CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO THỜI HẠN TẠI CH
4.3.6 Tỉ lệ thu nợ theo thời hạn
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt.
Kết quả trình bày trong Bảng 4.7 cho thấy, ngân hàng có tỉ lệ thu hồi nợ khá cao và chiếm tỷ lệ hơn 90% (ngoại trừ năm 2009: 87,56%). Năm 2010, tỷ lệ thu nợ gia tăng, đây là dấu hiệu tốt phản ánh công tác thu hồi nợ của Ngân hàng có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ thu nợ năm 2011 lại giảm so với năm 2010 ở cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung & dài hạn. Điều này có thể do cơng tác thu nợ của ngân hàng
Luận văn tốt nghiệp Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bạc Liêu
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Đặng Nguyệt Quế Nguyễn Thị Hiếu Trang 47
được đồng vốn trả nợ làm cho DSCV tăng nhanh nhưng DSTN tăng chậm hơn dẫn đến tỉ lệ thu nợ thấp.
BẢNG 4.7: HỆ SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẠC LIÊU NĂM 2009-2011
ĐVT: % Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 88,02 92,21 91,74 4,19 4,76 (0,47) (0,51) Trung & dài hạn 71,80 109,70 69,11 37,90 52,79 (40,59) (37,00) Ngân hàng 87,56 92,68 90,61 5,12 5,85 (2,07) (2,23)
(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng ĐT& PTVN Chi nhánh Bạc Liêu)
4.3.7 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ theo thời hạn
Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Qua kết quả Bảng 4.8, ta thấy tỷ lệ NQH của Ngân hàng có thay đổi theo thời gian, khi giảm khi tăng nhưng nhìn chung mức cao nhất cũng tương đương 3,0%. Nếu so với các NHTM khác trong tỉnh thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn. Do đó, nhận thấy chất
lượng tín dụng của Ngân hàng tương đối tốt. Năm 2010, tỉ lệ NQH có xu hướng
giảm, từ 1,96% còn 1,83% là dấu hiệu tốt cho Ngân hàng vì giảm bớt RRTD. Tuy
nhiên sang năm 2011, tỷ lệ này gia tăng trở lại và còn cao hơn so với năm 2009.
Nguyên nhân là do nợ quá hạn năm 2011 tăng nhanh hơn tổng dư nợ. Đây là dấu hiệu cho thấy RRTD của Ngân hàng gia tăng. Do đó, Ngân hàng cần có biện pháp kịp thời để hạn chế tỷ lệ NQH xuống càng thấp càng tốt.
Trong thời gian qua, mặc dù tín dụng trung & dài hạn có dư nợ cho vay tăng rất chậm nhưng nợ xấu lại tăng nhanh do đó làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục và
Luận văn tốt nghiệp Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bạc Liêu
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Đặng Nguyệt Quế Nguyễn Thị Hiếu Trang 48
luôn ở mức cao hơn cho vay ngắn hạn (thường gấp hơn 1,5 lần). Trong khi các
khoản cho vay ngắn hạn thì tỷ lệ này khi tăng khi giảm. Qua đó cho thấy các khoản cho vay ngắn hạn tiềm ẩm mức độ RRTD thấp hơn cho vay trung & dài hạn. Do
đó Ngân hàng cần chú ý hơn trong khâu thẩm định cho vay trung & dài hạn, chỉ
nên lựa chọn khách hàng có uy tín cao để cho vay.
