Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu phú (Trang 72 - 78)

4.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT huyện Châu Phú qua

4.3.4 Phân tích nợ xấu

Trong dư nợ bao gồm 2 phần: dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn. Trong nợ quá hạn có nợ xấu thuộc nhóm 3,4,5 là một yếu tố mà bất cứ Ngân hàng nào cũng phải quan tâm, vì khi phát sinh nợ xấu chứng tỏ khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm sút. Nếu nợ xấu quá lớn thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng sẽ bị đánh giá là kém hiệu quả và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Nếu các chỉ số doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều biến đổi theo chiều hướng tốt nhưng dư nợ xấu qua các năm lại chuyển biến theo chiều hướng ngược lại thì hoạt động tín dụng tại Ngân hàng vẫn chưa đạt chất lượng cao.

Tình hình nợ xấu của NHNo & PTNT huyện Châu Phú qua 3 năm 2006 – 2008 cụ thể như sau:

4.3.4.1. Phân tích nợ xấu qua 3 năm 2006 – 2008 theo thành phần kinh tế.

BẢNG 11: NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nợ xấu 4.244 1.074 3.881 -3.170 -74,7 2.807 261,4 Hộ gia đình, cá nhân, THT 4.001 774 3.881 -3.227 -80,7 3.107 401,4 Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 243 300 0 57 23,5 -300 -100

Hợp tác xã 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Châu Phú)

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu tại NHNo & PTNT huyện Châu Phú có sự biến động không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2007 nợ xấu là 1.074 triệu đồng giảm 3.170 triệu đồng với tốc độ giảm 74,7% so cùng kỳ năm 2006. Năm 2008 nợ xấu là 3.881 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 2.807 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 261,4% so 2007. Nợ xấu chủ yếu xuất hiện ở thành phần kinh tế, cá nhân cịn HTX thì khơng xuất hiện nợ xấu. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nợ xấu vào 2006, 2007 nhưng rất ít và đến năm 2008 thì khơng cịn nợ xấu đối với thành phần kinh tế này là do Ngân hàng đầu tư, cho vay có chọn lọc, chủ yếu là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có uy tín trả nợ, thời hạn cho vay ngắn. Ngân hàng thường áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với thành phần kinh tế này. Nợ xấu hộ gia đình, cá nhân, THT năm 2008 tăng cao là do:

+ Hộ nơng dân gặp khó khăn trong tiêu thụ, giá đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, nhân cơng… tăng; thêm vào đó dịch bệnh như rầy nâu, xoắn lá trên lúa và giá lúa sụt giảm trong năm vừa qua,… dẫn đến nơng dân làm ăn thua lỗ khơng có khả năng trả nợ Ngân hàng.

+ Cơng tác theo dõi nợ đến hạn của CBTD không kịp thời. CBTD chưa nắm bắt được khả năng trả nợ của hộ vay, xử lý nợ chưa liên tục, chưa bám sát món vay bị quá hạn.

+ Một số hộ vay chưa chủ động được nguồn tiền trả nợ, kinh doanh thua lỗ, kinh tế gia đình gặp khó khăn tạm thời, chưa có nguồn tiền trả nợ Ngân hàng nên các hộ vay để nợ quá hạn tạm thời.

+ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

+ Một số khách hàng không lo làm ăn. Đối tượng này khơng có tâm lý chủ động trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn mà trong chờ vào sự gia hạn nợ, điều chỉnh nợ,… 4.001 243 0 774 300 0 3.881 0 0 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm

HGĐ, cá nhân, THT DN ngồi quốc doanh Hợp tác xã

HÌNH 12: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU PHÚ QUA 3 NĂM 2006 - 2008

Nói rõ hơn về sự tạo thành nợ xấu cũng như lý do tạo nên nợ xấu. Ta hãy xem xét nợ xấu phân theo các ngành kinh tế.

4.3.4.2. Phân tích nợ xấu qua 3 năm 2006 – 2008 theo ngành nghề.

Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tồn tại song song với nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn không đạt hiệu quả, cụ thể:

BẢNG 12: NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nợ xấu 4.244 1.074 3.881 -3.170 -74,7 2.807 261,4 Nông nghiệp 271 264 515 -7 -2,6 251 95,1 Ngành thủy sản 2.905 435 3.036 -2.470 -85 2.601 598 Ngành TTCN 709 120 90 -589 -83,1 -30 -25 Ngành TN-DV 334 198 240 -136 -40,7 42 21,2 Ngành khác 24 57 0 33 137,5 -57 -100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Châu Phú)

Ngành nơng nghiệp: Nợ xấu qua 3 năm có sự tăng giảm khơng ổn định. Cụ

thể, năm 2007 nợ xấu ngành này là 264 triệu đồng giảm 7 triệu đồng với tốc độ giảm là 2,6% so cùng kỳ năm 2006. Đến năm 2008 dư nợ xấu ngành nông nghiệp là 515 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 251 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 95,1% so năm 2007. Tỷ lệ dư nợ xấu năm 2008 tăng cao là do:

Năm 2008 trên địa bàn huyện xuất hiện bệnh vàng lùn, xoắn lá, rầy nâu ở lúa gây thiệt hại nặng nề đến mùa vụ của bà con. Vụ lúa năm 2008 bà con nông dân huyện nhà bị mất mùa nghiêm trọng. Hơn nữa vào thời điểm này lúa bị rớt giá nên một số hộ chờ giá tăng nên tạm thời để nợ quá hạn tại Ngân hàng.

