Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu phú (Trang 58 - 65)

4.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT huyện Châu Phú qua

4.3.2 Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn

Đi đơi với cơng tác cho vay, Ngân hàng cịn phải quan tâm đến công tác thu hồi nợ, nếu việc thu hồi nợ tốt sẽ giúp cho Ngân hàng bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay. Nếu một Ngân hàng qua các năm doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm đi thì khơng thể đánh giá hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng đó tốt được.

Doanh số thu nợ khơng những có thể đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó cịn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Việc thu hồi nợ được tiến hành theo kỳ hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nếu đến ngày trả nợ mà khách hàng không đến trả nợ thì tùy trường hợp cụ thể mà Ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời.

4.3.2.1. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn qua 3 năm 2006 – 2008 theo thành

phần kinh tế.

Cũng như phân tích doanh số cho vay, phân tích doanh số thu nợ trước hết chúng ta phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế nhằm giúp Ngân hàng nhìn nhận lại thực trạng cơng tác thu hồi nợ đối với từng thành phần kinh tế tại Ngân hàng trong

thời gian qua. Qua đó giúp Ngân hàng có chính sách thu hồi nợ hiệu quả hơn trong thời gian tới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

BẢNG 7: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) DS thu nợ 254.918 364.364 453.036 109.446 42,9 88.672 24,3 Hộ gia đình, cá nhân, THT 223.770 326.690 400.515 102.920 46 73.825 22,6 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 31.148 37.674 52.521 6.526 21 14.847 39,4 Hợp tác xã 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Châu Phú)

Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế qua các năm đều tăng. Đây là tín hiệu tốt trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Châu Phú qua 3 năm 2006 – 2008. Điều này chứng tỏ trong 3 năm qua các thành phần kinh tế trong địa bàn huyện làm ăn có hiệu quả cũng như sự nổ lực thu nợ của cán bộ tín dụng, năng lực của Ngân hàng cùng với sự nổ lực trả nợ của khách hàng nên doanh số thu nợ của Ngân hàng mỗi năm mỗi tăng và đạt được kết quả khả quan. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 364.364 triệu đồng tăng 109.446 triệu đồng ( tăng 42,9% ) so với năm 2006. Năm 2008 doanh số thu nợ đạt 453.036 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 88.672 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 24,3% so cùng kỳ năm 2007. Cụ thể như sau:

 Hộ gia đình, cá nhân, THT: Nhìn chung doanh số thu nợ đều tăng qua 3 năm.

Năm 2007 doanh số thu nợ là 326.690 triệu đồng tăng 102.920 triệu đồng ( 46% ) so năm 2006. Đến năm 2008 doanh số này đạt được 400.515 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 73.825 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 22,6% so năm 2007. Doanh số thu nợ tăng là do:

+ Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân, THT tại Ngân hàng trong 3 năm 2006 – 2008 đều tăng như đã phân tích ở phần trên.

+ Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng cũng làm cho doanh số thu nợ tăng qua các năm.

+ Người vay muốn tạo mối quan hệ tốt với Ngân hàng, thêm vào đó Ngân hàng có chủ trương xếp loại khách hàng . Nếu khách hàng để nợ quá hạn tại Ngân hàng được xếp vào nhóm khách hàng khơng có uy tín trả nợ thì những lần vay sau khách hàng sẽ phải chịu sự thẩm định rất kỹ của Ngân hàng và có thể khơng vay được số tiền như mong muốn nếu khách hàng bị xếp vào loại C. Đối với những khách hàng thường xuyên để nợ quá hạn tại Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ tạm ngừng hoạt động tín dụng. Nhận thức được vấn đề này nên hộ gia đình, cá nhân đã cố gắng trả nợ đúng hạn duy trì mối quan hệ tốt với Ngân hàng để có thể vay vốn, chính vì vậy doanh số thu nợ tăng là điều hợp lý.

+ Trong những năm qua Ngân hàng tăng cường công tác thu hồi nợ, hạn chế gia hạn nợ. Ngân hàng luôn quan tâm đến việc thu nợ đến hạn của khách hàng là hộ gia đình, cá nhân vì đây là đối tượng chính có nợ q hạn cao tại Ngân hàng. Cán bộ tín dụng ln làm tốt nhiệm vụ của mình từ khâu tiếp xúc khách hàng có nhu cầu vay vốn, thẩm định lại nhu cầu vay vốn của khách hàng xem có đúng với những gì đã trình bày trong đơn xin vay vốn hay không bằng việc trực tiếp xuống từng hộ để kiểm tra. Sau khi phát tiền vay cán bộ tín dụng vẫn tiếp tục kiểm tra khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng không. Nếu sử dụng sai mục đích thì Ngân hàng thu hồi nợ trước thời hạn đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Do thực hiện tốt công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đã góp phần làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng trong 3 năm qua đều tăng.

Ta thấy doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân qua 3 năm tăng nhưng tỷ trọng doanh số thu nợ lại có sự tăng giảm khơng ổn định. Cụ thể, năm 2006 là 87,7%, năm 2007 là 89,7%, năm 2008 là 88,4%. Điều này là hợp lý vì doanh số cho vay ngắn hạn đối tượng này tăng giảm không ổn định qua 3 năm 2006 – 2008.

