http://www.inyathco.com/chitiet_tin.php?id=7 (Truy cập ngày 4/7/2014)
82 The “Từ sợi trở đi rule” and U.S. Textile trade policy
http://www.ncto.org/IndustryIssues/YarnForwardRuleandUSTextileTradePolicy--web.pdf (Truy cập ngày
quy tắc “từ sợi trở đi” yêu cầu việc sản xuất sợi và các công đoạn sau sợi phải được tiến hành tại các nước Hoa Kỳ, Mehico, Canada-tức các nước thành viên NAFTA để được hưởng thuế quan ưu đãi.83 Hay trong Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Trung Mỹ-Cộng hòa Dominica (CAFTA-DR) nội dung nguyên tắc này ghi nhận các thành phần xác định phải được dệt hoặc đan trong một hay các nước thành viên CAFTA-DR đồng thời quần áo phải được cắt may, hoặc dệt thành hình và may, hay nếu khơng thì được lắp ráp tại một hoặc nhiều bên CAFTA-DR.Ví dụ: một áo phơng bằng vải bơng có chứa xơ bơng nước ngồi sẽ có xuất xứ nếu sợi được kéo, vải được dệt và áo được cắt may tại một nước CAFTA-DR.84Tương tự, trong TPP, nguyên tắc “từ sợi trở đi” cũng có thể khái quát theo hướng quốc gia thành viên TPP phải sử dụng sợi được sản xuất bởi các nước thành viên TPP trong sản phẩm dệt may85 cũng như các công đoạn sau sợi phải được thực hiện tại các nước TPP thì mới được miễn thuế trong khi tiếp cận thị trường
Quy tắc “từ sợi trở đi” chỉ là một trong những quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) được sử dụng để xác định xuất xứ hàng dệt may. Trên thực tế các FTA có sự tham gia của Việt Nam cũng đều ghi nhận những nguyên tắc riêng để xác định xuất xứ đối với mặt hàng này. Cụ thể, trong ATIGA có ghi nhận hàng dệt may nếu trải qua công đoạn kéo xơ thành sợi tại nước thành viên sẽ được coi là có xuất xứ của nước thành viên đó.86 Hay trong AKFTA có quy định đối với hàng dệt may (từ chương 50 đến chương 63, không bao gồm chương 60) quy tắc RVC 40% được sử dụng, trừ nhóm 63.09 và 63.10 yêu