Quá trình sản xuất kinh doanh của bà con hầu như là tự phát, đầu ra của sản phảm còn bấp bênh, giá cả khơng ổn định. Vì vậy, khi bà con nơng dân trúng mùa thì lại rơi vào tình trạng bị ép giá. Hộ nơng dân khơng có điều kiện để tồn trữ chờ khi giá tăng cũng như tự tìm cho mình đầu ra tiêu thụ sản phẩm với giá hợp lý nên đành bán sản phẩm của mình vơi giá rẻ. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến nợ xấu tại Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008 có xu hướng tăng lên.

Hiện tại phịng tín dụng cịn thiếu nhân sự. Cơng việc của cán bộ tín dụng trở nên q tải, có trường hợp một cán bộ phụ trách hai địa bàn. Lượng khách hàng chủ yếu là hộ nông dân giao dịch đông nên việc quản lý nợ trên địa bàn vẫn chưa chặt chẽ.

 Ngành thủy sản: Nhìn chung nợ xấu đối với ngành này biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2007 dư nợ xấu ngành thủy sản là 435 triệu đồng giảm 2.470 triệu đồng với tốc độ giảm 85% so cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân nợ xấu năm 2006 tăng cao là do năm này chịu ảnh hưởng bởi vụ kiện “ phá giá cá da trơn”, tiếp đó là vụ kiện “phá giá tơm” đối với Việt Nam đã có tác động rất lớn đối với việc xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường của Mỹ gặp nhiều trở ngại. Châu Phú cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ và kéo theo là sự phá sản hàng loạt của các chủ hộ ni trồng thủy sản, từ đó dẫn đến người dân khơng có đủ tiền để trả nợ cho Ngân hàng và nợ xấu của ngành này khá cao. Nhưng đến năm 2007 có lạc quan hơn vì nợ xấu giảm thấp hơn năm 2006 do công tác thu hồi nợ tích cực của cán bộ tín dụng Ngân hàng, ngoài ra bà con khắc phục được hậu quả, kinh doanh có lợi nhuận do ngành thủy sản huyện dần dần được khôi phục và phát triển. Đến năm 2008 dư nợ xấu ngành thủy sản là 3.036 triệu đồng tăng về số tuyệt đối là 2.601 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 598% so 2007. Nguyên nhân làm cho dư nợ xấu ngắn hạn ngành này tăng cao là do năm 2008 tình hình kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn, lạm phát, tăng giá đến chóng mặt nên ảnh hưởng đến nền kinh tế huyện và đặc biệt là ngành thủy sản vì ni cá để xuất khẩu, xuất khẩu không được kéo theo giá cả giảm mạnh làm cho các chủ nuôi thủy sản bị lổ quá nhiều, đó cũng là lý do nợ xấu của ngành này tăng cao trong năm vừa qua.

 Ngành tiểu thủ công nghiệp: Đạt kết quả khá khả quan do nợ xấu đã giảm dần

qua 3 năm. Cụ thể, năm 2007 nợ xấu là 120 triệu đồng giảm 589 triệu đồng (giảm 83,1%) so năm 2006. Năm 2008 nợ xấu là 90 triệu đồng giảm 30 triệu đồng (giảm 25%) so năm 2007. Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng cho vay đối tượng này có chọn lọc, thẩm định kỹ các hồ sơ vay vốn của khách hàng, bên cạnh đó khách hàng đã sử dụng đồng vốn vay của Ngân hàng đúng với mục đích vay vốn nên đã làm cho nợ xấu ngắn hạn ngành TTCN giảm dần qua các năm.

Ngành thương nghiệp – dịch vụ: Nhìn chung nợ xấu ngành TN – DV qua 3 năm có sự tăng giảm khơng ổn định và vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nợ xấu

ngắn hạn tại Ngân hàng ( năm 2006 là 7,9%, năm 2007 là 18,4%, năm 2008 là 6,2% ). Mặc dù trong 3 năm qua, hầu hết khách hàng đều có uy tín trong việc trả nợ, tuy nhiên nợ xấu ngành thương nghiệp – dịch vụ vẫn phát sinh. Nguyên nhân là do hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn do còn thiếu kinh nghiệm trong ngành dẫn đến làm ăn khơng có hiệu quả phải tạm thời để nợ quá hạn tại Ngân hàng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng hóa nhưng trong thời gian qua giá cả biến động nên hàng hóa tồn kho nhiều không tiêu thụ kịp điều này tạm thời cũng làm phát sinh nợ xấu tại Ngân hàng.

 Ngành khác: Nợ xấu ngành khác năm 2007 là 57 triệu đồng tăng 33 triệu đồng

(137,5% ) so 2006 nhưng đến năm 2008 ngành khác khơng có nợ xấu là do trong những năm gần đây Ngân hàng chú trọng cho vay ngành nông nghiệp, thương nghiệp – dịch vụ nên doanh số cho vay ngắn hạn ngành khác giảm dần, cùng với cơng tác tích cực thu hồi nợ ngành khác của cán bộ tín dụng nên năm vừa qua đã thu hết nợ là tất yếu. 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm

Nông nghiệp Ngành thủy sản Ngành TTCN

Ngành TN-DV Ngành khác

HÌNH 13: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO NGÀNH

4.4. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU PHÚ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu phú (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)