trước) sang ưu tiên phát triển nghiệp vụ cho vay ngắn hạn kể từ đầu năm 2009. Cụ thể, Ngân hàng hạn chế tối đa cho khách hàng vay dài hạn, kiểm soát doanh số cho vay trung hạn và khuyến khích cho vay
Luận văn tốt nghiệp Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bạc Liêu
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Đặng Nguyệt Quế Nguyễn Thị Hiếu Trang 42
ngắn hạn. Mục đích là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để SXKD và
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân như sửa chữa nhà ở hay đầu tư vào các dự án
SXKD nhỏ với thời gian thu hồi vốn nhanh. Ngoài ra, việc hạn chế cho vay trung dài hạn còn giúp cho Ngân hàng kiểm sốt được tỷ lệ RRTD do loại hình cho vay có thời hạn càng lâu dài thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Trong tình hình lạm phát thời gian qua, xu hướng chung của người dân, của nhà đầu tư cũng như của Ngân hàng đều là hướng tới các khoản đầu tư hoặc cho vay ngắn hạn vì chủ thể dễ kiểm sốt, thu hồi vốn nhanh và hạn chế rủi ro.