BẢNG 4.8: NỢ QUÁ HẠN/TỔNG DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẠC LIÊU NĂM 2009-2011
ĐVT: % Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 1,15 1,13 1,54 (0,02) (2,06) 0,41 36,42 Trung & dài hạn 2,57 2,76 3,03 0,19 7,22 0,27 9,90 Ngân hàng 1,96 1,83 2,11 (0,13) (6,67) 0,28 15,20
(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng ĐT& PTVN Chi nhánh Bạc Liêu)
4.3.8 Nợ xấu trên tổng dư nợ theo thời hạn
Để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, ta xét chỉ số nợ
xấu trên tổng dư nợ. Kết quả trình bày trong Bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung vẫn giữ ở mức dưới 1%. Tỷ lệ này khá thấp so với mặt bằng chung về tỷ lệ nợ xấu của các NHTM khác (<2,0%). Đồng thời nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà Nước (<3%). Ta biết rằng những ngân hàng nào có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng càng cao. Do đó, có thể kết luận Ngân hàng
ĐT&PTVN Chi nhánh Bạc Liêu có RRTD nhưng ở mức thấp, hoàn tồn có thể
kiểm sốt được và nếu lỡ như rủi ro có xảy ra thì Ngân hàng vẫn có đủ khả năng để chi trả. Tuy nhiên nói vậy khơng có nghĩa là khơng tìm cách để giảm tỷ lệ nợ xấu.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bạc Liêu
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Đặng Nguyệt Quế Nguyễn Thị Hiếu Trang 49
Mà Ngân hàng, bao giờ cũng phải luôn thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro, quản lý tỷ lệ nợ xấu sao cho giữ ở mức càng thấp càng tốt.
Nhận xét về sự thay đổi của tỷ lệ nợ xấu qua 3 năm ta thấy năm 2010 có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, giảm tương đương 3,66% so với năm 2009 do tình hình kinh tế
năm 2010 trong tỉnh có nhiều khả quan, các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế làm ăn có hiệu quả nên cơng tác thu hồi nợ của Ngân hàng được thuận lợi.
Do đó, mặc dù nợ xấu năm 2010 có tăng nhưng sự gia tăng dư nợ cao hơn nên tỷ lệ
nợ xấu giảm xuống. Nợ xấu năm 2011 cao nhất so với năm 2009 và 2010. Nguyên
nhân là đầu năm 2011 tình hình kinh tế gặp khó khăn trở lại, lạm phát có xu hướng gia tăng, giá cả nguyên vật liệu đầu vào vẫn giữ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp và
cá nhân vay vốn làm ăn nhưng khơng có lợi nhuận làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả nợ. Do đó, dư nợ năm 2011 có tăng nhưng nợ xấu tăng cao hơn kết quả làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng với mức tăng tương đối là 10,98% . Đây là dấu hiệu cho thấy RRTD của Ngân hàng gia tăng. Ngân hàng cần có biện pháp tổ chức và quản lý hiệu quả hơn trong khâu thẩm định cho vay cũng như công tác chỉ đạo thu hồi nợ
để kịp thời giữ cho tỷ lệ này giảm đi hoặc không gia tăng thêm nữa.
BẢNG 4.9: NỢ XẤU/TỔNG DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẠC LIÊU NĂM 2009-2011
ĐVT: % Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 0,42 0,46 0,65 0,04 9,01 0,19 41,78 Trung & dài hạn 1,27 1,43 1,50 0,16 12,49 0,07 4,68 Ngân hàng 0,91 0,88 0,97 (0,03) (3,66) 0,10 10,98
Luận văn tốt nghiệp Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bạc Liêu
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Đặng Nguyệt Quế Nguyễn Thị Hiếu Trang 50
Xét về thời hạn tín dụng thì nhận thấy tín dụng trung & dài hạn ln có tỷ lệ nợ xấu cao hơn tín dụng ngắn hạn. Điều này đồng nghĩa với cho vay ngắn hạn tiềm
ẩn nguy cơ RRTD ít hơn cho vay trung & dài hạn. Đó cũng là lý do vì sao kể từ
sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 trở đi Ngân hàng này đã cơ cấu lại thời hạn cho vay, ưu tiên phát triển các khoản cho vay ngắn hạn và hạn chế tối
đa các khoản cho vay dài hạn.
