Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch vietravel chi nhánh huế (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình trên thếgiới.

Ngày nay, trên phạm vi tồn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước

Tuy nhiên, vào cuối năm 2019 đến nay đã xuất hiện dịch bệnh toàn cầu mang tên Covid-19. Covid-19 hoành hành gây ra tác động tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu và được ví như một cuộc Đại Suy Thối lần 2. Ngành du lịch cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng này. Kể từ kỳ nghỉ mùa xuân đến kỳ nghỉ hè, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn hàng loạt các kế hoạch du lịch, kỳ nghỉ dưỡng, hoạt động đi lại do Chính phủ các nước đều ban hành quy định về hạn chế các chuyến bay nội địa lẫn nước ngồi đến khóa cửa biên giới, giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong những giai đoạn thường được xem là cao điểm của ngành du lịch. Điều này khiến các hãng hàng không lẫn khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, địa điểm du lịch mất hàng tỷ USD và hàng triệu người trong ngành dịch vụ du lịch mất việc làm. Theo thống kê từ Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) tính đến ngày 20/04/2020 vừa qua, có đến 97 điểm đến du lịch (khoảng 45% trên tổng số các địa điểm du lịch trên tồn cầu) đã thực hiện biện pháp đóng cửa tồn bộ hoặc một phần biên giới, khoảng 65 quốc gia và vùng lãnh thổ (khoảng 30%) đưa ra các biện pháp hạn chế hoặc cấm các chuyến bay hàng không bay nội địa hoặc nước ngoài, khoảng 39 quốc gia (chiếm 18%) đóng cửa biên giới đối với một số nhóm khách du lịch đến từ các nơi có diễn biến dịch Covid-19 chuyển biến xấu và khoảng 7% các khu vực còn lại thực hiện một số biện pháp phòng dịch khác như yêu cầu cách ly 14 ngày đối với khách du lịch hoặc người di chuyển từ nước khác. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã kiểm sốt tốt được dịch bệnh, điển hình là các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc..., nhiều lệnh cấm đãđược gỡ bỏ hoặc nới lỏng, tuy nhiên điều này vẫn chưa thể giúp ngành du lịch toàn cầu phục hồi nhanh trong nửa đầu năm 2020 này.

Số lượng chuyến bay thương mại giảm đột ngột theo chiều hướng xấu. Theo Flightradar24 (một website theo dõi các chuyến bay toàn cầu), số lượng chuyến bay thương mại trung bình mỗi ngày giảm từ 100.000 chuyến bay trong tháng 1 và tháng 2 năm nay đến chỉ còn khoảng 78.500 chuyến bay trong tháng 3 và 29.400 chuyến bay trong tháng 4. Việc hãng hàng không quốc gia Thái Lan, Thai Airways, nộp đơn phá sản vào ngày 26/5 chính là một trong những minh chứng thực tế phản ánh cuộc khủng hoảng hàng khơng thế giới nói chung và Thái Lan nói riêng.

SVTT: Phan Thị Kim Anh 25

1.2.2. Tình hình tại Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.

Theo Bộ Văn hoá thể thao và du lịch, cho biết năm 2019 du lịch Việt Nam ước đón 18 triệu khách quốc tế (tăng 16%), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng 6%), tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng (tăng trên 16% so với năm 2018).

Tuy nhiên, từ khi đại dịch covid-19 bùng phát vào cuối tháng năm 2019 đãảnh hưởng khá nặng nề đến ngành du lịchViệt Nam khiến hàng nghìn người mất việc làm.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam giảm rất mạnh, từ khoảng 1,9 triệu lượt vào tháng 1/2020 xuống chỉ còn hơn 400.000 lượt vào tháng 3/2020. Cũng do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong nước cũng như trên thế giới và do thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 18/3/2020, nên lượng du khách đến nước ta liên tục giảm.

Bên cạnh đócũng có những dấu hiệu tích cực:Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), hiện Việt Nam đang có nhiều lợi thế khi là một quốc gia kiểm sốt thành cơng dịch Covid-19 sớm nhất, được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Đây là một lợi thếcần tranh thủ hiệu ứng truyền thơng để nâng cao hìnhảnh du lịch Việt Nam an tồn, hấp dẫn. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh du lịch nội địa và mở cửa du lịch quốc tế khi đảm bảo điều kiện cho phép. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã khởi xướng kế hoạch "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” để kích cầu du lịch nội địa. Theo đó, nhiều hoạt động đãđược triển khai, nhiều địa phương chủ động kích cầu, thu hút du khách như Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Lào Cai...

1.2.3. Tình hình tại Huế.

Năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến Huế đạt 4,8 triệu lượt, tăng gần 11% so năm trước, khách lưu trú đạt 2,2 triệu lượt, tăng 5,1%. Doanh thu ngành dịch vụ du lịch đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 9,6%. Doanh thu xã hội từ du lịch đạt 12.250 tỷ đồng.

Thị trường khách quốc tế duy trìổn định, nhiều nhất vẫn là du khách đến từ Tây Âu, Bắc Mỹ, tiếp đó là khách Hàn Quốc, Thái Lan…

Ngồi ra, chính quyền các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư cũng chung tay góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của tỉnh. Nhiều sự kiện, lễ hội được tổ chức dày đặc, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo ra những tuần, tháng văn hóa, lễ hội phục vụ du lịch như Festival Nghề truyền thống Huế 2019, Lăng Cô- Vịnh đẹp thế giới, Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam- Lào, miền Trung và Tây Nguyên, Lễ Phật Đản, lễ hội Diều...

SVTT: Phan Thị Kim Anh 26 Bên cạnh những kết quả đạt được, Du lịch Thừa Thiên Huế cũng còn nhiều hạn chế, như: cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại một số điểm du lịch vẫn còn thiếu; vẫn còn hiện tượng ép giá, ăn xin, cò mồi diễn ra ở một số khu, điểm du lịch; quy mơ các doanh nghiệp du lịch cịn nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành dẫn đến năng lực khai thác bị hạn chế; công tác bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu do thiếu chuyên gia giỏi trong quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và cả trong phục vụ nghề.

Tuy nhiên, sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, đương đầu nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19,số liệu khảo sát từ 472 cơ sở lưu trú cho thấy có 89% tổng số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid là 6.228 người, cụ thể có 2.469 lao động bị giảm lương, giảm công làm; 669 lao động nghỉ khơng lương có hỗ trợ; cho thơi việc 936 người (chiếm16%); nghỉ không lương không hỗ trợ là 1.298 người (12,6%). Điều này đãảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động trong các cơ sở lưu trú.

Tổng lượt khách quốc tế 4 tháng đầu năm 2020 mà các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn trực tiếp khai thác giảm 56,4%. Lượng khách nội địa 4 tháng đầu 2020 giảm đến 93,2% so với cùng kỳ.

Trước tình thế khó khăn của ngành du lịch, đặc biệt là với các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện các gói kích cầu nhằm vực dậy ngành du lịch, trong đó đặc biệt là miễn phí 100% vé vào di tích từ ngày 30/4 -7/5, đã thu hút trên 22 nghìn lượt khách đến Huế.

CHƯƠNG 2:CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬDỤNG DỊCH VỤDU LỊCH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY VIETRAVEL.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch vietravel chi nhánh huế (Trang 33 - 35)