định ở quốc gia xuất khẩu thì mới được coi là có xuất xứ của nước đó. Để xác định mức độ “đáng kể” thường dựa trên 3 cơ sở:18
Thứ nhất: tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC). Tiêu chí này yêu cầu các nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa trong hệ thống hài hịa. Và thường được chia làm ba loại: chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 2 số (CC); cấp 4 số (CTH); cấp 6 số (CTSH). Mức độ hạn chế thương mại của yêu cầu chuyển đổi mã số ở cấp 2 số cao hơn ở cấp 4 số và tương tự cấp 4 số cao hơn cấp 6 số.
Thứ hai: tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng (VA). Nội dung tiêu chí này ghi nhận hàng hóa sẽ có xuất xứ quốc gia xuất khẩu nếu tỷ lệ phần trăm của nguyên liệu ban đầu như một phần của giá trị sản phẩm cuối cùng vượt quá một ngưỡng nhất định. Mức độ hạn chế của tiêu chí này phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm giá trị gia tăng khu vực được yêu cầu
Thứ ba:tiêu chí cơng đoạn gia công cụ thể (SP) theo đó thì hàng hóa muốn đạt tiêu chuẩn xuất xứ phải thỏa các yêu cầu về quy trình kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm. Tiêu chí này thường được áp dụng rộng rãi trong ngành dệt may và các sản phẩm hóa học. Tùy thuộc vào đặc tính của sản phẩm và khả năng nhà sản xuất có thể đáp ứng các điều kiện về quy trình sản xuất mà quyết định mức độ hạn chế thương mại của tiêu chí.
Tóm lại, sự phân loại như trên căn cứ vào tính phổ biến của chúng trong các FTA được kí kết. Trên thực tế, các quy tắc này rất đa dạng và thường được vận dụng kết hợp. Chúng là kết quả của sự thỏa thuận giữa các quốc gia vì vậy kết quả đàm phán từ việc thành lập FTA sẽ phản ánh tính chất