Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) DS cho vay 290.504 429.585 483.445 139.081 47,9 53.860 12,5 Nông nghiệp 63.820 69.134 82.437 5.314 8,3 13.303 19,2 Ngành thủy sản 122.663 188.195 135.785 65.532 53,4 -52.410 -27,8 Ngành TTCN 16.534 19.726 43.225 3.192 19,3 23.499 119,1 Ngành TN-DV 60.935 109.226 195.275 48.291 79,3 86.049 78,9 Ngành khác 26.552 43.304 26.723 16.752 63,1 -16.581 -38,3
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Châu Phú)
Ngành nơng nghiệp: Nhìn chung doanh số cho vay ngành nông nghiệp qua 3
năm đều tăng. Cụ thể năm năm 2007 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 69.134 triệu đồng tăng 5.314 triệu đồng (tăng 8,3%) so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số cho vay ngành này đạt 82.437 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 13.303 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 19,2% so với năm 2007. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh qua 3 năm 2006 – 2008 là do trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, nghị định quan trọng để định hướng và làm hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng tập trung đầu tư. Điển hình là Quyết định 67/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thơn như hộ nơng dân có đất sản xuất được vay 10 triệu đồng khơng phải thế chấp tài sản. Bên cạnh đó huyện Châu Phú có diện tích đất là 42.587 ha trong đó diện tích đất nơng nghiệp chiếm 36.500 ha, đa phần người dân ở đây trồng lúa là chính vì vậy nhu cầu vay vốn phục vụ cho nơng nghiệp ngày càng tăng là điều tất yếu. Thêm vào đó với chi phí đầu tư mùa vụ (cải tạo đất, cây giống, phân bón, máy móc…) ngày càng tăng cao, hay chủ trương độc canh cây lúa, đẩy mạnh xen canh tăng vụ, hiện nay có nhiều nơng dân mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại, chăn ni bị, heo, gà ngày càng tăng… đã làm tăng nhu cầu tín dụng ngắn hạn, và điều này làm cho doanh số cho vay nông nghiệp tại MHNo & PTNT Châu Phú ngày càng tăng.
Ngành thủy sản: Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngành thủy sản tăng giảm không ổn định, tốc độ tăng 2007/2006 cao hơn 2008/2007 cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể, doanh số cho vay ngành thủy sản năm 2007 đạt 188.195 triệu đồng tăng 65.532 triệu đồng tức tăng 53,3% so với năm 2006. Năm 2008 doanh số này giảm xuống còn 135.785 triệu đồng giảm về số tuyệt đối là 52.410 triệu đồng hay giảm về số tương đối là 27,8% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay này tăng giảm khơng ổn định do Châu phú là vùng có nước ngọt quanh năm vì thế rất thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản và người dân ở đây đã tận dụng nguồn nước quanh năm này để đầu tư phát triển thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhất là giai đoạn 2006 -2007 thì việc ni trồng thủy sản trên địa bàn huyện mới được quan tâm nhiều hơn, với các kỹ thuật ni có hiệu quả và thế là nhu cầu vốn để nuôi thủy sản tăng mạnh trong giai đoạn này, NHNo & PTNT huyện Châu Phú đã đáp ứng nhu cầu đó rất tốt, nhưng đến năm 2008 thì doanh số cho vay ngắn hạn ngành thủy sản lại giảm đáng kể do trong năm vừa qua giá xăng, dầu tăng liên tục, thức ăn thủy sản tăng, xong giá cá lại giảm mạnh đã gây nên tình trạng sản xuất khơng hiệu quả, nhiều nơi nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp, làm ăn thua lỗ và các hộ vay không trả nợ đúng hạn nhiều hơn nên Ngân hàng hạn chế không cho vay mới đối tượng này.
