yêu cầu này gây khó khăn nhất định cho doanh nghiệp đề nghị cấp C/O bởi tồn tại trường hợp doanh nghiệp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan cũng như vận tải đơn. Thêm vào đó, tồn tại thực tế doanh nghiệp bán hàng muốn gian lận thuế cũng như phương thức hợp tác chủ yếu dựa trên “quan hệ thân quen” mà nhiều doanh nghiệp không yêu cầu hóa đơn đã dẫn đến việc hồ sơ đề nghị cấp C/O khơng đầy đủ khi có u cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 13 TT 06/2011/ TT-BCT quy định về thời gian cấp C/O mặc dù đã rút ngắn còn 4-8 giờ làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, ngắn hơn so với quy định 3 ngày làm việc tại Điều 12 Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, về bản chất, thời gian cấp C/O được tính kể từ khi tổ chức cấp C/O nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Như vậy, nếu bộ hồ sơ không đáp ứng yêu cầu trên thì việc cấp C/O cũng khơng thể diễn ra với thời gian như mong đợi và thực tế là để có một bộ hồ sơ hợp lệ là một khó khăn khơng nhỏ đối với doanh nghiệp. Đơn cử, việc tồn tại nhiều mẫu C/O như mẫu D, AJ, AK, AI, VJ, AANZ…cũng như việc kê khai C/O là rất phức tạp. Thêm vào đó, Điều 13:3 của Thơng tư quy định: tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp có căn cứ rõ ràng cho thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ để cấp C/O và trong trường hợp này thời gian cấp C/O là không quá 5 ngày làm việc. Quan điểm tác giả cho rằng cần có văn bản hướng dẫn thế nào là “căn cứ rõ ràng…” để tránh ý chí chủ quan của tổ chức cấp C/O cũng như để người đề nghị cấp C/O phòng ngừa.
Ba là: Không đáp ứng được điều kiện về quy tắc xuất xứ. Đây có thể là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên. Minh chứng cho lập luận này ta có thể nhận thấy tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tận dụng được các ưu đãi thuế quan từ các FTA khác nhau là không giống nhau. Tỉ lệ này cũng đã
đạt rất cao khi áp dụng trong AKFTA. Điều này lại một lần nữa khẳng định nội dung và tính chất của PRO trong FTA chi phối rất lớn đến khả năng thực hiện chúng trên thực tế. Những PRO có tính chất hạn chế thương mại với các yêu cầu khắt khe về tiêu chí nội khối, hàm lượng giá trị khu vực cao, tiêu chí chuyển đổi phức tạp…đều là gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình áp dụng. Cụ thể, theo Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần May 10-top 10 doanh nghiệp may mặc lớn nhất Việt Nam, cũng khẳng định rằng công ty chưa tận dụng được những ưu đãi thuế quan vốn được xem là thuận lợi quan trọng nhất trong các FTA do phải thỏa yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước ASEAN trong khi đa phần nguyên phụ liệu của công ty này là nhập khẩu từ Trung Quốc.69 Có thể thấy một tổng cơng ty với quy mơ sản xuất lớn như May 10 nhưng vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ thì tình trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không thể khả quan. Bên cạnh đó, việc đặt ra các yêu cầu về giấy tờ phải có để được hưởng ưu đãi trong nhiều trường hợp làm phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp và khơng cần thiết. Điển hình là quy định về vận đơn chở suốt trong một số FTA như AFTA, AJCEP, AKFTA, VJEPA70 theo đó yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải có vận đơn chở suốt được cấp bởi quốc gia xuất khẩu mà không chấp nhận vận đơn được cấp bởi quốc gia trung gian. Bà Đặng Phương Dung, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết: Do tập quán trong vận tải hàng hải quốc tế, một số doanh nghiệp dệt may nhập khẩu nguyên liệu ở một quốc gia nhưng vận tải đơn chở suốt lại do một nước trung gian cấp. Đây cũng là một phương thức nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đơn cử như các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ Malaysia nhưng nếu vận chuyển trực tiếp từ cảng của quốc gia này chi phí sẽ cao hơn,
69 Hồ Huệ, “Lãng phí ưu đãi FTA”, http://finance.tvsi.com.vn/News/2014113/266296/lang-phi-uu-dai-
fta.aspx (Truy cập ngày 5/7/2014)
do vậy họ sử dụng phương thức vận tải đường bộ từ Malaysia sang Singapore (khoảng cách đường bộ rất gần) rồi mới chuyển lên tàu để đưa về Việt Nam. Vì thế mà vận tải đơn chở suốt do Singapore cấp.71 Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thắc mắc về quy định này và Công văn 5232/TCHQ-GSQL đã khẳng định lại yêu cầu trong các FTA mà khơng có bất cứ một ngoại lệ linh hoạt nào. Rõ ràng, việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe về nội dung của tiêu chí xuất xứ (thành phần nguyên vật liệu nội khối) không đương nhiên dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi mà còn phải xem xét đến các yếu tố về hình thức. Tuy nhiên quy định về hình thức q chặt chẽ, khơng tính đến các trường hợp cụ thể dễ dẫn đến khả năng gây hạn chế thương mại. Điển hình trong trường hợp này, vận đơn do quốc gia trung gian cấp khơng có liên hệ với yêu cầu về mặt nội dung của quy tắc xuất xứ ưu đãi.
