Nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” và những quan điểm trái chiều.

Một phần của tài liệu quy tắc xuất xứ hàng hóa và giải pháp cho hàng dệt may việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 60 - 61)

http://www.trungtamwto.vn/tpp/nguyen-tac-xuat-xu-tu-soi-tro-di-trong-tpp-va-cac-quan-diem-trai-chieu

Việt Nam không ủng hộ nguyên tắc “từ sợi trở đi” nhưng trước thái độ kiên quyết từ Hoa Kỳ và cân nhắc các khả năng, lợi ích tổng thể đạt được từ TPP thì nhượng bộ có điều kiện đối với quy tắc xuất xứ liên quan đến dệt may có thể được cân nhắc.81

Những phân tích trên cho thấy nguyên tắc “từ sợi trở đi” có nhiều khả năng sẽ được áp dụng để xác định xuất xứ của sản phẩm dệt may khi TPP được kí kết. Tuy nhiên, do nội dung đàm phán chưa được cơng bố chính thức nên quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong TPP cụ thể ra sao là một ẩn số. Vì vậy, khi phân tích về tác động của nguyên tắc từ sợi trở đi tác giả đặt nó trong bối cảnh độc lập, tức khơng có các quy định hỗ trợ, bổ sung như quy định cộng gộp, nguồn cung thiếu hụt…để thấy rõ bản chất hạn chế thương mại của các quy tắc xuất xứ ưu đãi do các quốc gia đơn phương xây dựng.

2.2.2 Tác động của nguyên tắc “từ sợi trở đi” đối với hàng dệt may Việt Nam Việt Nam

Như phần trên đã đề cập, quy tắc xuất xứ trong TPP đối với sản phẩm dệt may có khả năng lớn sẽ là nguyên tắc từ sợi trở đi. Nguyên tắc này là “sáng kiến” của Hoa Kỳ, xuất hiện lần đầu trong Chương trình ưu đãi 807A CBI (Caribean Basin Initiative-Sáng kiến vùng Vịnh Caribê) (Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Guatemala, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua) năm 1988 nhưng được ghi nhận trong FTA lần đầu tiên vào năm 1993, đó là FTA giữa Hoa Kỳ, Canada và Mehico (NAFTA). Đến nay, quy định đã xuất hiện trong hầu hết các FTA của Hoa Kỳ chỉ trừ hai trường hợp.82

Nội dung nguyên tắc phần nào đã được thể hiện trong tên gọi. Theo NAFTA,

Một phần của tài liệu quy tắc xuất xứ hàng hóa và giải pháp cho hàng dệt may việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)