các quy tắc xuất xứ quá khắt khe, phức tạp. Vì vậy, trong phần này tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến PRO có khả năng được áp dụng đối với hàng dệt may trong một hiệp định tương lai của Việt Nam- Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vì nội dung của Hiệp định vẫn chưa được cơng bố chính thức, nên một trong những cách thức nghiên cứu chính trong phần này là dự đoán một cách khái quát.
2.2.1 Quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với sản phẩm dệt may trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
Sự ra đời của các FTA “thế hệ mới” với những đòi hỏi cao hơn trong
việc mở cửa thị trường trong các lĩnh vực phi hàng hóa như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, mơi trường, lao động…là một xu thế phổ biến hiện nay. Tiêu biểu cho xu thế này là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang tham gia đàm phán.
Cũng như các FTA “truyền thống”, vấn đề về PRO là một nội dung không thể thiếu và gây nhiều tranh luận trong quá trình đàm phán. PRO được thiết lập sẽ ảnh hưởng lớn đến những kì vọng được hưởng ưu đãi ở mức cao hơn trong việc tiếp cận thị trường các nước thành viên, đặc biệt là đối với các ngành sản xuất quan trọng ở các quốc gia tập trung hướng đến xuất khẩu như Việt Nam.
Cho đến thời điểm hiện tại, có 12 quốc gia tham gia đàm phán TPP. Hầu hết các nước này đều đã có các FTA với Việt Nam và kì vọng hưởng ưu đãi nhiều nhất là tập trung vào thị trường Hoa Kỳ.
Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội Quốc gia, ngành dệt may Việt Nam hiện chiếm khoảng 4% thị phần cung ứng hàng dệt may
toàn cầu. Xuất khẩu tập trung vào các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…76. Với thị phần đứng thứ 2 (chiếm 9%) sau Trung Quốc (37%) tại thị trường Hoa Kỳ và với mức thuế nhập khẩu hiện nay là 17%-20% 77 thì cơ hội hưởng ưu đãi thuế quan ở mức thấp khi nhập khẩu vào quốc gia này sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên để nhận được ưu đãi này, hàng dệt may Việt Nam phải đáp ứng các RO nghiêm ngặt trong TPP. Mặc dù, nội dung đàm phán về PRO nói riêng và các nội dung khác nói chung chưa được cơng bố chính thức nhưng trong bối cảnh hiện tại, nguyên tắc Từ sợi trở đi (Từ sợi trở đi ) với yêu cầu sản phẩm dệt may được hưởng thuế suất ưu đãi chỉ khi sợi và các công đoạn sau sợi (vải, cắt, may) được thực hiện tại các nước tham gia TPP,78 được dự đốn sẽ là quy tắc xuất xứ chính của ngành dệt may là có cơ sở:
Một là: quy tắc “từ sợi trở đi” là quy tắc được ghi nhận trong hầu hết các FTA của Hoa Kỳ trong gần 25 năm nay.79 Diễn biến tại nghị trường Hoa Kỳ cũng ghi nhận trước vòng đàm phán thứ 12 (Texas Hoa Kỳ; từ 8- 18/5/2012) một bức thư từ 76 Hạ nghị sĩ đã được gửi đến Đại sứ Kirk với nội dung yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải ủng hộ việc áp dụng nguyên tắc Từ sợi trở đi một cách nghiêm ngặt.80
Hai là: thỏa thuận trên tinh thần thiện chí, cùng có lợi là giải pháp để thoát khỏi bế tắc đối với những vấn đề phức tạp trên bàn đàm phán. Mặc dù,