4.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT huyện Châu Phú qua
4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn
Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay, thu nợ. Nó thể hiện số
vốn Ngân hàng vẫn còn đang cho khách hàng vay tại thời điểm báo cáo. Dư nợ trong hạn càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng càng dồi dào và vai trò cung cấp vốn cho địa phương ngày càng cao. Bên cạnh đó dư nợ trong hạn càng lớn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tăng cường cơng tác quản lý món vay, thu nợ, thu lãi đúng hạn nếu khơng dẫn đến tình trạng nợ q hạn cao.
4.3.3.1. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn qua 3 năm 2006 – 2008 theo thành
phần kinh tế.
BẢNG 9: DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2007/2006 2008/2007 chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ 202.472 267.692 298.101 65.220 32,2 30.409 11,4 Hộ gia đình, cá nhân, THT 185.792 244.922 267.831 59.130 31,8 22.909 9,4 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 16.680 22.770 30.070 6.090 36,5 7.300 32,1 Hợp tác xã 0 0 200 0 0 200 0
( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Châu Phú)
Nhìn chung tổng dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm đều tăng. Năm 2007 dư nợ là 267.692 triệu đồng tăng 65.220 triệu đồng với tốc độ tăng 32,2% so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ là 298.101 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 30.409 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 11,4% so với năm 2007. Ta thấy doanh số thu nợ các thành phần kinh tế qua các năm đều tăng đồng thời dư nợ cũng tăng. Điều này phản ánh hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Dư nợ đối với hộ gia đình, cá nhân, THT: Năm 2007 dư nợ đối với hộ gia đình, cá nhân, THT là 244.922 triệu đồng tăng 59.130 triệu đồng với tốc độ tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2008, dư nợ đối với thành phần kinh tế này là 267.831 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 22.909 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 9,4% so với năm 2007. Dư nợ đối với hộ gia đình, cá nhân, THT tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (năm 2006 là 91,8%, năm 2007 là 91,5%, năm 2008 là 89,8%) vì đây là đối tượng cho vay chính của NHNo & PTNT huyện Châu Phú. Hơn nữa, trong 2 năm 2007, 2008 Ngân hàng tiến hành xử lý nợ rủi ro và tiếp tục cho vay phục hồi sản
xuất đối với hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên lúa nhất là rầy nâu, giá lúa, giá cá sụt giảm mạnh người dân bị thua lỗ… do đó dư nợ tăng cao là điều hợp lý. Do là địa bàn nông thôn nên Ngân hàng tập trung vốn cho vay đối tượng này là phù hợp.
Dư nợ đối với doanh nghiệp ngồi quốc doanh: Vì là thành phần kinh tế được
Ngân hàng chú trọng đầu tư nên tất yếu sẽ có dư nợ ngắn hạn tăng về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2007 dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 22.770 triệu đồng tăng 6.090 triệu đồng với tốc độ tăng 36,5% so 2006. Năm 2008 dư nợ đối với thành phần kinh tế này là 30.070 triệu đồng tăng 7.300 triệu đồng tăng 32,1% so cùng kỳ năm 2007. Với việc các thành phần kinh tế này gia tăng trên địa bàn huyện, có nhiều dự án được Ngân hàng chấp thuận,… nên đã góp phần làm tăng dư nợ lên. Bên cạnh đó, một số khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… trên địa bàn huyện đã trở thành khách hàng quen thuộc, được Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cao để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất kinh doanh. Và tiềm năng để mở rộng dư nợ cho thành phần kinh tế này cịn rất lớn vì cùng với sự phát triển kinh tế huyện có thể số lượng các doanh nghiệp mới sẽ tăng mạnh lên trong thời gian sắp tới.
Hợp tác xã: Ở huyện Châu Phú hiện nay, hợp tác xã hoạt động cũng chưa thấy
mạnh mẽ, quy mơ vẫn cịn hạn hẹp, nên Ngân hàng ít cho vay đối tượng này.
Tóm lại: Dư nợ tín dụng ngắn hạn đều gia tăng qua các năm và cịn có sự chênh
lệch lớn giữa các thành phần kinh tế với nhau. Sự chênh lệch này phù hợp với đặc điểm kinh tế huyện trong đó thành phần kinh tế ngồi quốc doanh ngày càng khẳng định vai trị đóng góp của mình cho sự phát triển kinh tế huyện nhà.
