tham gia của Hoa Kỳ. Cơ chế này là sự chuyển đổi từ hình thức cơ quan chức năng cấp C/O sang hình thức người nhập khẩu và nhà sản xuất tự chứng nhận xuất xứ - ông Yuichiro Okumura, Thanh tra cao cấp, Bộ phận điều tra nguồn gốc xuất xứ, Phòng nghiệp vụ hải quan Tokyo (Nhật Bản) phát biểu. Bà Lê Thị Hồng Ngọc, phó trưởng phịng tổng hợp – Cục Giám sát quản lý thuộc Tổng cục Hải quan Việt Nam, cho biết, với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, người xuất khẩu muốn tham gia phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy phép là người xuất khẩu được phép. Người xuất khẩu được cấp phép sẽ tự khai báo xuất xứ theo mẫu quy định, hoặc trên hóa đơn thương mại. Với trị giá lô hàng dưới một mức quy định, tất cả các doanh nghiệp sẽ được phép tự khai báo xuất xứ. Chế tài xử phạt sẽ được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm. Nguồn: “ Việt Nam xem xét thí điểm doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ.”
http://www.thesaigontimes.vn/115301/Viet-Nam-xem-xet-thi-diem-DN-tu-chung-nhan-xuat-xu.html (truy cập ngày 22/7/2014)
61 Cẩm nang C/O Giấy chứng nhận xuất xứ http://www.covcci.com.vn/upload/attach/CO_handbook.pdf (Truy cập ngày 4/7/2014) (Truy cập ngày 4/7/2014)
Bên cạnh đó, hiện nay một quốc gia có thể tham gia vào nhiều FTA khác nhau và các quốc gia là thành viên của FTA này có thể cùng tham gia vào FTA khác. Ví dụ là Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của AJCEP (2003) nhưng giữa Việt Nam và Nhật Bản lại kí kết hiệp định thương mại song phương (VJEPA) có hiệu lực 1/10/2009. Và hiện tại cả hai nước lại đang tham gia đàm phán TPP. Một điều chắc chắn rằng trong mỗi FTA kể trên đều có những quy định về quy tắc xuất xứ ưu đãi. Một số vấn đề pháp lý được đặt ra như sau:
Thứ nhất: Các FTA được kí kết sau có đương nhiên làm chấm dứt hiệu lực của các FTA được kí kết trước đó giữa hai nước thành viên? Cụ thể, nếu TPP được kí kết và có hiệu lực, các nội dung về quy tắc xuất xứ ưu đãi được ghi nhận trong VJEPA và cũng được ghi nhận trong TPP nhưng ở một mức độ hồn thiện hơn so với VJEPA, thì các vấn đề đó sẽ được điều chỉnh theo hiệp định nào?
Thứ hai: Các FTA được kí kết sau thường yêu cầu mức độ mở cửa thị trường sâu rộng hơn so với các FTA đã tồn tại trước đó. Giả sử, cả AJCEP và VJEPA đều quy định cùng quy tắc xác định xuất xứ cho một sản phẩm nhưng biểu thuế ưu đãi trong VJEPA cao hơn so với AJCEP. Trong trường hợp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đó và đáp ứng tiêu chí xuất xứ thì vấn đề đặt ra là sẽ áp dụng mức cắt giảm thuế quan theo hiệp định nào? Doanh nghiệp xuất khẩu có đương nhiên được lựa chọn hưởng ưu đãi theo hiệp định VJEPA? Nếu câu trả lời là được thì phải chăng cùng một vấn đề được quy định tại hai FTA sẽ được điều chỉnh theo FTA được kí kết sau như trong trường hợp vừa nêu?
