Ngân hàng nên ưu tiên cho vay theo định hướng phát triển kinh tế địa phương,
định kỳ hàng tháng cán bộ tín dụng phải tiến hành xếp loại khách hàng.
Tăng cường lực lượng và nâng cao chất lượng cán bộ:
+ Bố trí cán bộ đủ về số lượng, khơng ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng về trình độ chun mơn, chủ động và nhạy bén, lịch sự,… đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+ Thực hiện phân loại địa bàn, bố trí cán bộ tín dụng phù hợp với địa bàn phân cơng. Những cán bộ tín dụng có trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm thì được bố trí ở địa bàn có nền kinh tế hàng hóa phát triển vì ở đó khách hàng vay vốn rất đa dạng, kỹ thuật nghiệp vụ khó hơn.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
+ Trước khi cho vay: cần thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng như đối với doanh nghiệp thơng qua việc tính tốn, phân tích các chỉ tiêu tài chính; đối với cán bộ cơng nhân viên thì căn cứ vào mức lương và số năm cơng tác; đối với hộ nơng dân thì căn cứ vào mùa vụ, thu nhập hàng năm,…. Và cũng cần xem xét tài sản đảm bảo nợ vay về mặt giá trị, quyền sở hữu, khả năng tiêu thụ… Cán bộ tín dụng cần loại ngay từ đầu những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn để tránh rủi ro, tuyệt đối không được chạy theo chỉ tiêu mà dễ dãi trong cho vay.
+ Cán bộ tín dụng phải hiểu về cơng tác hạch tốn kế tốn của khách hàng để có thể đánh giá, phân tích tư cách người vay, mục đích thật sự của người vay, các nguồn trả nợ chính, phụ… chính xác.
+ Ngoài ra, để hạn chế rủi ro khi thẩm định thì cán bộ tín dụng cần phải hỏi phòng thẩm định về khách hàng một số thông tin như: Khách hàng đã có quan hệ với Ngân hàng nào chưa, số tiền vay, tài sản đảm bảo, tình hình trả nợ… để tránh tình trạng cho vay chồng chéo.
+ Nếu là Ngân hàng có quan hệ với Ngân hàng, khi cho vay cán bộ tín dụng cần dựa vào hợp đồng tín dụng cũ để xem xét khả năng trả nợ trước đây của khách hàng.
+ Trong và sau khi cho vay: Định kỳ cán bộ tín dụng phải kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, có thể sử dụng biện pháp thu hồi vốn vay trước hạn nếu thấy khách hàng sử dụng vốn sai mục đích như trong thỏa thuận hợp đồng tín dụng hay khách hàng có dấu hiệu gian lận.
Khi dư nợ đã chuyển sang nợ xấu, nợ tồn đọng rủi ro, Ngân hàng cần tiến
hành phân tích nguyên nhân, đánh giá đúng khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý kịp thời, có hiệu quả.
+ Thực hiện giao chỉ tiêu, kế hoạch xử lý nợ quá hạn đến từng cán bộ tín dụng đồng thời kiểm tra kết quả thực hiện theo định kỳ.
+ Đối với những hộ còn khả năng sản xuất, có thiện chí trả nợ dần thì Ngân hàng nên tạo điều kiện cho hộ vay trả dần nợ.
+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành để gây áp lực nhằm thu được nợ đối với khách hàng cố tình khơng chịu trả nợ cho khách hàng.
+ Cuối cùng, kiện khách hàng ra tòa nhằm xiết nợ, phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn đối với những món vay đã dùng hết các biện pháp khác. Tuy nhiên, trong cơng tác tín dụng cần hạn chế việc kiện ra tịa vì tịa án giải quyết hồ sơ chậm, thi hành án tốn nhiều chi phí và thời gian.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN.
Trong những năm qua, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn vì thế con đường mà Ngân hàng đi trong thời gian qua cũng như trước mắt còn nhiều thách thức nhưng với sự nổ lực phấn đấu bền bỉ, trí tuệ và sáng tạo NHNo & PTNT huyện Châu Phú đã có nhiều đóng góp vào q trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn huyện nhà. Ngân hàng đã cung cấp một lượng vốn rất lớn cho nhân dân trong huyện góp phần đưa nền kinh tế nông thôn chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống người dân, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nơng thơn, góp phần ổn định an ninh, chính trị- xã hội.