185.792 16.680 0 244.922 22.770 0 267.831 30.070 200 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm
HGĐ, cá nhân, THT DN ngoài quốc doanh Hợp tác xã
HÌNH 10: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU PHÚ QUA 3 NĂM 2006 - 2008
4.3.3.2. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn qua 3 năm 2006 – 2008 theo ngành
nghề.
Bên cạnh việc phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế cũng cần phân tích dư nợ theo ngành nghề bởi vì các thành phần kinh tế này đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau. Qua đó cho thấy được tiềm năng cũng như tỷ trọng của từng ngành đã được Ngân hàng tập trung đầu tư và so với cơ cấu kinh tế chung của huyện để có hướng cơ cấu lại dư nợ cho phù hợp hơn với sự biến đổi của doanh số cho vay trong những năm tiếp theo. Và dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT huyện Châu Phú được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 10: DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ 202.472 267.692 298.101 65.220 32,2 30.409 11,4 Nông nghiệp 51.668 52.227 73.576 559 1,1 21.349 40,9 Ngành thủy sản 75.877 117.242 76.246 41.365 54,5 -40.996 -35 Ngành TTCN 19.273 17.736 25.075 -1.537 -8 7.339 41,4 Ngành TN-DV 49.530 75.942 122.107 26.412 53,3 46.165 60,8 Ngành khác 6.124 4.545 1.097 -1.579 -25,8 -3.448 -75,9
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Châu Phú)
Ngành nông nghiệp: Nhìn chung dư nợ ngành nông nghiệp qua 3 năm đều
tăng nhưng tốc độ tăng không đồng đều, tốc độ tăng năm 2007 nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng năm 2008. Cụ thể, năm 2007 dư nợ ngành này là 52.227 triệu đồng tăng 559 triệu đồng với tốc độ tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2008 dư nợ ngành nông nghiệp đạt 73.576 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 21.349 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 40,9% so 2007. Nguyên nhân dư nợ ngành nông nghiệp tăng qua các năm là do doanh số cho vay ngành này tăng nên dư nợ cũng tăng là đều hợp lý. Bên cạnh đó, do cơng nghệ ngày càng phát triển, ngày nay việc cắt lúa, cày xới đất đã được tiện lợi hơn với các máy móc, thiết bị nơng nghiệp, nhưng chi phí mua sắm các thiết bị này cũng không nhỏ và thế là nhu cầu vốn lại xuất hiện và dư nợ Ngân hàng đã tăng lên cho khoản máy móc thiết bị này. Ngồi ra, tốc độ tăng năm 2007 nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng năm 2008 là do trong những năm vừa qua nhất là năm 2008 bà con ở huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc trồng trọt và chăn nuôi, dịch bệnh ở lúa nhất là rầy nâu, xoắn lá; cúm gia cầm ở gà, vịt; dịch lở mồm, long móng ở heo; giá phân bón, thuốc trừ sâu đều tăng… Thực hiện chủ trương của NHNo Việt Nam, Ngân hàng huyện Châu Phú tiến hành gia hạn nợ, xử lý nợ rủi ro và tiếp tục cho những hộ đủ điều kiện vay vốn được vay vốn để tái sản xuất nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả dịch bệnh nên dư nợ của Ngân hàng năm này tăng lên. Thêm nữa, như đã phân tích ở phần
trên doanh số thu nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp năm 2007 tăng và năm 2008 lại giảm xuống đều này dẫn đến dư nợ ngành nông nghiệp năm 2007 giảm và dư nợ năm 2008 tăng lên là điều tất yếu.
