và đề xuất giải pháp theo hướng từ chối áp dụng nguyên tắc này trong các hiệp định thương mại tự do là một cách tiếp cận thuần túy về mặt pháp lý. Theo tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật thì pháp luật là phạm trù thuộc về kiến trúc thượng tầng còn các điều kiện kinh tế-xã hội là cơ sở hạ tầng. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng theo đó cơ sở hạ tầng đóng vai trị quyết định đối với kiến trúc thượng tầng và đến lượt mình kiến trúc thượng tầng tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Như vậy, giữa pháp luật và các điều kiện kinh tế -xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ý nghĩa thật sự của pháp luật là phải được áp dụng và giải quyết có hiệu quả các vấn đề trên thực tế.
Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực của nguyên tắc “từ sợi trở đi”, tác giả luôn mong muốn giải pháp thể hiện đúng tinh thần trên. Song như đã khẳng định, sự thiếu vắng những ghi nhận pháp lý chính thức cũng như thực tế tại các vịng đàm phán TPP thì xu hướng “nhân nhượng”, “thỏa thuận cùng có lợi” đã xuất hiện, theo đó nguyên tắc từ sợi trở đi rất có khả năng sẽ được áp dụng với một số linh hoạt như quy định thời gian chuyển tiếp; quy định nguồn cung thiếu hụt…
Trong trường hợp những đề xuất về mặt pháp lý của tác giả khơng được áp dụng trong tương lai gần hay nói cách khác là chưa tạo nên sự thay đổi ngay lập tức đối với nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đối với hàng dệt may thì các giải pháp “tình thế” là cần thiết và cũng phù hợp với quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng-thực tiễn kinh tế,xã hội và kiến trúc thượng tầng-pháp luật. Các giải pháp này có thể là:
• Từ phía nhà nước:
Trong q trình đàm phán: Trước khả năng lớn là nguyên tắc xuất xứ từ sợi trở đi sẽ được áp dụng đối với hàng dệt may, thì phái đồn đàm phán Việt Nam nên tận dụng hết khả năng để yêu cầu các linh hoạt trong áp dụng nguyên tắc; vận động các nước có hồn cảnh, điều kiện tương tự như Việt Nam cùng đấu tranh cho quyền lợi; phải tham khảo ý kiến doanh nghiệp, nghiên cứu những khó khăn cũng như khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ của doanh nghiệp để kết quả đàm phán không phải là “gánh nặng” đối với họ. Về điều này thì Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) đã triển khai điều tra lấy ý kiến doanh nghiệp về quy tắc xuất xứ trong đàm phán TPP nhằm đề ra kiến nghị cho quá trình đàm phán;91Đặc biệt, phải cân nhắc kỹ các quy định bổ sung đối với yêu cầu được hưởng xuất xứ như giấy tờ, thủ tục hành chính. Tránh lặp lại tình trạng trong các hiệp định AFTA, AKFTA, AJCEP, VJEPA liên quan đến vận đơn chuyển suốt làm ảnh hưởng đến khả năng hưởng ưu đãi của doanh nghiệp.
Trong q trình quản lí kinh tế-xã hội: cần có chính sách phù hợp thu hút nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài tham gia phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam đồng thời phải gắn với việc bảo vệ môi trường; hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp trong phạm vi được phép của WTO và FTA để tránh rơi vào trường hợp trợ cấp. Bên cạnh đó Quyết định 36/2008/ QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng năm 2020 có ghi nhận Chương trình phát triển cây bơng, Chương trình sản xuất vải để phục vụ xuất khẩu…cũng góp phần hỗ trợ hàng dệt may Việt Nam trong việc đáp ứng tiêu chí xuất xứ