TPP-ngành dệt may Việt Nam sẽ trọn kì vọng khi Hoa Kỳ gật đầu?

Một phần của tài liệu quy tắc xuất xứ hàng hóa và giải pháp cho hàng dệt may việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 63 - 67)

http://www.smartinvestcorp.com/invest/infodetail.asp?action=view&id=507&catid=332&maxid=0 (Truy cập

khăn. Bên cạnh đó, quan điểm tác giả cho rằng ban đầu các nhà sản xuất dệt may Việt Nam chọn nguồn cung từ các nước này đã có sự cân nhắc kỹ những lợi ích đạt được so với nguồn cung từ các nước khác. Do đó, việc thay đổi nguồn cung để được hưởng ưu đãi thuế quan chưa hẳn mang lại lợi ích tối ưu. Tuy nhiên, đây khơng phải là luận điểm chính cho lập luận ngun tắc “từ sợi trở đi” có tính chất hạn chế thương mại. Bởi việc thay đổi nguồn cung nguyên vật liệu trong giai đoạn đầu có thể mang đến những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp nhưng nó khơng đồng nghĩa với việc khơng thể thực hiện được. Nhất là, các doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động kinh doanh ổn định, lâu dài với phần lớn các nước thành viên TPP. Thêm vào đó, nhiều quan điểm cho rằng nguyên tắc từ sợi trở đi sẽ giúp Việt Nam thốt khỏi tình trạng lệ thuộc vào nguyên phụ liệu của một số nước, giúp đa dạng hóa nguồn cung…nhưng quan điểm tác giả cho rằng bản chất thật sự của yêu cầu chỉ là sự chuyển đổi từ việc lệ thuộc vào nguồn cung của các nước ngoài TPP sang lệ thuộc nguồn cung từ các nước thành viên trong TPP.

Lý giải cho luận điểm trên, tác giả tiếp cận từ thực tế rằng Việt Nam đang nhập khẩu đa số nguyên phụ liệu cho hàng dệt may từ các thị trường truyền thống như Trung Quốc/Đài Loan, Hàn Quốc…(đây là các nước không là thành viên TPP) và nguyên tắc từ sợi trở đi “hứa hẹn” khả năng giúp Việt Nam thoát khỏi việc phụ thuộc vào một vài nguồn cung này và thay vào đó có các nguồn cung mới từ 11 nước thành viên khác của TPP (nhưng thực tế Việt Nam cũng sẽ chỉ nhập khẩu chủ yếu từ một vài nước trong TPP), bản chất lệ thuộc nguồn cung nước ngồi vẫn khơng thay đổi. Hơn nữa, nếu trong tương lai có sự xuất hiện của một TPP’ cũng với nguyên tắc từ sợi trở đi và hứa hẹn khả năng giúp thốt khỏi tình trạng lệ thuộc nguồn cung từ 11 nước thành viên TPP thì kịch bản lại trở về với xuất phát điểm hiện tại. Như vậy, tình trạng “chạy theo” các hiệp định thương mại khơng bao giờ có lối thốt. Ý

kiến cho rằng Việt Nam không nên chỉ thuần túy thay đổi nguồn cung nguyên phụ liệu để được hưởng ưu đãi mà bên cạnh đó phải phát triển cơng nghiệp phụ trợ cho riêng mình để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu sẽ được tác giả tiếp cận trên cơ sở học thuyết lợi thế so sánh được trình bày ngay dưới đây.

Ý kiến cho rằng nguyên tắc này sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ cũng gặp nhiều rào cản liên quan đến môi trường. Quan điểm tác giả cho rằng phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ mơi trường. Thêm vào đó, học thuyết lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế khuyến khích các nước tận dụng lợi thế liên quan của các quốc gia để chuyên mơn hóa sản xuất mặt hàng mà mình có thế mạnh, từ đó thiết lập mạng lưới liên kết giữa tất cả các nước, là cơ sở của sự phát triển thương mại toàn cầu và an ninh chính trị. Vì vậy, việc phát triển công nghiệp phụ trợ để ngành dệt may Việt Nam bước vào cơng đoạn sản xuất khép kín từ trồng bơng, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải, may sản phẩm…sẽ không giúp tận dụng thế mạnh của các nước khác và có thể làm giảm khả năng cạnh trạnh của hàng dệt may Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề chệch hướng thương mại, quan điểm tác giả cho rằng: ngăn chặn hiện tượng này một cách tuyệt đối là điều không thể, ta vẫn có thể chấp nhận chệch hướng thương mại với điều kiện là hậu quả của chúng ít hơn những lợi ích thu được. Hơn nữa, xét về bản chất các RO không nên được sử dụng như một biện pháp chống chệch hướng thương mại, chúng nên trở lại với chức năng ban đầu được ghi nhận trong các văn bản pháp lý của WTO là dùng để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Trong trường hợp này, “nguyên tắc từ sợi trở đi” đặt ra yêu cầu nội khối quá khắt khe, mặc dù nhằm tránh trường hợp các nước không là thành viên TPP hưởng lợi “miễn phí” nhưng việc tăng cường mối liên kết trong nội bộ TPP tiềm ẩn khả năng hạn chế trao đổi thương mại giữa các nước TPP với các quốc gia thứ