Ngành thủy sản: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngành thủy sản qua 3 năm có sự tăng giảm không ổn định. Tốc độ tăng 2007/2006 cao hơn 2008/2007 cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể, năm 2007 dư nợ ngành thủy sản đạt 117.242 triệu đồng tăng 41.365 triệu đồng với tốc độ tăng 54,5% so cùng kỳ năm 2006. Năm 2008 dư nợ ngành này là 76.246 triệu đồng giảm về số tuyệt đối là 40.996 triệu đồng tức giảm về số tương đối là 35% so 2007. Nguyên nhân có sự biến động này là do năm 2007 nước ta bắt đầu gia nhập WTO nhận thức được tầm quan trọng trong q trình hội nhập và vai trị của xuất khẩu sẽ góp phần làm cho nước ta giàu mạnh thêm. Với điều kiện sẵn có, người dân đầu tư nuôi trồng thủy sản rồi xuất khẩu và đã thu được nguồn lợi từ việc nuôi thủy sản này. Nhìn thấy nguồn lợi đó nên người dân Châu Phú nói riêng, cả nước nói chung đã bắt tay vào việc nuôi thủy sản. Trong năm 2006, 2007 Ngân hàng NHNo & PTNT huyện Châu Phú đã hỗ trợ vốn cho bà con với lãi suất ưu đãi để phát triển ngành này, thu hoạch đạt lợi nhuận và trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng và đó cũng là nguyên nhân làm cho dư nợ của ngành này tăng nhanh ở năm 2007. Đến năm 2008 dư nợ giảm, do giá cá sụt giảm mạnh, nhiều nơi nuôi thủy sản bị thu hẹp do bà con bị thua lỗ vì vậy khơng tiếp tục kinh doanh loại hình này nữa và khơng vay vốn Ngân hàng, ngoài ra nắm bắt được tình hình này nên trong năm 2008 vừa qua Ngân hàng hạn chế cho vay ngành thủy sản nên doanh số cho vay ngành này giảm xuống, doanh số thu nợ tăng lên do cơng tác thu hồi nợ tích cực của cán bộ tín dụng trong Ngân hàng chính vì vậy dư nợ ngắn hạn ngành thủy sản trong năm qua giảm xuống là phù hợp.
Ngành tiểu thủ công nghiệp: Dư nợ qua 3 năm có sự biến động không ổn định. Năm 2007 dư nợ ngành này đạt 17.736 triệu đồng giảm 1.537 triệu đồng hay giảm 8% so với cùng kỳ năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ ngành tiểu thủ công nghiệp là 25.075 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 7.339 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 41,4% so với 2007. Nguyên nhân dư nợ ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2007 giảm là do trong giai đoạn này đối tượng khách hàng làm các ngành này trên địa bàn huyện cịn ít, ngồi ra các ngành tiểu thủ cơng nghiệp khả năng tiêu thụ cao có lợi nhuận và bà
con trả nợ cho Ngân hàng nên dư nợ giai đoạn này giảm xuống. Đến năm 2008 do các ngành tiểu thủ cơng nghiệp dễ làm lại có lợi nhuận, có thể làm ở từng hộ gia đình nên ngành này đã phát triển nhiều nơi trên địa bàn huyện, bên cạnh đó hầu hết giá nguyên vật liệu đều tăng nên nhu cầu vay vốn của bà con tại Ngân hàng tăng lên trong năm vừa qua vì vậy dư nợ năm 2008 tăng lên. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn của ngành ngày càng tăng, nó thể hiện quy mơ ngành ngày càng được mở rộng và không ngừng phát triển.
Ngành thương nghiệp – dịch vụ: Dư nợ qua 3 năm đều tăng cả về tuyệt đối lẫn
tương đối. Cụ thể, năm 2007 dư nợ ngành này đạt 75.942 triệu đồng tăng 26.412 triệu đồng với tốc độ tăng 53,3% so 2006. Năm 2008 dư nợ ngành TN - DV đạt 122.107 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 46.165 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 60,8% so với cùng kỳ năm 2007. Đạt được kết quả khả quan trên là do trước đây hộ gia đình, cá nhân chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực trồng trọt và chăn ni vì Châu Phú là huyện chuyên về nông nghiệp. Nhưng trong những năm gần đây hộ gia đình cũng ngày càng quan tâm đến loại hình đầu tư vào ngành thương nghiệp, thương mại dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao thể hiện dư nợ qua 3 năm tăng lên và hướng tới các năm về sau Ngân hàng sẽ đầu tư cho lĩnh vực này cao hơn. Nguyên nhân khác là trong những năm vừa qua doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện làm ăn có hiệu quả. Nhu cầu vay vốn mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhiều dẫn đến dư nợ ngành thương nghiệp – dịch vụ trong 3 năm qua ngày càng tăng.
Ngành khác: Các ngành khác có xu hướng giảm dần qua các năm. NHNo & PTNT huyện Châu Phú đã tập trung cho vay vào các ngành nông nghiệp, TTCN, TN - DV, thủy sản thì phải giảm cho vay các ngành khác. Từ đó dư nợ cho vay các ngành khác giảm dần.
Tóm lại: Trong ngắn hạn dư nợ của các ngành đều có sự tăng trưởng qua các năm
mà chủ yếu là lĩnh vực ngành nông nghiệp và thương nghiệp – dịch vụ vì đây là thế mạnh của huyện.
0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm
Nông nghiệp Ngành thủy sản Ngành TTCN Ngành TN-DV Ngành khác
HÌNH 11: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU PHÚ QUA 3 NĂM 2006 - 2008