Việc phân tích hoạt động tín dụng, bên cạnh phân tích các số liệu trong bảng thì cịn có thể phân tích thêm các chỉ tiêu tài chính. Điều này đánh giá cụ thể hơn về tình hình tín dụng của Ngân hàng.
BẢNG 14: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU PHÚ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
DSTN ngắn hạn Triệu đồng 254.918 364.364 453.036 DSCV ngắn hạn Triệu đồng 290.504 429.585 483.445 DN bình quân ngắn hạn Triệu đồng 186.429 235.082 282.896,5 Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 4.244 1.074 3.881 Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 202.472 267.692 298.101 Hệ số thu nợ ngắn hạn % 87,75 84,82 93,71 Vòng quay vốn TD ngắn hạn Vòng 1,37 1,55 1,6 Nợ xấu ngắn hạn/ DN ngắn hạn % 2 0,4 1,3
Lợi nhuận/ doanh thu % 22 17,76 15,4
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Châu Phú)
Hệ số thu nợ ngắn hạn: Chúng ta đều biết cho vay thì dễ nhưng thu nợ thì khó. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu nợ của Ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn / doanh số cho vay ngắn hạn là khá cao và có sự biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 tỷ lệ này là 87,75 %, năm 2007 tỷ lệ này giảm còn 84,82 %, là năm có hệ số thu nợ thấp nhất do doanh số thu nợ ngắn hạn tăng chậm hơn doanh số cho vay ngắn hạn, đến năm 2008 tỷ lệ này tăng lên đến 93,71 %. Nguyên nhân là do trong năm vừa qua mặc dù Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn nhưng doanh số cho vay ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng đều tăng, thêm vào đó Ngân hàng còn xử lý được nợ tồn đọng của những năm trước trong ngành nông nghiệp. Như vậy công tác thu hồi nợ vay tại NHNo & PTNT huyện
Châu Phú trong 3 năm qua là khá tốt. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần phát huy hơn nữa công tác thu hồi nợ, từng bước đưa chỉ tiêu này tăng cao nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.
Vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn: Phản ánh hiệu quả đồng vốn đầu tư thơng qua tính ln chuyển của nó, chỉ số này càng lớn càng tốt. Nhìn chung chỉ tiêu này khá cao do tín dụng ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 1,37 vòng, năm 2007 lên đến 1,55 vòng, đến năm 2008 lên đến 1,6 vịng. Giải thích điều này là do bên cạnh việc tích cực tìm kiếm khách hàng mới, tăng hạn mức dư nợ cho một số khách hàng truyền thống, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế… thì Ngân hàng cũng đạt kết quả tốt trong công tác thu hồi nợ, xử lý được các khoản nợ tồn đọng… Chính điều này đã cải thiện được tình hình luân chuyển cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng.
Nợ xấu ngắn hạn / dư nợ ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ ngắn hạn có sự biến động khơng ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tỷ lệ này là 2 %, sang năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống đáng kể là 0,4 % nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này lại tăng lên 1,3 %. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ ngắn hạn có sự biến động và có xu hướng tăng lên nhưng Ngân hàng vẫn đảm bảo tỷ lệ này phải nhỏ hơn hoặc bằng 2 %. Trong những năm tới Ngân hàng cần phải thận trọng vì trong năm 2008 vừa qua tỷ lệ này có xu hướng tăng lên, nếu trong thời gian tới Ngân hàng không chú ý quản lý tốt nợ xấu cứ để tiếp tục gia tăng thì nguy cơ tỷ lệ này có thể vượt lên trên mức 2 % là điều hồn tồn có thể xảy ra.
Lợi nhuận / doanh thu: Nó phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này giảm dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 là 22 % tức là cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra được 22 đồng lợi nhuận, năm 2007 tỷ lệ này giảm còn 17,76 % giảm 4,24 % so năm 2006. Đến năm 2008 tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 15,4 % giảm 2,36 % so năm 2007. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chưa thật tốt cụ thể tỷ lệ lợi nhuận / doanh thu giảm dần qua 3 năm. Để nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng địa bàn, Ngân hàng cần phải có chính sách để kiểm sốt chi phí thích hợp hơn. Ngồi ra, Ngân hàng
phải khơng ngừng nâng cao công nghệ Ngân hàng và phát triển thêm nhiều dịch vụ, nhiều sản phẩm mới…từ đó sẽ lôi cuốn nhiều khách hàng mới đến giao dịch và vay vốn góp phần làm cho doanh thu từ lãi tăng lên, qua đó làm cho chỉ số này tăng lên, vì chỉ số này càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được đánh giá là tốt.
Tóm lại: Dựa vào tỷ lệ nợ xấu qua các năm của NHNo & PTNT huyện Châu Phú,
ta thấy rõ vấn đề mở rộng đầu tư tín dụng đang ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả. Thể hiện là tỷ lệ nợ xấu thấp dưới mức cho phép đem lại mức lợi nhuận cao. Qua bảng số liệu 1 (trang 21) ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm đều tăng, năm 2006 mức lợi nhuận là 7.871 triệu đồng, năm 2007 lợi nhuận là 8.727 triệu đồng, năm 2008 lợi nhuận tiếp tục tăng đạt 11.824 triệu đồng. Qua 3 năm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng rất có hiệu quả do đó bảo tồn được vốn đầu tư, quay nhanh đồng vốn giúp Ngân hàng đứng vững trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đạt được kết quả khả quan như trên là nhờ vào sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám đốc kết hợp với sự nhiệt tình của tồn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương trong cơng tác thu hồi nợ.
Dựa vào chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn ở phần trên, nhìn chung Ngân hàng cho vay mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt trong cho vay ngắn hạn, Ngân hàng đã đa dạng hóa cho vay các ngành nghề khác nhau nhằm tạo điều kiện mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển huyện nhà. Trong những năm tới Ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong việc huy động vốn và cho vay các ngành nghề khác nhau nhưng cũng cần quan tâm đúng mức đến cho vay ngành nông nghiệp huyện nhà góp phần cùng các cấp chính quyền địa phương cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập người dân.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT
HUYỆN CHÂU PHÚ.
5.1. PHÂN TÍCH CƠ HỘI, THÁCH THỨC; ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU PHÚ.