Theo tác giả, đối với vấn đề thứ nhất, hiệu lực của hiệp định thương mại tự do nói riêng và các điều ước quốc tế nói chung đều phải chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc nhất định. Cụ thể, theo Phần V Công ước Vienne về
Luật Điều ước Quốc tế 1969 có ghi nhận các trường hợp chủ yếu dẫn đến chấm dứt hiệu lực của điều ước như theo thỏa thuận của các bên hoặc theo điều khoản của điều ước đó. Như vậy, việc các quốc gia là thành viên của một FTA cùng tham gia một FTA khác, không đương nhiên dẫn đến chấm dứt hiệu lực của FTA trước. Hơn nữa, các hiệp định thương mại tự do có thể là tập hợp của nhiều thành viên. Vì vậy, khơng thể chấm dứt hiệu lực theo ý chí đơn phương của một vài thành viên. Như vậy, vấn đề có thể phát sinh khi tồn tại cả hai điều ước quốc tế cùng điều chỉnh một vấn đề. Để giải quyết, tác giả cho rằng các quốc gia thuộc tình huống trên nên có thỏa thuận áp dụng trong các trường hợp cụ thể.
Đối với vấn đề thứ hai, tác giả cho rằng trường hợp này có thể ít xảy ra do trong q trình đàm phán các quốc gia sẽ cân nhắc, rà soát cẩn thận các nội dung đàm phán để đảm bảo lợi ích từ FTA phải cao hơn hoặc ít nhất là bằng với các nghĩa vụ trong FTA. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các FTA được kí kết sau ln đặt ra những tiêu chí nghiêm ngặt trong việc tiếp cận thị trường. Vì vậy, trường hợp các FTA được kí kết sau kế thừa các quy định về quy tắc xuất xứ của các FTA trước đó nhưng mức độ ưu đãi có thể cao hơn có thể dẫn đến sự lúng túng trong việc áp dụng biểu thuế ưu đãi tương ứng. Tuy nhiên, điều này có thể được giải quyết trên bàn đàm phán nhưng phải lưu ý rằng, một vấn đề được đề cập trong hai FTA khác nhau có sự tham gia của nhiều nước mà giữa một số nước này đã tồn tại một FTA trước đó thì vấn đề bị quy định trùng lặp không đương nhiên được điều chỉnh theo FTA được kí kết sau bởi nó thống nhất với quan điểm thứ nhất của tác giả là FTA được kí kết trước đó khơng đương nhiên chấm dứt hiệu lực nếu các quốc gia thành viên của nó cùng tham gia một FTA khác.
Tóm lại, khơng có một bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi thống nhất được áp dụng trong các FTA, việc WTO trao quyền tự quyết cho các quốc gia trong
trường hợp này một mặt tạo sự linh hoạt và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi nước, mặt khác lại ẩn chứa nhiều khả năng làm xuất hiện chủ nghĩa bảo hộ thông qua các quy tắc xuất xứ ưu đãi. Sự gia tăng phức tạp của FTA cũng có thể làm phát sinh nhiều tranh chấp pháp lý trong lĩnh vực này.
2.1.2 Thực trạng áp dụng quy tắc xuất xứ của các doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam
Trong thời gian dài, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Cơ hội và thử thách từ q trình này ln song hành. Tận dụng lợi ích mà FTA mang lại và tối thiểu hóa các tác động tiêu cực là điều mà Việt Nam hướng tới. Song điều này là không dễ.