Ngành tiểu thủ công nghiệp: Doanh số cho vay ngành TTCN đều tăng qua 3
năm. Năm 2007 doanh số cho vay ngành này là 19.726 triệu đồng tăng 3.192 triệu đồng (tăng 19,3%) so với năm 2006, năm 2008 doanh số cho vay ngành này đạt 43.225 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 23.499 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 119,1% so với cùng kỳ năm 2007. Doanh số cho vay ngành này tăng qua các năm là do trong những năm qua Ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay, đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm khách hàng đầu tư có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu đầu tư xâm nhập vào ngành nghề này. Ngoài ra, lý do làm cho doanh số cho vay ngành này tăng là đối tượng đầu tư vào ngành này chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân. Cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu chung của cả huyện thì hộ gia đình, cá nhân không chỉ đơn thuần làm nông nghiệp như trước đây mà họ đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực TTCN mang lại hiệu quả kinh tế.
Ngành thương nghiệp – dịch vụ: Nhìn chung doanh số cho vay qua 3 năm đều
48.291 triệu đồng và tăng về số tương đối là 79,3% so với năm 2006, năm 2008 doanh số này tiếp tục tăng lên đạt 195.275 triệu đồng tăng 86.049 (tăng 78,9%) so với cùng kỳ năm 2007. Doanh số cho vay ngành thương nghiệp, dịch vụ tăng qua các năm là do nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tư nhân và nhu cầu đầu tư vốn cho ngành này của đối tượng kinh doanh hộ cá thể ngày càng tăng, bên cạnh đó trong thời gian gần đây trên địa bàn huyện xây dựng liên tiếp nhiều khu trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng… mọc lên nhanh chóng điều này góp phần làm cho doanh số cho vay ngành TN – DV tăng cao là hoàn toàn hợp lý.
Ngành khác: Ngoài các lĩnh vực cho vay trọng điểm thì Ngân hàng cịn đầu tư
vào các lĩnh vực khác như: cho vay đời sống, cho vay về các phương án nhà (sửa chữa, xây dựng mới), cho vay mua sắm xe làm phương tiện đi lại, cho vay có thế chấp giấy tờ có giá… Nhìn chung doanh số cho vay ngành khác tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 43.304 triệu đồng tăng 16.752 triệu đồng (63,1% ) so cùng kỳ năm 2006. Năm 2008 doanh số cho vay này còn 26.723 triệu đồng giảm 16.581 triệu đồng (giảm 38,3%) so với năm 2007. Ngun nhân có sự tăng giảm khơng ổn định này là do trong những năm gần đây Ngân hàng chú trọng cho vay mạnh đối với các ngành nông nghiệp, ngành thủy sản và ngành thương nghiệp – dịch vụ vì đây là những ngành trọng điểm và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của huyện.
Tóm lại, cơ cấu cho vay trên là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của huyện trong thời gian qua.
0 50,000 100,000 150,000 200,000 Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Năm
Nông nghiệp Ngành thủy sản Ngành TTCN
Ngành TN-DV Ngành khác
HÌNH 7: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN QUA 3 NĂM 2006 – 2008 THEO NGÀNH NGHỀ TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU PHÚ
4.3.2. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn.
Đi đơi với cơng tác cho vay, Ngân hàng cịn phải quan tâm đến cơng tác thu hồi nợ, nếu việc thu hồi nợ tốt sẽ giúp cho Ngân hàng bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay. Nếu một Ngân hàng qua các năm doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm đi thì khơng thể đánh giá hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng đó tốt được.
Doanh số thu nợ khơng những có thể đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó cịn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Việc thu hồi nợ được tiến hành theo kỳ hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nếu đến ngày trả nợ mà khách hàng không đến trả nợ thì tùy trường hợp cụ thể mà Ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời.
4.3.2.1. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn qua 3 năm 2006 – 2008 theo thành
phần kinh tế.
Cũng như phân tích doanh số cho vay, phân tích doanh số thu nợ trước hết chúng ta phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế nhằm giúp Ngân hàng nhìn nhận lại thực trạng công tác thu hồi nợ đối với từng thành phần kinh tế tại Ngân hàng trong
thời gian qua. Qua đó giúp Ngân hàng có chính sách thu hồi nợ hiệu quả hơn trong thời gian tới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.