 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng. Năm

thu nợ là 52.521 triệu đồng tăng 14.847 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 39,4% so năm 2007. Ta thấy tốc độ tăng 2008/2007 cao hơn 2007/2006 cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Nguyên nhân là do năm 2008 đối tượng khách hàng này có nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng nên doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên vì vậy doanh số thu nợ cũng tăng là điều tất yếu. Bên cạnh đó trong những năm qua khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhận được nhiều sự quan tâm ưu đãi của chính quyền địa phương theo chủ trương phát triển kinh tế của huyện do đó các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi hơn có lợi nhuận trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng coi trọng việc kết hợp dịch vụ thanh toán với hoạt động tín dụng, giữ quan hệ tốt với khách hàng có mức dư nợ thường xuyên, uy tín trong việc trả nợ và sẵn sàng thu nợ trước hạn nếu thấy món tiền vay có vấn đề…Chính vì những lý do trên nên đã làm cho doanh số thu nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHNo & PTNT Châu Phú qua 3 năm 2006- 2008 tăng lên.

 Hợp tác xã: Việc thu hồi nợ của đối tượng này rất khả thi, Ngân hàng cho vay

ít và năm 2008 đã thu hết nợ.

Tất cả những kết quả trên đã phản ánh sự tín nhiệm, uy tín và sự tin cậy của các khách hàng khi ký hợp đồng với Ngân hàng ngày càng cao.

223.770 31.148 0 326.690 37.674 0 400.515 52.521 0 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm

HGĐ, cá nhân , THT DN ngoài quốc doanh Hợp tác xã

HÌNH 8: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU PHÚ QUA 3 NĂM 2006 - 2008

4.3.2.2. Phân tích tình hình thu nợ ngắn hạn qua 3 năm 2006 – 2008 theo ngành

nghề.

Ngân hàng thực chất cũng giống như các doanh nghiệp khác, chỉ khác sản phẩm tạo ra là dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Do đó, cơng việc thu nợ được xem là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, là nguồn tái đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thơng. Rõ ràng Ngân hàng có doanh số cho vay cao chưa hẳn là tốt mà đòi hỏi phải đảm bảo thu hồi đủ nợ đã cho vay.

Hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng có thể thấy rõ hơn, cụ thể hơn ở doanh số thu nợ của các ngành kinh tế qua các năm 2006 - 2008.

BẢNG 8: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối(%) DS thu nợ 254.918 364.364 453.036 109.446 42,9 88.672 24,3 Nông nghiệp 54.930 69.000 63.378 14.070 25,6 -5.622 -8,1 Ngành thủy sản 110.939 151.844 176.790 40.905 36,9 24.946 16,4 Ngành TTCN 15.050 18.903 36.147 3.853 25,6 17.244 91,2 Ngành TN-DV 49.496 82.414 146.766 32.918 66,5 64.352 78,1 Ngành khác 24.503 42.203 29.955 17.700 72,2 -12.248 -29

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Châu Phú)

Hiệu quả tín dụng khơng chỉ thể hiện ở mặt thu nợ các thành phần kinh tế mà ta phải xem xét thêm về mặt thu nợ các ngành kinh tế để thấy được rằng thật sự là kinh tế của huyện đã khởi sắc, thật sự là hoạt động sử dụng vốn cho vay ngắn hạn của Ngân hàng có hiệu quả.

 Ngành nơng nghiệp: Qua bảng phân tích ta thấy doanh số thu nợ ngành nơng

nghiệp có sự tăng giảm khơng ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2007 doanh số thu nợ ngành này đạt 69.000 triệu đồng tăng 14.070 triệu đồng ( tăng 25,6% ) so với cùng kỳ

năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ chỉ đạt 63.378 triệu đồng giảm về số tuyệt đối là 5.622 triệu đồng hay giảm về số tương đối là 8,1% so năm 2007. Nguyên nhân có sự tăng giảm này là do:

+ Giai đoạn 2006 – 2007: doanh số cho vay ngành này tăng nên doanh số thu nợ cũng tăng lên là tất yếu. Bên cạnh đó kinh tế huyện trong giai đoạn này đang trên đà phát triển, người dân dư dã hơn, trồng trọt và chăn nuôi thuận lợi nên thu được lợi nhuận vì vậy trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Cịn về phía Ngân hàng thì với chính sách thu nợ xuống từng xã, từng ấp, từng hộ gia đình cũng như việc thu hồi nợ tồn đọng mà doanh số thu nợ ngắn hạn trong giai đoạn này tăng lên.

+ Giai đoạn 2007 – 2008: doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm. Nguyên nhân là do trong năm 2008 tình hình kinh tế trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, thách thức do lạm phát, giá cả tăng cao và xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, giá nhân cơng, …cũng tăng theo, dịch bệnh trên lúa phát triển mạnh, nhất là rầy nâu, giá lúa, giá cá sụt giảm trong thời gian dài, đặc biệt là vụ hè thu nông dân không tiêu thụ được lúa làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, làm ăn thua lỗ nên khơng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Ngồi ra, trước tình hình khó khăn như vậy nên Ngân hàng tiến hành gia hạn nợ cho nhiều hộ nông dân. Do đó doanh số thu nợ giảm là điều hợp lý.