Tham gia FTA,Việt Nam phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa, từ đó áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất trong nước sẽ tăng cao. Nguy cơ “thua trên sân nhà” là rất lớn. Bù lại khó khăn đó là cơ hội tương tự cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường nước bạn. Do đó, tuân thủ các điều kiện liên quan đến RO là một trong những yếu tố then chốt quyết định khả năng được hưởng ưu đãi từ FTA. Hệ thống pháp luật Việt Nam về RO ngày càng hoàn thiện phù hợp với yêu cầu nội lực hóa các điều ước quốc tế để phục vụ việc thực thi. Tương ứng với các hiệp định thương mại tự do có sự tham gia của Việt Nam là các văn bản pháp luật trong nước được ban hành để cụ thể hóa các hiệp định này. Cụ thể, Thông tư 20/2014/TT-BTC quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Asean-Hàn Quốc, Thông tư 31/2013/TT- BTC quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam-Chile, …Có thể nói việc ban hành các văn bản pháp luật để hướng dẫn thực hiện các điều ước đã kí kết là cần thiết và quan trọng vì các điều ước quốc tế không đương nhiên có hiệu lực ràng buộc đối với các
doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức…của quốc gia kí kết, đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ nguyên tắc pasta sunt servanda (tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế) của Việt Nam. Bên cạnh đó, Cục Thương Mại Điện Tử và Công Nghệ Thông Tin-Bộ Công Thương đã xây dựng trang web hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) để tập hợp các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện RO và hỗ trợ các vấn đề liên quan. Như vậy, cơ sở pháp lý để doanh nghiệp vận dụng RO về cơ bản đã hoàn thiện
Theo kết quả điều tra của Bộ Công Thương cho biết sau 10 năm gia nhập ASEAN và hơn 2 năm áp dụng chính sách ưu đãi thuế theo các thỏa thuận AFTA, mới chỉ có 6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là tận dụng được ưu đãi thuế quan từ AFTA. Tình trạng này có phần được cải thiện vào năm 2011, khi tỷ lệ đã tăng đến 20,2%. Tương tự trong các FTA có sự tham gia của Việt Nam, thì tỷ lệ này cũng rất thấp. Duy có AKFTA thì tỉ lệ này có phần lạc quan hơn với 90.77% vào năm 2011.
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 AFTA 6,07 7,10 9,41 12,76 11,41 14,11 20,20 AFTA 6,07 7,10 9,41 12,76 11,41 14,11 20,20 ACFTA 8,89 6,3 9,83 21,70 25,23 23,11 AKFTA 79,05 65,79 90,77 AJCEP 27,81 30,52 31,23 AANZFTA 8,89 15,91 AIFTA 2.39 7,37
Số liệu về tỉ lệ (%) kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tận dụng được các ưu đãi thuế quan theo các FTA-Nguồn VCCI-Bộ Công Thương62
62 “Doanh nghiệp xuất khẩu: Sướng mà không biết hưởng” http://tapchikinhdoanh.com.vn/14442/doanh-
Như vậy, nói theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh “Doanh nghiệp chưa tận dụng được nhiều ưu đãi thuế quan nước mình có được từ các hiệp định FTA đã kí.” Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu có sử dụng các loại C/O ưu đãi ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu có sử dụng C/O ưu đãi là 18 tỷ USD, chiếm 33,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam, trong đó tỷ lệ sử dụng C/O sang Hàn Quốc đạt 76%, Nhật Bản đạt 33%, Trung Quốc là 27%...63. Đây là một thành quả đáng ghi nhận, phản ánh quá trình cố gắng của các doanh nghiệp Việt nhưng vẫn phải nổ lực hơn nữa để tối đa hóa các lợi ích từ FTA.
2.1.3 Nguyên nhân và giải pháp ứng dụng có hiệu quả quy tắc xuất xứ quy tắc xuất xứ
Nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp chưa tận dụng tối đa các lợi ích từ FTA. Các lí do chính là:
Một là: Các doanh nghiệp thiếu hiểu biết về quy tắc xuất xứ nói riêng và các FTA nói chung đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.64Bên cạnh đó, các nội dung liên quan đến mức thuế, lộ trình cắt giảm thường phức tạp và có sự biến động65 địi hỏi phải có sự theo dõi, cập nhập thường xuyên.
Hai là: Trình tự, thủ tục để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ phức tạp. Thông tư 06/2011/TT-BCT quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi (TT06/2011/TT-BCT) ghi nhận: người yêu cầu cấp C/O lần đầu phải đăng ký hồ sơ thương nhân cho tổ chức cấp C/O, hồ sơ thương nhân