Như phần trên đã đề cập đến các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng áp dụng thiếu hiệu quả các quy tắc xuất xứ trong FTA. Theo quan điểm tác giả, vấn đề này có thể được giải quyết bằng các biện pháp sau:
• Về phía cơ quan nhà nước:
Cơ quan nhà nước là chủ thể thực hiện việc cấp, quản lí Giấy chứng nhận xuất xứ-một khâu quan trọng quyết định doanh nghiệp có được hưởng ưu đãi từ FTA. Như đã biết, các FTA khác nhau có mẫu C/O khác nhau, việc khai báo C/O cần được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, C/O thường do các Phòng quản lí xuất nhập khẩu khu vực-Bộ Cơng Thương (Phịng Thương mại& Công nghiệp Việt Nam-VCCI) cấp, riêng đối với C/O mẫu D có thể do ban quản lí các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất cấp.
71 C/O và những vấn đề gặp phải http://www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/5221/CO-va-nhung-van-de-gap-
Bên cạnh đó, việc cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp C/O là điều cần thiết. Việc này đã được triển khai trên thực tế thông qua Thông tư 06/2011 Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi của Bộ Cơng Thương (TT 06/2011-BCT) theo đó rút ngắn thời gian cấp C/O từ 3 ngày xuống còn 4 đến 8 giờ làm việc trong ngày. Cơ chế “tự chứng nhận xuất xứ” cũng đang được nghiên cứu triển khai nhằm phù hợp với lộ trình của ASEAN và xu hướng thế giới.72
Cuối cùng, chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng là một yếu tố quan trọng. Bằng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ phù hợp với quy định của FTA và WTO sẽ giúp tận dụng lợi ích từ FTA.
• Về phía các doanh nghiệp: lợi ích từ FTA có được tận dụng hay khơng phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp vì chính họ sẽ khai thác những ưu đãi này. Các doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu FTA mà Việt Nam đã tham gia, theo dõi lộ trình và mức độ cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm của mình khi xuất khẩu sang các nước thành viên FTA. Chuyển dịch đầu tư, tái cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu để đạt giá trị gia tăng cao nhằm đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong các FTA. Bên cạnh đó, tích cực tham gia đóng góp ý kiến ngay từ khi Việt Nam đang đàm phán FTA sẽ giúp tránh tình trạng bị động khi áp dụng.
Trong những năm gần đây, nhận thức của doanh nghiệp về quy tắc xuất xứ trong FTA càng cao. Các buổi hội thảo, tập huấn đã được triển khai mạnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Từ đó cho thấy, muốn tận dụng cơ hội từ các FTA phải vượt qua các thách thức. Sau thách thức là các cơ hội lớn hơn. Khơng hành động đồng nghĩa chỉ tồn thách thức.
72 Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ”, http://www.vietrade.gov.vn/hoi-nghi-hoi-thao/4240-hi-tho-qt-chng-
2.2 Nguyên tắc “từ sợi trở đi” và giải pháp cho hàng dệt may Việt Nam
Ở các phần trên, tác giả đã trình bày một cách tổng quát về RO trong FTA. Sự đa dạng và phức tạp của chúng không chỉ được thể hiện ở sự khác biệt trong các FTA khác nhau mà còn trong từng sản phẩm khác nhau. Minh họa cho điều này ta nhận thấy, trong hầu hết các FTA đều có danh mục các sản phẩm cụ thể khơng chịu sự tác động của tiêu chí xuất xứ chung mà thay vào đó quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) sẽ điều chỉnh. Các sản phẩm nằm trong danh mục này đều là những sản phẩm trọng yếu, cần được bảo vệ nghiêm ngặt ở nước nhập khẩu do đó những quy tắc xuất xứ được áp dụng là riêng biệt và có phần khắt khe hơn. Một trong những sản phẩm tiêu biểu đó là hàng dệt may. Một lý do nữa khiến tác giả lựa chọn mặt hàng này là vì sản phẩm dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam73 và trong giai đoạn hiện tại Việt Nam đang tham gia đàm phán TPP, cơ hội từ hiệp định này cho phép hàng hóa Việt Nam tiếp cận tốt hơn với thị trường Hoa Kỳ-thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2013 xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường nước này chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu ngành.74Hơn nữa, khối các nước TPP chiếm đến 60% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam.75 Vì vậy có thể nói lợi ích đáng mong đợi nhất từ đàm phán TPP là cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội này có thể “khơng thành hiện thực” nếu