4.3.9 Vịng quay vốn tín dụng theo thời hạn
Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, qua đó nhận biết thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm để từ đó có biện pháp điều chỉnh hợp lý giúp cho đồng vốn hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả hơn. Để thấy rõ hơn về hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng ta đi vào phân tích bảng số liệu sau:
BẢNG 4.10: VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẠC LIÊU NĂM 2009-2011
ĐVT: Vòng Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 9,07 7,13 4,62 (1,94) (21,44) (2,50) (35,14) Trung & dài hạn 0,10 0,25 0,27 0,15 145,73 0,03 10,26 Ngân hàng 3,03 3,75 2,87 0,72 23,61 (0,88) (23,47)
(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng ĐT& PTVN Chi nhánh Bạc Liêu)
Kết quả bảng số liệu cho thấy Ngân hàng có vịng quay vốn tín dụng khơng
ổn định qua 3 năm. Điều này có nghĩa là thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng thay đổi khác nhau, khi nhanh khi chậm. Năm 2010 Ngân hàng thu hồi nợ nhanh nhất,
Luận văn tốt nghiệp Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bạc Liêu
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Đặng Nguyệt Quế Nguyễn Thị Hiếu Trang 51
đương 23,61% so với năm 2009. Năm 2011 Ngân hàng thu hồi nợ chậm nhất, trung bình 125,59 ngày, làm giảm số vòng quay vốn chỉ còn 2,87 vòng, giảm
tương đương 23,47%. Xét về giá trị, ta thấy tín dụng ngắn hạn có số vịng quay lớn hơn nhiều lần so với tín dụng trung & dài hạn. Điều này dễ hiểu vì tín dụng ngắn
hạn có thời gian thu hồi nợ nhanh hơn nên số vòng quay cũng lớn hơn tín dụng trung & dài hạn. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng thì tín dụng trung & dài hạn có số vịng quay tăng cịn tín dụng ngắn hạn lại có số vịng quay giảm. Ngun nhân là do tín dụng ngắn hạn có doanh số thu nợ tăng chậm hơn dư nợ bình qn, cịn tín dụng trung & dài hạn thì có doanh số thu nợ tăng nhanh hơn dư nợ bình qn.
4.4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2009-2011 TẾ TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2009-2011
4.4.1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Trong thời gian từ năm 2009-2011, Ngân hàng ĐT&PTVN chi nhánh Bạc
Liêu cũng cho vay rộng rãi đối với các thành phần kinh tế; từ cá nhân, hộ gia đình,
đến các tổ chức kinh doanh như doanh nghiệp tư nhân, cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH…Nhưng nhìn chung, đối tượng khách hàng lớn nhất đối với Ngân hàng là
các công ty cổ phần, chiếm đến 63,31% tổng doanh số cho vay năm 2011 của Ngân hàng. Còn đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ đạt 6,48% trong tổng doanh số cho vay năm 2011. Điều này cho thấy, Ngân hàng tập trung cho vay đối với các đối tượng kinh doanh với số vốn lớn, ít chú trọng đối với các cá nhân làm ăn nhỏ lẻ.
Nhìn chung, doanh số cho vay của Ngân hàng đối với đa số các thành phần kinh tế có sự gia tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011. Riêng ở loại hình cơng ty TNHH, doanh số cho vay năm 2011 giảm 3,68% so với cùng kỳ năm trước. Đối với các thành phần kinh tế khác, doanh số cho vay tăng nhanh ở giai đoạn 2009-
2010 và tăng rất chậm giai đoạn 2010-2011. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng
của nền kinh tế. Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, kinh tế Việt Nam nói chung và Bạc Liêu nói riêng đều gặp khơng ít khó khăn nhất là thiếu nguồn vốn phục vụ cho sản xuất, mặc khác do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả nguyên vật liệu tăng cao đã làm cho sản xuất mọi mặt đều gặp khó khăn. Các
Luận văn tốt nghiệp Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bạc Liêu
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Đặng Nguyệt Quế Nguyễn Thị Hiếu Trang 52
doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn và Ngân hàng đã giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Do đó đã làm tăng doanh số cho vay của năm 2010. Tuy
nhiên, bước sang năm 2011, doanh số cho vay tăng không đáng kể là do kinh tế lại
tiếp tục gặp khó khăn, lạm phát vẫn ở mức cao. Tính đến cuối năm 2011, lạm phát
lên đến 18,12%. Ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc lựa chọn đối tượng cho
vay, chỉ giải quyết cho vay đối với những khách hàng đảm bảo uy tín, trả nợ đúng thời hạn và hạn chế cho vay những đối tượng có nguy cơ làm ăn thua lỗ. Kết quả là doanh số cho vay năm 2011 có tăng nhưng khơng đáng kể (Bảng 4.11).