3 bởi việc sử dụng nguyên phụ liệu có nguồn gốc ngoại khối cho quy trình sản xuất ở cấp rất thấp cũng được xem là không thỏa quy tắc xuất xứ và do đó ưu đãi thương mại khi là thành viên TPP sẽ bị triệt tiêu. Đây là điều không hề được trơng đợi dưới ý nghĩa và mục đích của Điều XXIV GATT. Hơn nữa, từ những phân tích thực tế dưới điều kiện của Việt Nam nói riêng và cũng có thể là tình trạng của nhiều nước khác nói chung, đã cho thấy nguyên tắc Từ sợi trở đi có tác động tiêu cực trong trao đổi thương mại nội khối. Chính tính chất khắt khe, khó đáp ứng của ngun tắc sẽ làm vơ hiệu hóa các ưu đãi thương mại khi thành lập TPP, và nó được sử dụng như một cơng cụ bảo hộ để chống lại hàng hóa được xuất khẩu từ chính các nước thành viên của nó.

Tóm lại, theo quan điểm tác giả nguyên tắc “từ sợi trở đi” có khả năng gây hạn chế thương mại ở cả hai khía cạnh nội khối lẫn ngoại khối. Vì vậy, để phù hợp với tinh thần và mục đích của Điều XXIV GATT cũng như củng cố quan điểm xuyên suốt của tác giả là chủ nghĩa khu vực và hệ thống thương mại đa phương có thể cùng tồn tại trong mối quan hệ hỗ tương và tơn trọng lẫn nhau thì cần thiết phải giải quyết vấn đề liên quan đến quy tắc xuất xứ ưu đãi nói chung và nguyên tắc “từ sợi trở đi” nói riêng.

2.2.3 Giải pháp cho hàng dệt may Việt Nam trước tác động tiêu cực của nguyên tắc “từ sợi trở đi” của nguyên tắc “từ sợi trở đi”

Phân tích những tác động của nguyên tắc “từ sợi trở đi” là cơ sở đề ra các phương hướng nhằm tận dụng cơ hội từ TPP. Để giải quyết khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam khi áp dụng nguyên tắc này trên thực tế có rất nhiều phương thức. Trong số đó, việc chấp nhận thực hiện nguyên tắc nhưng có kèm theo lộ trình chuyển đổi là cách giải quyết phổ biến. Tuy nhiên, xét khía cạnh pháp lý đã được đề cập ở chương 1 cùng với những tác động tiêu cực của nguyên tắc từ sợi trở đi đã được chứng minh, tác giả có quan điểm cho

rằng nguyên tắc này có thể được xem xét là quy định có tính chất hạn chế thương mại và nên được cân nhắc loại bỏ theo quy định tại Điều XXIV:8(b).

Mặc dù việc loại bỏ nguyên tắc từ sợi trở đi nói riêng và các PRO khác có tính chất hạn chế thương mại nói chung có thể được xem xét trên cơ sở Điều XXIV GATT nhưng thực tiễn áp dụng có thể gặp phải một số khó khăn do sự thiếu vắng một ghi nhận pháp lý chính thức về vấn đề này. Tuy nhiên, một số ý kiến phản đối áp dụng nguyên tắc “từ sợi trở đi” đã bắt đầu ngay trong chính nghị trường Hoa Kỳ.90 Trong bối cảnh hiện tại, việc yêu cầu các nước phải mở cửa thị trường một cách sâu rộng là điều khơng thể nhưng điều đó khơng có nghĩa các nước được phép theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ thông qua các biện pháp trá hình như quy tắc xuất xứ. Triệt tiêu các rào cản để tiến tới xây dựng môi trường thương mại thật sự công bằng, minh bạch và tự do là một quá trình dài, cần sự cố gắng của tất cả quốc gia. Trước khi chương trình hài hịa hóa quy tắc xuất xứ của WTO có kết quả chính thức, các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển có thể thiết lập các nguyên tắc theo đó xác định các PRO có tính chất hạn chế thương mại. Hoặc ít nhất ở cấp độ khu vực, ASEAN nên đẩy mạnh thiết lập bộ nguyên tắc này và định hướng áp dụng trong các FTA tương lai của ASEAN như RCEP cũng như FTA của từng nước thành viên sau này. Xây dựng thành cơng bộ ngun tắc này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn các quy tắc xuất xứ được sử dụng như một công cụ bảo hộ, tránh tình trạng một PRO có tính chất hạn chế thương mại như nguyên tắc từ sợi trở đi tồn tại gần 25 năm trong nền thương mại quốc tế.

Phân tích nội dung nguyên tắc “từ sợi trở đi”, ảnh hưởng của nó đối với hoạt động thương mại nội khối, từ đó nhận diện khả năng hạn chế thương mại

Một phần của tài liệu quy tắc xuất xứ hàng hóa và giải pháp cho hàng dệt may việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)