 Ngành thủy sản: Doanh số thu nợ ngành thủy sản rất khả quan cụ thể là doanh

số này đều tăng qua 3 năm. Năm 2007 doanh số thu nợ ngành này đạt 151.844 triệu đồng tăng 40.905 triệu đồng (36,9%) so cùng kỳ năm 2006. Năm 2008 doanh số thu nợ ngành thủy sản đạt 176.790 triệu đồng tăng 24.946 triệu đồng (tăng 16,4%) so năm 2007. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ ngành này tăng là do trong những năm 2006 - 2008, người dân ở huyện quan tâm đẩy mạnh việc nuôi cá, lấy đất ruộng đào hầm nuôi cá, nuôi tôm; tận dụng diện tích mặt nước ở ven sơng để ni cá bè,…Nhờ đến sự phát triển của nền kinh tế, mở cửa kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới, phát triển khoa học, kỹ thuật, giao thông thuận lợi… một phần nào làm cho hiệu quả của việc chăn ni thủy sản được nâng cao. Từ đó người dân có tiền để trả nợ cho Ngân hàng đó cũng là nguyên nhân đưa đến doanh số thu nợ tăng qua các năm.

 Ngành tiểu thủ công nghiệp: Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì

doanh số thu nợ cũng tăng lên qua các năm. Điều này nói lên ngành cơng nghiệp của huyện đang phát triển rất tốt làm cho bộ mặt kinh tế của huyện được khởi sắc. Cụ thể, năm 2007 doanh số thu nợ ngành TTCN đạt 18.903 triệu đồng tăng 3.853 triệu đồng với tốc độ tăng 25,6% so 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ ngành này đạt 36.147 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 17.244 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 91,2% so năm 2007. Đạt được kết quả trên là nhờ vào chính sách của Ngân hàng như: Ngân hàng gắn trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng với kết quả thẩm định, thường xuyên thăm hỏi, trao đổi công việc kinh doanh với khách hàng hay thậm chí xuống tận cơ sở để thu nợ khách hàng…nên Ngân hàng đã không ngừng nâng cao thu nợ đối với ngành này. Bên cạnh đó, các ngành dệt chiếu, đan lát, làm cân… có sự hỗ trợ tích cực từ phía cơ quan địa phương cũng như Ngân hàng nên phát triển ổn định, là những khách hàng có tình hình trả nợ khá tốt cho Ngân hàng.

 Ngành thương nghiệp – dịch vụ: Doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng. Năm

2007 doanh số thu nợ ngành thương nghiệp - dịch vụ đạt 82.414 triệu đồng tăng 32.918 triệu đồng (66,5%) so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2008 doanh số thu nợ ngành này đạt được 146.766 triệu đồng tăng 64.352 triệu đồng với tốc độ tăng 78,1% so 2007. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây Ngân hàng chú trọng đến cho vay đối tượng là doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể nên doanh số cho vay đối tượng này tăng. Doanh số cho vay tăng đưa đến doanh số thu nợ cũng tăng. Hơn nữa trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện làm ăn có kết quả khả quan. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh quyết tâm khơng để nợ q hạn, giữ gìn uy tín để có mối quan hệ vay vốn lâu dài với Ngân hàng.

 Ngành khác: Nhìn chung doanh số thu nợ ngành khác biến động qua các năm.

Năm 2007 doanh số thu nợ ngành khác đạt 42.203 triệu đồng tăng 17.700 triệu đồng (72,2%) so 2006, năm 2008 doanh số thu nợ đạt 29.955 triệu đồng giảm 12.248 triệu đồng với tốc độ giảm 29% so 2007. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn ngành khác trong 3 năm qua có sự biến động nên doanh số thu nợ cũng tăng giảm khơng ổn định. Như đã phân tích ở phần trên thì trong những năm gần đây Ngân hàng chú trọng cho vay ngành nông nghiệp, thủy sản, thương nghiệp – dịch vụ hạn chế cho

vay ngành khác nên năm 2008 vừa qua doanh số cho vay ngành khác giảm xuống và tất nhiên doanh số thu nợ cũng giảm xuống là điều hợp lý.

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm

Nông nghiệp Ngành thủy sản Ngành TTCN Ngành TN-DV Ngành khác

HÌNH 9: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU PHÚ QUA 3 NĂM 2006 - 2008

Tóm lại: Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn các ngành nghề đạt doanh số thu

nợ khá tốt, tăng dần qua các năm, chỉ có ngành nơng nghiệp là có sự sụt giảm nhưng khơng đáng lo ngại vì đây chỉ là tạm thời và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Đây cũng là tín hiệu khá tốt trong cơng tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng. Điều này chứng tỏ người dân vay tiền của Ngân hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu phú (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)