Hoạt động đào tạo, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng đang được triển khai đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và tạo cơ sở phát triển trong tương lai.
Do sự chỉ đạo tập trung, kiên quyết nên từ năm 2006 đến năm 2008 các mặt hoạt động của Ngân hàng đã có bước tiến vượt bậc. Qua tiếp cận thị trường đầu tư, đội ngũ lãnh đạo và hệ thống cán bộ tín dụng đã trưởng thành lên rất nhiều. Đây vừa là cơ hội, vừa là điều kiện để từng bước góp phần để đất nước hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, trong 3 năm qua Ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng đi vay để cho vay, tức là huy động vốn để cho vay. Nhìn chung vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 là 56.948 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,5%, năm 2007 vốn huy động đạt 62.357 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16,8 % trong tổng nguồn vốn, so với năm 2006 tăng 5.409 triệu đồng, vốn huy động năm 2008 đạt 106.707 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25,7 % , tăng 44.350 triệu đồng so với năm 2007. Nhưng tỷ trọng vốn huy động / tổng nguồn vốn vẫn còn thấp nên việc điều chuyển vốn từ cấp trên là không thể tránh khỏi. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư
bằng nhiều hình thức với nhiều mức lãi suất hấp dẫn, khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng,…
Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm 2006 – 2008 của Ngân hàng đều tăng. Điều này là tín hiệu đáng phấn khởi trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT huyện Châu Phú, An Giang.
Song song với vấn đề đầu tư tín dụng là vấn đề thu nợ. Doanh số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng cao. Cụ thể năm 2007 là 364.364 triệu đồng tăng 109.446 triệu đồng (42,9%) so 2006. Năm 2008 doanh số thu nợ là 453.036 triệu đồng tăng 88.672 triệu đồng (24,3%) so 2007. Điều này thể hiện rõ sự nổ lực trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng.
Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tác động đến tình hình dư nợ tại Ngân hàng. Qua việc phân tích ở trên ta thấy dư nợ qua 3 năm đều tăng, điều này cho thấy dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng trưởng khá tốt, từng bước đưa vốn đến với nhiều đối tượng khách hàng, với nhiều hình thức cho vay ngày càng đa dạng và phong phú. Với sự nhiệt tình của Ngân hàng, khách hàng đến giao dịch luôn được hài lòng đúng với câu “ Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Các mặt nghiệp vụ như kế tốn, ngân quỹ,…khơng ngừng tăng, kinh doanh ngày càng hiệu quả. Lãi năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Hoạt động của Đảng bộ và các đoàn thể phát triển mạnh mẽ, vững chắc góp phần quan trọng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngân hàng, phục vụ ngày càng tốt hơn việc phát triển kinh tế ở địa phương.
Mặc dù NHNo & PTNT huyện Châu Phú đã rất thận trọng trong cơng tác tín dụng nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức đáng quan tâm. Nợ xấu có xu hướng tăng song song với việc tăng doanh số cho vay. Trong thời gian tới NHNo & PTNT huyện Châu Phú cần tích cực hơn nữa trong công tác quản lý nợ vay, thu hồi nợ đến hạn, hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.
Trong hồn cảnh hết sức khó khăn: cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn về huy động, đầu tư tín dụng, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng, chi nhánh NHNo & PTNT Châu Phú đã đứng vững và đi lên, giữ vai trị tích cực trong nhiệm vụ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân làm kinh tế; không những giữ được họ mà còn thêm khách hàng, phát triển đối tượng đầu tư và khách hàng mới, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay đạt hiệu quả khá tốt.
Xét về mặt lợi ích thì thu nhập của Ngân hàng khá tốt đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vừa đảm bảo cho các cán bộ công nhân viên có cuộc sống tốt để góp sức vào Ngân hàng cùng Ngân hàng vượt qua các trở ngại, đem lại một kết quả tốt nhất cho Ngân hàng.