BẢNG 4.11: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẠC LIÊU NĂM 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % HGĐ, Cá nhân 90.940 154.418 175.643 63.478 69,80 21.225 13,75 DNTN 154.045 226.722 280.237 72.677 47,18 53.515 23,60 Cty CP 935.249 1.628.991 1.717.28 8 693.742 74,18 88.297 5,42 Cty TNHH 363.145 559.869 539.290 196.724 54,17 (20.579) (3,68) Tổng 1.543.379 2.570.000 2.712.45 1.026.621 66,52 142,458 5,54
(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng ĐT& PTVN Chi nhánh Bạc Liêu)
4.4.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Thu nợ theo thành phần kinh tế
Nhìn chung tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, do ngay trong khâu thẩm định, lựa chọn khách hàng được cán bộ tín dụng thực hiện tốt. Như đã phân tích ở trên, cơng ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao
Luận văn tốt nghiệp Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bạc Liêu
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Đặng Nguyệt Quế Nguyễn Thị Hiếu Trang 53
trong doanh số cho vay của Ngân hàng, do đó doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục qua 3 năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì cơng tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng tốt và ý thức trả nợ của khách hàng cao nên RRTD thấp. Tuy nhiên, ở loại hình cơng ty TNHH và cá nhân, hộ gia đình thì doanh số thu nợ có
tăng năm 2010 nhưng giảm năm 2011. Điều này giải thích là do điều kiện kinh tế khó khăn, lạm phát cao nên làm ăn thua lỗ, khiến cho khách hàng không trả được
nợ đúng hạn.
Kết quả trình bày trong Bảng 4.12 cho thấy tổng doanh số thu nợ liên tục
tăng qua 3 năm. Tuy nhiên giai đoạn 2009-2010 thì tăng nhanh hơn với mức tăng
1.030.621 triệu đồng, tương ứng 76,26%. Giai đoạn 2010-2011, doanh số thu nợ
tăng rất ít, chỉ tăng 75.663 triệu đồng tương ứng 3,18%.
Cũng qua bảng 4.12 cho thấy tỷ trọng của doanh số thu nợ qua 3 năm cũng
tương ứng với tỷ trọng của doanh số cho vay. Tức là thành phần kinh tế nào có
doanh số cho vay lớn thì doanh số thu nợ lớn. Theo đó, loại hình cơng ty CP có doanh số thu nợ lớn nhất; hộ gia đình, cá nhân có doanh số thu nợ nhỏ nhất.
BẢNG 4.12: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PTVN CHI NHÁNH BẠC LIÊU NĂM 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng
Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ
tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền %
HGĐ, cá nhân 143.864 154.244 194.842 10.380 7,22 40.598 26,32 DNTN 171.847 360.424 291.650 188.577 109,74 (68.774) (19,08) Cty CP 800.462 1.377.892 1.501.883 577.430 72,14 123.991 9,00 Cty TNHH 235.206 489.440 469.288 254.234 108,09 (20.152) (4.12) Tổng 1.351.379 2.382.000 2.457.663 1.030.621 76,26 75.663 3,18
Luận văn tốt nghiệp Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH ĐT&PT Bạc Liêu
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Đặng Nguyệt Quế Nguyễn Thị Hiếu Trang 54
Xét riêng các thành phần kinh tế, chỉ có loại hình cơng ty cổ phần, cá nhân và hộ gia đình có doanh số thu nợ tăng liên tục qua 3 năm với tốc độ tăng nhanh. Giai đoạn 2009-2010 và tăng chậm giai đoạn 2010-2011 do ảnh hưởng biến động của nền kinh tế. Cịn đối với loại hình DNTN và cơng ty TNHH thì doanh số thu nợ chỉ tăng giai đoạn 2009-2010, đến năm 2011 thì doanh số thu nợ lại giảm di so với năm 2010. Nguyên nhân cơng ty TNHH có doanh số thu nợ giảm là do doanh số cho vay giảm. Cịn DNTN có doanh số cho vay tăng 53.639 triệu đồng nhưng doanh số thu nợ giảm đến 68.774 triệu đồng. Nguyên nhân có thể là do các khoản nợ cho vay dài hạn chưa đến hạn phải trả cũng có thể là do doanh nghiệp làm ăn